• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 14/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Công dụng của chim bồ câu phi hành trong chiến sự

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 28/02/2021
bigger smaller Báo lỗi

Xưa Tô-Vũ nhà Hán sang xứ Hung-nô, bị chúa Hung-nô đày ra Bắc-hải. Một hôm, vua ngự  trong vườn thượng-lâm, bắt được con chim nhạn có dải lụa buộc thư vào chân, mở ra xem thì là bức thư của Tô-Vũ gửi về. Vua Hán bèn sai sứ sang Hung-nô tìm Tô-Vũ.

Như vậy đủ biết, tại Á-đông, từ thượng-cổ thời-đại, người ta đã biết dùng nhạn đưa thư, cho nên thường gọi là thư nhạn hay tin nhạn.

Nhưng không phải riêng người đông-phương mới biết dùng chim để thông tin, mà từ lâu người tây-phương đã nuôi được giống bồ-câu phi-hành để mang thư tín đi các nơi.

Trong Kinh-thánh có thuật chuyện Nó là ông tổ nhân-loại, đầu tiên dùng bồ-câu đưa thư.

Tướng La-mã là Antoine, cháu Césare, trong khi bị vây ở Alexan-drie, kinh thành Ai-cập, nhờ có bồ-câu mà có thể thông tin được với quân Đồng-minh ở ngoài trùng-vi.

Tới trung-cổ thời-đại, người tây-phương dùng bồ-câu trong việc giao dịch.

Vua Henri IV, trong khi Paris bị vây, vẫn giao-thông với ngoài bằng chim đàn chim bồ-câu phi-hành.

Năm 1809, trong khi vua Nã-phá-luân công-kích vào thành Abensberg nước Áo, hai bên đã từng dùng bồ-câu mang thông-điệp.

Ad

Hồi Pháp-Đức chiến-tranh năm 1870, tại đất Pháp có hàng triệu bồ-câu phi-hành đưa về Paris, nên trong khi kinh thành bị vây, bộ tư-lệnh vẫn giao-thông với ngoài được.

Năm 1914, ngọn lửa chiến tranh lan khắp Âu-châu, sau khi các chiến-tuyến đã dựng, Đồng-minh có nhiều đàn bồ-câu liên-lạc trên mặt trận.

Bất cứ ở trường hợp nào tuy mưa bom không ngớt, khói đan mịt-mù, chim bồ-câu cũng có thể giúp mang các công-điệp thay cho đường điện-thoại hay điện-tín bị dán đoạn, thay các dấu hiệu vì khói mù không trông rõ lại thay cho các lực-sĩ không thể xông-pha bom đạn để đem tin đi được. Công-dụng ấy là kết quả của một công-trình vĩ-đại.

Chim bồ-câu phi-hành như loài chim gáy hay chim bồ-câu ta nuôi trong nhà, nhưng mắt sáng lông mượt và nhiều, có vẻ điềm-tĩnh và nhanh-nhẹn. Chọn được giống tốt đã khó, lại còn phải nuôi cẩn-thận. Phải dạy tốn công, mới có kết-quả mỹ-mãn.

Đối với nó, phải dùng đồ-ăn tinh-khiết  hợp thời-tiết; phải săn-sóc sức khoẻ; phải tắm cho khỏi bọ; phải đề-phòng chuột, quạ, diều-hâu và bệnh dịch-tả.

Mà phải kiên-nhẫn như thế, có khi đến vài năm, mới tới đích !

Độ hai tháng, bồ câu non đã bắt đầu cất cánh tập bay. Người ta đem đi xa dần dần cách chỗ ở 1 rồi đến 2, 3, 4 cây số , thả cho bay về theo một con chim nhớn dẫn đường. Mỗi lần tập bay, lại cho chim nghỉ 24 giờ. Như vậy, chỉ trong vào tháng, chim đã bay được tới hàng trăm cây số.

Rồi sau, một năm, chim bay đã thạo, đã được xa. Chẳng những cho nó tập bay giữa ban ngày, trong khi đẹp trời cũng như trong khi gió, bão, mưa, lạnh, mà lại cần phải cho tập bay trong đêm tối nữa.

