Cuộc nổi dậy đòi tự do của người Cuba làm rung chuyển giới tinh hoa xã hội chủ nghĩa Cuba, Trung Quốc và Mỹ
Lại một lần nữa nhân dân Cuba đang nổi dậy chống lại nhà nước cộng sản lao tù do ông Fidel Castro thiết lập kể từ khi lên nắm quyền năm 1959.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra tại 30 thành phố và thị trấn, mà tâm điểm là thành phố Havana. Các báo cáo của Haphazard về các cuộc biểu tình, bắt bớ, và những cuộc đối đầu tràn ngập trên các phương tiện truyền thông ở Bắc Mỹ và Âu Châu. Các bản tin cho thấy rõ hàng ngàn người dân Cuba đang tràn xuống đường phố để yêu cầu thực phẩm, thuốc men và quyền tự do. Những người biểu tình cũng cáo buộc nhà cầm quyền này đã giải quyết đại dịch COVID-19 một cách hoàn toàn sai lầm.
Hơn thế nữa, một bộ phận lớn người dân Cuba giận dữ đang ủng hộ cho những người biểu tình cũng như ủng hộ những đòi hỏi cấp thiết của họ về nhu cầu sinh tồn thiết yếu và năng lực từ chính phủ.
Đa số dân chúng có ủng hộ việc thay đổi về kinh tế và chính trị không?
Theo như suy đoán của tôi là có, bởi phản ứng của chế độ Fidelista này đã bộc lộ ra là họ sợ quần chúng nhân dân. Tương tự phản ứng của Trung Cộng đối với sự kiện biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989, giới tinh hoa chủ nghĩa cộng sản Cuba nhận thức được rằng cho phép tự do đồng nghĩa với việc chấm dứt chế độ cộng sản cùng lối sống xa hoa của họ.
Còn nhớ, những người biểu tình tại Thiên An Môn đã dựng lên một bức tượng bằng giấy bồi (papier mache) cao 10 mét mà họ gọi là Nữ thần Dân Chủ. Vào ngày 04/06/1989, Trung Cộng đã phá bỏ bức tượng và sát hại hàng ngàn người biểu tình.
Những người cộng sản Cuba biết rằng việc đàn áp có thể hữu hiệu. Tuy nhiên, những tên du côn Cuba này hoàn toàn không thể mạnh mẽ giống như chiến hữu Trung Cộng của họ. Hoa Kỳ chỉ cách đó 90 dặm (gần 145km) mà thôi.
Hôm 12/07, chế độ độc tài Castro của thế kỷ 21 này, hiện do Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel lãnh đạo, đã chặn một số nền tảng truyền thông xã hội, kể cả Facebook và Instagram. Hôm 13/07, một nguồn tin cho biết nhà cầm quyền này đã ra lệnh ngắt một phần Internet.
Chế độ cộng sản này cho rằng các cuộc biểu tình và các đòi hỏi này đều là có tổ chức. Vậy ai là người tổ chức? Ngoại trưởng Cuba đã tuyên bố – mà không có bằng chứng nào – rằng Hoa Kỳ đã tài trợ cho các cuộc biểu tình này. Lối dựng chuyện gây chiến điển hình của cộng sản – đổ lỗi cho Hoa Kỳ. Trung Cộng cũng đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã kích động các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn và Hồng Kông.
Fidel Castro rất có sức hút. Những người theo chủ nghĩa cánh tả “cấp tiến” quốc tế – những trường hợp đáng buồn như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (Độc Lập–Vermont) và Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (Dân Chủ–New York), vẫn tôn kính ông Fidel và bào chữa cho chế độ chuyên chế tà ác này.
Bản thân ông Diaz-Canel có một số điểm trừ, thế nên chế độ độc tài của năm 2021 này đã sụt giảm sức hút nghiêm trọng mà không thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ. Ông ta không có khả năng lôi kéo khán giả quần chúng bằng “hy vọng” cùng những lời hùng biện không tưởng. Tuy nhiên, ông ta cũng nói dài nói dai như ông Fidel. BBC đưa tin rằng ông Canel đã nói trên truyền hình suốt bốn tiếng đồng hồ, gọi người biểu tình là “phần tử phản cách mạng”. Ông ta đã tuyên bố, “Khi mệnh lệnh chiến đấu được ban bố ra, những người cách mạng sẽ xuống đường.”
Lại thêm ngôn từ chiến đấu nữa: “Những người cách mạng” theo tuyên truyền của cộng sản còn được diễn giải là “những tên côn đồ có vũ trang được chính quyền cung cấp cả thực phẩm và giấy vệ sinh.” Ông Diaz-Canel đã ra lệnh cho lực lượng an ninh của ông ta tấn công vào những người biểu tình. Ông ta hy vọng đàn áp sẽ khởi tác dụng.
Có một lập luận được đưa ra là kể từ cuối những năm 1960, khi chế độ Castro của Cuba lộ rõ mình hiển nhiên là một vệ tinh của Liên Xô, thì một số lượng đáng kể người dân Cuba đã không ngừng nổi dậy.
Các vận động viên đào tẩu nhận được sự chú ý của giới truyền thông. Những kẻ nổi loạn đáng chú ý nhất đã và vẫn là những người đã lên thuyền bè và cố gắng chạy trốn đến những vùng khác ở Caribbean, ngoại trừ Chavista-Venezuela của thế kỷ 21. Người dân Cuba biết rằng nhà độc tài Nicolas Maduro còn chỉ huy một địa ngục trần gian cộng sản khác, mặc dù nó nổi lên nhờ vào thu nhập từ dầu mỏ và buôn lậu súng của Nga và Iran.
Các cuộc đào tẩu bằng “thuyền” quy mô lớn xảy ra vào những năm 1980 và 1994. Đó là cách thức của những cuộc nổi dậy lúc bấy giờ, với hàng ngàn người Cuba từ chối thiên đường của người lao động mà ông Castro đã tự phong và trở thành những người tị nạn.
Nhiều người đã bỏ mạng trong quá trình đào tẩu. Trên mạng xã hội, Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa–Florida) nói rằng “Vào ngày 13/07/1994, lực lượng bảo vệ bờ biển Cuba đã cố tình đánh chìm một tàu kéo chở người dân Cuba chạy trốn khỏi hòn đảo này rồi sau đó không chịu cứu những hành khách đó.” Cuộc tấn công này của Cuba đã làm thiệt mạng 41 người Cuba đang trên đường tìm kiếm tự do. Theo sau đó, ông Rubio đã chia sẻ một video cho thấy một người biểu tình năm 2021 “bị bắn bởi lực lượng của chế độ” được đưa đến đến bệnh viện bởi xe cứu thương do ngựa kéo.
Đúng vậy, là xe ngựa kéo. Dưới sự lãnh đạo của Fidel cùng anh trai của ông ta, Raul, nền nông nghiệp Cuba đã chuyển từ máy kéo sang xe bò, phương tiện vận chuyển chuyển từ xe buýt sang xe đạp. Quân đội Cuba đã hiện diện ngày một lớn hơn trong nền kinh tế. Điều tương tự cũng đã xảy ra với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình của Cuba vào tháng 07/2021 có thể không lật đổ được chế độ này, nhưng các cuộc biểu tình này cho thấy Cuba đang bên bờ vực của một cuộc nổi dậy văn hóa và chính trị, chống lại chế độ chuyên chế của chủ nghĩa Marx.
Tác giả Austin Bay là Thượng tá (đã nghỉ hưu) của Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ, tác giả, ký giả trang chuyên đề tổng hợp, giảng viên chiến lược và lý thuyết chiến lược tại Đại học Texas ở Austin. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century” (“Rượu Cocktail từ Địa ngục: Năm Cuộc chiến Định hình Thế kỷ 21”).
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.