• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 16/06/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Chữ xuân trong văn cổ

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 26/3/2021
bigger smaller Báo lỗi

Những nhà bác-học chuyên khảo về khoa ngôn ngữ thường lấy tiếng nói của dân tộc để xem xét cái trình-độ văn-hoá.

Theo các nhà bác-học ấy, dân nào mà chỉ có những tiếng đặt ra để gọi người, gọi những đồ ăn thức đựng (tức là hình-nhi-hạ, chữ mới gọi là cụ-thể danh-từ), nghĩa là không có tiếng nói về phần vô-hình, về những lý-tưởng cao, như nhân nghĩa, bác-ái v.v (tức là hình-nhi-thượng, chữ mới gọi là trừu-tượng, thì dân ấy chưa được văn-minh, mới bán-khai hoặc còn dã-man…

Xem như “Tập vấn-đề ngữ-học” (Question-naire linguistique) của trường Bác-cổ xuất-bản năm 1938, về mục thời-tiết, chỉ thấy hỏi tên “mùa mưa” và “mùa nắng ráo”, không hỏi chi đến tên bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông. Tiếng ta cũng không có tên bốn mùa, toàn thị mượn chữ nho (1). Cả đến tên mùa “hè” cũng do là chữ nho là chữ “hạ”, nói trạnh ra, để tiện đặt những câu tục-ngữ như câu “đông the, hè đụp”, “mùa hè đóng bè làm phúc”, v.v.

Về mùa xuân, thì văn bình-dân còn lưu-truyền những câu như sau này :

Một năm dễ có mấy xuân,

Một ngày dễ mấy giờ dần hỡi ai (2)?

Một năm một tuổi như đuổi xuân đi.

Ad

Cái già sồng-sộc nó thì theo sau.

Vì sương cho núi bạc đầu,

Vì đâu mưa nắng cho rầu-rĩ hoa (3)

Vườn xuân hoa nở đầy giàn (4)

Ngăn con ong lại, kẻo tàn nhị hoa.

Mùa xuân lác đác vườn đào,

Công anh đắp đất, ngăn rào giồng hoa.

Ai làm gió táp mưa sa,

Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn ?

Ad

Trăm hoa đua nở mưa xuân,

Cớ sao cúc lại muộn tuần tiết thu ?

Vì hoa tham lấy sắc vàng,

Cho nên hoa phải muộn màng tiết thu…

Ad

Còn nhiều câu nữa (5), nhưng không có câu nào biết rõ “thế-hệ”. Chỉ có vài bài thơ Đường-luật  tên tác-giả hay đề niên-hiệu rõ-ràng như hai bào sau này, soạn vào khoảng đời Lê Hồng-Đức, năm 1470-1497 :

Xuân

Mờ-mịt khi giời đất đổi vần,

Ba tháng đông, lại ba tháng xuân,

Sinh-thành mọi vật đều tươi-tốt,

Đầm-ấm nào ngày chẳng đượm nhuần.

Tượng mở thái-hoà Nghiêu phủ-trị,

Ơn nhiều chân-thái Hán tuy-dân,

Đài xuân bốn bể đều vầy họp,

Tuổi tám nghìn tôi chúc thánh-quân.

Tự thuở đông-hoàng chịu lấy quyền,

Thiều-quang làm cảnh sáng xuân-thiên.

Đường hoa chấp-chới tin ong dạo,

Dặm liễu thung-thăng sứ bướm bướm truyền,

Ả Ngụy nàng Diêu  đẹp-đẽ,

Người thơ khách rượu đón mời khuyên.

Nam-nhi gặp thuở công khi ấy,

Ruổi ngựa Trường-an mới phỉ nguyền.

(Theo quyển Hồng đức quốc-âm thi-tập, sách viết bằng chữ nôm của trường Bác-cổ, số AB 292, tờ 2a-b)

Nam-phong, số 29, ra tháng Novembre 1919, đã đăng hai bài trên ấy, nhưng có vài câu khác với bản nôm của Bác-cổ, cho nên chúng tôi tưởng nên sao cho đúng (6)

Những bài thơ sau này thì chưa ai in ra quốc-ngữ :

Lập xuân

Hoá-công vần-truyền nhiễm thay là,

Xuân lại trùng xuân đượm khí hoà.

Đề-thất tro vừa bay trúc-quản,

Phong-đình tụng đã ngợi tiêu-hoa.

Vang lừng chín bệ dâng nhời chúc,

Đầm-ấm muôn phương nức tiếng ca.

Xuân đức nay mừng nhuần chốn chốn

Kính dâng dưới gối chữ tam đa

Thưởng xuân (7)

Đầu bính sang dần tiết mới phân,

Giời xuân thong thả ngự đền xuân.

Thú gồm nhân-tri đã nên thú,

Tiệc ngọc vầy-vui ánh thuỵ-vân.

Hạ Thánh từ tân xuân

Năm đã dần lên, tháng lai dần,

Đài xuân mừng thấy nhẫn thêm xuân.

Hây-hây thức ngọc màn từ ánh,

Hây-hẩy hơi dương vẻ thuỵ nhuần.

Thêm rộng chữ nhân dày chữ đức,

Khôn-cung mừng thấy ưng đa phúc,

Lệnh-đức thêm mừng nhật nhật tân.

Vinh xuân hoà viện

Lan-quế thông-huyên họp một nhà,

Hây-hảy đều đặm khí xuân-hoà.

Ưng-dung mặc tiện đường di-tính,

Tiêu-sái dù vui tiệc thưởng hoa.

Tham tán công mầu thời nhất đức,

Sùng thanh phúc cả vẹn tam đa.

Nay mừng sớm thấy điềm gia-ứng,

“Lân-chỉ” “Chung-tư” lối trập ca.

Trích ở quyển Tâm-thanh tồn-duỵ thi-tập,  Trịnh-tĩnh-Vương soạn tức là Trịnh-Sâm, 1767-1782, sách viết bằng chữ nôm, số A B 376, quyển 1, tờ 1a, 7b, 11b, và quyển bốn, tờ 5a (8)

Xuân nhật tình quang

Mừng thấy tin xuân đã bước vào,

Mùi hương đã trải đọ oanh sao ?

Ba dương thịnh mở dôi trường cảnh,

Năm sắc diềm tình dãi cửu tiêu,

Tach-tạch trước thềm vang nhạc Thuấn,

Hây-hây tám cõi thoả giời Nghiêu.

Ngày xuân nay tiên đền xuân bước,

Xuân cả bốn mùa lọ tiết nào.

Ngự chế hạ xuân

Vận thái đua tươi chỉn bội phần

Thanh-huy mọi vẻ mọi thêm nhuần.

Gấm phong tám cõi lồng quang-nhật,

Sáng mở muôn phương dãi khánh-vân.

Đâu đấy rõ-ràng vầy Thuấn đức,

Trong ngoài hớn-hở thoả Nghiêu nhân.

Suy thời lênh ấy mà làm chính,

Đố bút Vương-Duy tả bức chân ?

(Trích ở quyển Quốc-âm thi, sách viết bằng chữ nôm của Trường Bác-Cổ, số A B 179, tờ 34a và 67b)

Đại-để những bài thơ cổ vịnh xuân đều theo một cái khuôn-mẫu như thế : “câu văn thì thực chín, nhưng không thấy nhẹ-nhàng bay-bổng như thơ cận-thời. Có lẽ mãi đến đầu thế kỷ thứ XIX mới nghe thấy giọng thánh-thót mưa xuân đập mé nhà” với “gió đông gọi khách nhớ đường xa” và trông thấy cảnh “hoa tươi như dáng hoa cười khách”, “xinh sắc muôn phần”, “hứng vui tuỳ chí”…

Ứng-hoè NGUYỄN VĂN TỐ

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

1) Tiếng Mán, tiếng Thổ cũng mượn chữ xuân của tiếng Tàu : Mán thì gọi là Tsuổn hay Tsổn,  gọi là Sên, Nùng cũng gọi là Sên (Sên-xlì là xuân-thời, khay sên là khai xuân), Hoc-lo gọi là Xuổn (Xuổn-phủn là xuân-phân), v.v

2) Chúng tôi chép hai câu ấy trong tập ca-dao cổ in ở Nam-phong, số 169, tháng Février 1932, trang 138 có người lại sao như thế này :

Một năm là mấy tháng xuân,

Một ngày là mấy giờ dần hỡi ai ?

Ai về nhắn liễu Chương-đài,

Có bán gạo chịu, đong hai ba tiền.

Có người chỉ đổi câu thứ hai :

Một năm là mấy tháng xuân ?

Ăn chơi cho thỏa phong-trần ai ơi.

3) So câu ấy với câu này :

Tám mươi ngả gậy ra ngồi,

Hỏi rằng xuân có tái hồi nữa thôi ?