Đã luyện về đủ các phương-diện, bồ câu có thể bay xa và lâu được.

Dưới trời quang, mây tạnh, trên một con đường gần, chim bay nhanh tới 120 cây số một giờ. Nếu gặp thời-tiết thay-đổi, tốc-lực sẽ hạ xuống 90 cây số một giờ.

Một khi phải bay đi xa, chim chỉ qua được 75 cây số một giờ. Mà nếu gặp bão, rông, sương mù, hay mưa, hành-trình sẽ kém đi.

Lại tuỳ theo thời-tiết mà bồ câu bay cao hay thấp ; Khi trời quang-đãng, bay cao 200 đến 300 thước tây. Khi trời vẩn mây đen, mưa, bão, hay gió đông, bắc, chỉ bay cao được từ 110 đến 150 thước là cùng.

Ad

Khi qua những dải núi cao trùng-trùng điệp-điệp chim bồ-câu, theo thung lũng, thẳng đường bay, chứ không qua ngọn núi.

Chim bồ-câu rất tiện dụng trong việc thám-hiểm và thông tin. Một khi xảy nạn không hay cho các nhà thám-hiểm trên ngọn núi cao, các đoàn hộ-cứu bèn theo vết đi tìm. Nhưng trước khi đăng sơn, đã có đàn bồ-câu bay lên cao thám-hiểm.  Nếu xem ra có nhiều nỗi trở ngại, gian-lao, đoàn hộ-cứu thoái-bộ để khỏi phải hy sinh thêm một ít sinh-mệnh.

Hiện nay, việc dùng chim đưa thư rất phổ-cập trong thiên-hạ. Trong hàng-hải-giới cũng như trong giới hàng-không những người coi hải-đăng, các thuyền trài, vân vân, một khi gặp nạn bất kỳ, thường dùng chim đưa tin đến nơi căn-cứ để xin ứng cứu.

Tại miền biên-giới các nước, nhân-viên do-thám mật báo nha Thương-chính về những đoàn buôn lậu thuế hay báo các nhà chức-trách về việc chính-trị, thường dùng chim phi-hành vừa nhanh-chóng, vừa kín-đáo, lại không thể sai- xuyễn được.

Ad

Xưa, ở Đông-phương, người ta buộc thư vào chân chim bằng dải đỏ làm dấu-hiệu, sau lại cho thư vào hộp đeo ở cổ chim.

Hồi Pháp-Đức chiến-tranh 1870-1871, những công-điệp chụp vào những bản nhựa mỏng, rất nhỏ, quấn rồi cho vào một cái cuống lông, buộc vào đuôi chim, cho mang đi, khiến quân địch vô tình không khám phá ra được.

Ngày nay, người ta dùng ống sắt nhẹ đựng thư, rồi buộc vào chân chim. Có khi, công-điệp cho vào túi vải sơn, buộc dưới bụng chim bằng giây chun. Túi ấy rộng 6×10 phân tây, có thể đựng được, một tờ khổ giấy học-trò. Mỗi phân tây vuông viết được 1200 chữ.

Chim bồ-câu lại còn làm thợ ảnh đi chụp địa-điểm bên địch nữa. Đeo vào cổ, ngay trước ngực chim, một cái máy ảnh nhẹ độ 40 grammes, liệu tính thì-giờ tự bản-doanh tới đất địch, đặt bộ phận lấy ánh sáng cho đúng với hành-trình, rồi cho chim bay đi. Khi chim tới đích, máy ảnh ở trên cao 200 thước tây, tự động ! Thế là đã chụp được địa-thế của địch-quân một cách kín-đáo.

Phi-cơ không thể xuống dưới 1000 thước cao để chụp ảnh mà không cho địch-quân để ý nên chụp địa-thế địch-quân bằng phi-cơ không phải không gặp nhiều nguy-hiểm.

Thế mới biết: Trên mặt địa-cầu này, không một thứ gì là không dùng được!. Chính những cái mà ta coi là thường, là nhỏ-bé, lại có một công-dụng to, nhớn vô-cùng !

NHẬT NHAM

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin