‘Đại Tái thiết’ và nguy cơ của chủ nghĩa Đại Can thiệp
Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 277 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2020.
Tổng nợ của các thị trường phát triển, trong đó gồm nợ của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình, đã tăng lên 432% GDP trong quý thứ ba. Tỷ lệ nợ trên GDP của các thị trường mới nổi cũng tăng lên gần 250% trong cùng khoảng thời gian, với tỷ lệ của Trung Quốc đạt 335% và dự kiến đạt khoảng 365% GDP toàn cầu cho cả năm.
Sự gia tăng khổng lồ 15 nghìn tỷ USD trong một năm này phần lớn đến từ các khoản nợ của chính phủ và doanh nghiệp nhằm chống ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng tổng số nợ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019 trước khi có đại dịch và đó là thời kỳ tăng trưởng.
Vấn đề chính là phần lớn các khoản nợ này là nợ không có khả năng sinh lời. Các chính phủ đang sử dụng không gian tài khóa chưa từng có để lưu trữ lâu dài tới vô tận chi tiêu thường xuyên ngày một tăng, mà những khoản chi tiêu này không thể tạo ra lợi tức kinh tế thực, do vậy kết quả chắc sẽ xảy ra là nợ sẽ tiếp tục tăng sau khi cuộc khủng hoảng đại dịch kết thúc, và mức tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất có thể đạt được sẽ không đủ để giảm gánh nặng tài chính cho các tài khoản công.
Cuộc ‘Đại Tái thiết’
Trong bối cảnh này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum – WEF) đã đưa ra một lộ trình cho cái được gọi là cuộc “Đại Tái thiết”. Đó là một kế hoạch nhằm tận dụng cơ hội hiện tại để “định hình sự phục hồi”.
Theo WEF, thế giới cũng phải thích ứng với thực tế hiện nay bằng cách “chuyển hướng thị trường hướng tới các kết quả công bằng hơn …, bảo đảm rằng các khoản đầu tư thúc đẩy các mục tiêu chung, thí dụ như bình đẳng và bền vững …, [và] tận dụng thành quả của những đổi mới từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ tư để hỗ trợ lợi ích công cộng.”
Tất cả chúng ta đều có chung mục tiêu này và thực tế cho thấy khu vực tư nhân đã và đang thực hiện những ý tưởng này, khi chúng ta thấy công nghệ, đầu tư tái tạo và kế hoạch bền vững đang phát triển mạnh trên toàn thế giới.
Chúng ta đang thực sự chứng kiến trong thời gian này bằng chứng rằng các doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng và cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người, đạt được mức độ tiến bộ trong các mục tiêu môi trường và phúc lợi, điều mà sẽ không thể tưởng tượng được (sẽ xảy ra) nếu các chính phủ là người thực hiện nó.
Cuộc khủng hoảng này cho thấy thế giới đã thoát khỏi nguy cơ khan hiếm và siêu lạm phát nhờ khu vực kinh tế tư nhân đã vượt qua mọi kỳ vọng trong một cuộc khủng hoảng tưởng chừng không thể vượt qua.
Và nguy cơ của chủ nghĩa can thiệp!
Thông điệp chung của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nghe đầy hứa hẹn. Chỉ có ba từ làm hỏng toàn bộ thông điệp tích cực: “điều khiển thị trường”. Nguy cơ các chính phủ lấy những ý tưởng này để thúc đẩy chủ nghĩa can thiệp ồ ạt là không nhỏ. Ý tưởng về Đại Tái thiết đã nhanh chóng được các nền kinh tế quan liêu và có sự can thiệp của chính phủ nhanh chóng chấp nhận như một sự xác thực cho thấy sự can thiệp ngày càng tăng của chính phủ vào nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này là không chính xác.
Ý tưởng rằng các chính phủ sẽ thúc đẩy một hệ thống kinh tế nhằm giảm lạm phát, cải thiện cạnh tranh và trao quyền cho người dân là điều quá xa vời. Do đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới không thể bỏ qua rủi ro can thiệp của chính phủ trong ý tưởng Đại Tái thiết này, điều không cần phải đẩy mạnh thực hiện vì nó đã tồn tại sẵn trong nhiều năm.
Công nghệ, cạnh tranh và thị trường mở sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự bền vững, phúc lợi xã hội và môi trường, hơn là các biện pháp của chính phủ, bởi vì ngay cả những chính phủ có thiện chí nhất cũng sẽ cố gắng bảo vệ bằng bất cứ giá nào ba điều đi ngược lại với các thông điệp với mục đích tích cực của Diễn đàn Kinh tế Thế giới: các lĩnh vực mũi nhọn đứng đầu của quốc gia, tăng lạm phát, và kiểm soát nhiều hơn nền kinh tế. Ba điều đó chống lại ý tưởng về một thế giới mới với hàng hóa và dịch vụ tốt hơn và giá cả phải chăng hơn cho tất cả mọi người, với phúc lợi tốt hơn, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và một khu vực tư nhân phát triển mạnh với năng suất cao.
Chúng ta nên luôn lo lắng về những ý tưởng có chủ đích tốt khi những người đầu tiên khen ngợi ủng hộ chúng là những người chống lại tự do và cạnh tranh.
Xóa nợ
Có một phần thậm chí còn đen tối hơn. Nhiều nhà [theo chủ nghĩa] can thiệp [của chính phủ] đã hoan nghênh đề xuất này như một cơ hội để xóa nợ. Tất cả đều có vẻ tốt đẹp cho đến khi chúng ta hiểu thực sự những gì nó đòi hỏi.
Có một rủi ro rất lớn là các chính phủ sẽ lấy cớ để hủy bỏ một phần nợ của họ, cùng với nó là quyết định hủy bỏ một phần lớn tiền tiết kiệm của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng đây thậm chí không phải là một thuyết âm mưu. Hầu hết những người ủng hộ Lý thuyết tiền tệ hiện đại bắt đầu tiền đề của họ bằng cách tuyên bố rằng thâm hụt của chính phủ được khớp với tiết kiệm của hộ gia đình và khu vực tư nhân, vì vậy không có vấn đề gì. Vâng, một vấn đề nhỏ duy nhất (lưu ý sự trớ trêu ở đây) là khớp khoản nợ của một người với khoản tiết kiệm của người khác.
Nếu chúng ta hiểu hệ thống tiền tệ toàn cầu, thì chúng ta sẽ hiểu rằng xóa hàng nghìn tỷ khoản nợ chính phủ cũng có nghĩa là xóa hàng nghìn tỷ khoản tiết kiệm của công dân.
Ý tưởng về một hệ thống kinh tế xã hội, sạch hơn và bền vững hơn không phải là mới và nó không cần các chính phủ áp đặt. Nó đang diễn ra khi chúng ta nói nhờ vào cạnh tranh và công nghệ. Chính phủ không được phép cắt giảm và hạn chế quyền tự do, tiết kiệm và tiền lương thực tế của công dân ngay cả đối với một lời hứa có thiện chí.
Cách tốt nhất để bảo đảm rằng chính phủ hoặc các tập đoàn lớn không thể viện cớ để loại bỏ tự do và quyền cá nhân, là bằng cách thúc đẩy thị trường tự do và cạnh tranh hơn. Các khoản đầu tư có tư duy tiến bộ và các ý tưởng nâng cao phúc lợi không cần phải thúc ép hay áp đặt: người tiêu dùng đang khiến các công ty trên toàn thế giới thực hiện các chính sách thân thiện với môi trường và bền vững ngày càng cao hơn.
Cách tiếp cận theo định hướng thị trường này sẽ thành công hơn là chịu rủi ro của chủ nghĩa can thiệp và sự can thiệp của chính phủ trở thành hiện thực, bởi vì một khi nó xảy ra thì hầu như không thể đảo ngược.
Nếu chúng ta muốn một thế giới bền vững hơn, chúng ta cần bảo vệ các chính sách tiền tệ lành mạnh và ít can thiệp hơn của chính phủ. Thị trường tự do, chứ không phải các chính phủ, sẽ làm cho thế giới này tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Tiến sỹ Daniel Lacalle, là nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của những cuốn sách “Tự do hoặc Bình đẳng”, “Thoát khỏi Bẫy Ngân hàng Trung ương” và “Cuộc sống trong Thị trường Tài chính”.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.