Xuân rằng xuân chẳng tái hồi :

Bốn dài, hai ngắn mà lôi xuân vào

Câu này nữa :

Xuân hề xuân bất tái lai,

Thày rằng thày chẳng ăn khoai bây giờ !

4) Ca-dao cổ in trong Nam-phong viết là : “Vườn xuân hoa nở đầy giàn” ; gương phong tục của ông Đoàn-duy-Bình in trong Đông-dương tạp-chí (phần văn chương, năm 1916, trang 3654), thì chép là : “Vườn xuân hoa nở đầy giàn”.

5) Nói về cách ăn chơi, như câu :

Ai ơi, chơi lấy kẻo già,

Măng mọc có lứa, người ta có thì.

Chơi xuân kẻo hết xuân đi,

Cái già sồng-sộc nó thì theo sau.

Thói phong tình như ba câu này :

Tình-nhân ơi, hỡi tình-nhân,

Lại đây ta kể mưa xuân tháng hè.

Đêm qua mận mới hỏi đào :

Vườn xuân đã có ai vào hái hoa ?

Bông đào chênh chếch nở ra,

Dang tay muốn hái sợ nhà có cây,

Lạ lùng anh mới tới đây, 

Thấy hoa liền hái biết cây ai giồng…

-Cái cổ yếm em nó thõng thòng-thong,

Tay em đeo vòng như bắp chuối non.

Em khoe em đẹp em giòn,

Anh trông nhan-sắc, em còn kém xuân…

Lối bỡn cợt như câu :

Trên thì gián nhấm vứt đi,

Dưới thì chuột cắn, giữa…gì gì xuân

Xem bấy nhiêu câu, cũng đủ biết lối phong-dao của ta hay “chằng” câu này sang câu kia ; tiếng tây bảo thế là “truyền đi trao lại” (contamination, chính là truyền nhiễm, nhưng đây dùng nghĩa bóng). Câu “Cái già sồng-sộc nó thì theo sau” ăn đi hai ba chăng. Câu “Một năm là mấy tháng xuân” chẳng sang câu “Ai về nhắn liễu chương-đài” : có lẽ đây là nhớ câu chuyện Kiều “Khi về hỏi liễu chương-đài, cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”.

6) Hồng đức quốc-âm thi-tập của trường Bác-Cổ chép câu đầu có sáu chữ, chắc là chép thiếu, vì bản riêng của chúng tôi có đủ cả bảy chữ như thế này : “Mờ mịt khí trời đắp đổi vần”. Nam-phong Novembre 1919, trang 426 thì dịch là : “Một khí trời đắp đổi vần (sáu chữ). Thơ cổ bảy chữ hay chen hai câu hay bốn câu sáu chữ (chứ không phải một câu sáu chữ) nhưng chen mà thôi, nghĩa là len, lẩn vào giữa, chứ không bao giờ lối thất-ngôn lại bắt đầu ngay bằng một câu sáu chữ. Xem hai bài sau này lấy trong Hồng-đức quốc-âm thi-tập (tờ 1 a b) bài trên, thì câu sáu chữ ở ngay dòng thứ ba và thứ tư ; bên dưới thì ở từ dòng thứ ba đến dòng thứ sáu.

Nguyên Đán

Âm dương hai khí mặc xoay vần,

Nẻo quá thời đông đến tiết xuân.

Chân ngựa giong khi tuyết lạnh,

Hàng loan rắp thuở canh phân.

Chín trùng chăm-chắm ngôi hoàn-cực,

Năm phúc hây hây dưới thứ-dân.

Mây hợp đền nam chầu-chực sớm

Bên tai dường mảng tiếng thiều-quân.

Ba dương đã gặp thuở thời vần,

Bốn bề đều mừng một chúa xuân.

Nức ngai vàng hương mấy hộc,

Trang cửa phượng ngọc mười phân

Giời lồng-lộng hay lòng thanh,

Gió hây-hây khắp muôn dân.

Nhờ ấm nhàn khi hênh bóng nắng,

Ước dâng muôn tuổi chúc ngô-quân.

7) Nguyên-văn là “Phụng canh ngự-chế thưởng nghênh-xuân viện thi”

8) Quyển Tâm-thanh tồn-duỵ thi-tập của Trịnh-Sâm chưa ai in ra quốc-ngữ. Chúng tôi có đăng một vài bài trong tập Poésies inédites de lépoque des Lê in ở Bulletin la Société d’Ensergnement muluel du Tonkin quyển XIV, năm 1934, trang 31, v.v.

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin