• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ tư, 02/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Danh họa William-Adolphe Bouguereau, diễn tả về nỗi đau mất mát

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 21/8/2021
bigger smaller Báo lỗi

Câu chuyện Nghệ thuật: Những điều chúng ta học được qua cuộc đời của các nghệ sĩ

Con người luôn phải cố gắng để đối mặt với nỗi đau xa lìa trần thế. Hôm nay, chúng ta hãy xem cách mà một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 19, William-Adolphe Bouguereau, thể hiện sự mất mát này thông qua các họa phẩm của ông.

Con đường nghệ thuật 

Ông Bouguereau sinh năm 1825 tại La Rochelle, Pháp. Thuở nhỏ, khi vào học tại một trường địa phương, ông đã gây ấn tượng với các bạn cùng lớp bằng những bức vẽ trong vở và sách giáo khoa. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của cha ông thất bại, và tình trạng tài chính thường dẫn đến những cuộc cãi vã của cha mẹ ông. Không lâu sau, cha mẹ ông đã gửi các con mình đến nương nhờ họ hàng. 

Ông Bouguereau đến ở với người chú, người đã yêu thương và khuyến khích sự đam mê văn hóa cổ điển trong tâm hồn ông. Năm 1839, khi ông Bouguereau 14 tuổi, người chú ghi danh cho ông vào trường đại học Pons để học về tôn giáo và văn học cổ điển; điều này ảnh hưởng nhiều đến các tác phẩm nghệ thuật sau này của ông.

Tại Pons, ông Bouguereau đã học các bài vẽ vỡ lòng từ Giáo sư Louis Sage, học trò của họa sĩ tân cổ điển vĩ đại Jean-Auguste-Dominique Ingres.

Sau vài năm, cha của ông Bouguereau thử buôn bán dầu ô liu và muốn con trai đỡ đần công việc kinh doanh của gia đình. Vậy nên ở tuổi 17, ông Bouguereau phải trở về nhà dù rất muốn tiếp tục học nghệ thuật.

Tuy nhiên, do không thể phủ nhận năng khiếu nghệ thuật của ông, người thân và bạn bè đã thuyết phục cha ông cho phép ông tham gia các khóa học nghệ thuật tại trường nghệ thuật thành phố. Tại đây, ông thắng giải Bức tranh Lịch sử Đẹp nhất. Sau đó, được sự ủng hộ của cha, ông Bouguereau quyết định dành toàn thời gian cho việc học nghệ thuật.

Để trang trải tiền học ở Paris, ông kiếm thu nhập bằng cách vẽ chân dung trong khi người chú chu cấp tiền thuê nhà trọ.

Ad

Tại Paris, ông Bouguereau học việc ở xưởng vẽ của họa sĩ Pháp François Picot. Vì là sinh viên mới, ông thường bị bắt nạt, bị buộc phải mua đồ uống và làm các việc vặt vãnh. Ông phải làm những việc như vậy cho đến khi có một sinh viên mới khác thay thế.

Tuy nhiên, ông Bouguereau thích họa sĩ Picot và ông đã cố gắng để trở thành họa sĩ tốt nhất dưới sự hướng dẫn của thầy. Đến năm 1846, ông Bouguereau vừa đủ điểm được nhận vào École des Beaux-Arts, một trường danh tiếng về mỹ thuật truyền thống.

Năm 1850, nhờ làm việc chăm chỉ và kiên trì, ông đã thắng giải Grand Prix de Rome, giải thưởng cao nhất trong cuộc thi của trường École des Beaux-Arts. Việc thắng giải Grand Prix giúp ông Bouguereau có được chuyến đi một năm đến Rome, nơi ông có thể học nghệ thuật từ các bậc thầy vĩ đại.

Khi trở về Pháp, ông nhanh chóng trở thành một trong những họa sĩ được yêu thích và săn đón nhất. Ông ổn định cuộc sống, kết hôn năm 1866 và sinh con. Và câu chuyện về ông Bouguereau tiếp nối với sự mất mát lặp đi lặp lại: Ông có 5 người con với người vợ đầu tiên, bà Marie-Nelly Monchablon, và ông đã phải vĩnh biệt 4 người trong số đó cùng vợ ông mãi mãi.

Vẽ ra nỗi bi ai

Vẽ tranh đã trở thành cách ông Bouguereau đối mặt với những mất mát. Sáng tạo đem lại cho ông sự an ủi. Ông nói: “Mỗi ngày tôi đến phòng vẽ của mình tràn đầy niềm vui; khi phải dừng vẽ vì đêm tối, tôi chỉ có thể đợi đến sáng hôm sau … Nếu tôi không thể dành hết tâm huyết cho bức tranh thân yêu của mình, tôi thấy thật thống khổ.”

Vậy ông đã vẽ những gì sau sự qua đời của các con mình? Ông đã đối mặt với nỗi đau như thế nào? Ông đã tưởng nhớ các con của mình ra sao?

Một số bức tranh của ông cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về những vấn đề này.

Theo sách “William Bouguereau: Cuộc Đời và Tác Phẩm” (William Bouguereau: His Life and Works) của Damien Bartoli và Frederick Ross, thì ông Bouguereau “lần nữa đắm mình trong nghệ thuật, cách duy nhất giúp ông xoa dịu nỗi đau buồn.” Sau khi George – người con trai cả qua đời, “Bouguereau mong muốn hoàn thành một dự án lúc đó luôn nằm trong tâm trí ông; nó ám ảnh ông vì ông khao khát thực hiện; thông qua nghệ thuật, ông muốn đem lại sự bù đắp cuối cùng và tuyệt vời nhất cho đứa con George bất hạnh của mình.” 

Dự án này là phiên bản “Đức Mẹ Sầu Bi” (Pietà) của ông – đây là một từ tiếng Ý có nghĩa là “sự tiếc thương” hoặc “lòng trắc ẩn”. Trong “Pietà”, ông Bouguereau mô tả Đức Mẹ Maria mặc y phục đen thương tiếc cho sự ra đi vĩnh viễn của người con trai của bà, người mà Đức Mẹ đang ôm chặt trong tay.

Đức Mẹ Maria dường như nhìn thẳng vào chúng ta, mặc dù có thể Người đang nhìn lên. Dù sao thì ánh nhìn da diết ấy khiến chúng ta chia sẻ sự mất mát của Người. Cả hai vầng hào quang vàng rực của Đức Mẹ và Chúa Jesus thể hiện Thần tính của họ.

Chín thiên thần với trang phục đủ sắc màu cầu vồng bao quanh hai nhân vật trung tâm, tạo sự tương phản với tấm choàng màu đen của Đức Mẹ và màu trắng của Chúa Jesus. Cùng với màu đen của Đức Mẹ Maria và màu trắng của Chúa Jesus, cầu vồng đại diện cho tất cả các màu sắc có thể được dùng để vẽ tranh.

Theo bà Kara Ross của Trung tâm Nghệ thuật Phục hưng (Art Renewal Center), trong bức tranh này “cầu vồng tượng trưng cho sự hy sinh của Đức Chúa Jesus đã hoàn tất, và rằng linh hồn con người có thể được tái sinh và về với Chúa Trời sau khi qua đời.”

Danh họa William-Adolphe Bouguereau, diễn tả về nỗi đau mất mát
“Đức Mẹ sầu bi” (Pietà) , 1876, William-Adolphe Bouguereau. Sơn dầu trên vải, 2.2 x 1.5m. Bộ sưu tập cá nhân. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Niềm an ủi từ nghệ thuật

Ad

Phải chăng ông Bouguereau chỉ đơn giản vẽ một cảnh tượng liên quan đến thời kỳ đau khổ của ông? Hay ông mong muốn người xem cảm nhận được nỗi đau của ông? Hoặc có lẽ ông tin rằng việc khắc họa những hình ảnh thần thánh có thể giảm bớt đau khổ và giúp tâm hồn ông được tái sinh?

Không lâu sau sự ra đi của con trai, bà Nelly, vợ của ông Bouguereau trở bệnh nặng. Bà vừa sinh một cậu con trai tên Maurice. Trong vòng khoảng hai tháng, cả bà Nelly và bé Maurice đều ra đi. 

Lần này, ông Bouguereau gửi gắm nỗi đau buồn vào hai bức tranh: “Sự An ủi của Đức Mẹ” (The Virgin of Consolation) và “Linh hồn nơi Thiên Đàng” (A Soul in Paradise). 

Bức tranh “Sự An ủi của Đức Mẹ” mô tả một người mẹ trong trang phục màu huyết dụ – đau khổ vì cái chết của con trai mình – người đang ngả vào lòng Đức Mẹ. Đức Mẹ Maria ngồi trên ngai vàng trang nghiêm với một vầng kim quang. Người đưa hai tay lên và ánh mắt hướng lên như hàm ý rằng những việc này là an bài của Chúa Trời.

Danh họa William-Adolphe Bouguereau, diễn tả về nỗi đau mất mát
“Sự An Ủi của Đức Mẹ”, 1877, William Bouguereau. Sơn dầu trên vải, 2×1.5m. Bảo tàng Mỹ thuật Strasbourg, Pháp. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Ad

Họa phẩm “Linh hồn nơi Thiên Đàng” vẽ hai thiên thần đem theo một phụ nữ trẻ từ vùng tối bên dưới bay lên vùng sáng vàng kim nơi thiên đường; dáng thiên thần ở phía trên cùng góc phải của bố cục là hình ảnh biểu trưng cho thiên đường ấy. 

Một lần nữa, ông Bouguereau đã dùng hình ảnh thần thánh để nói lên rằng những hoàn cảnh bi thương trong cuộc sống nằm ngoài sự kiểm soát của con người, nhưng lại nằm trong tay của Chúa, và rằng ánh sáng thần thánh của thiên đàng mở ra cho tất cả chúng ta.

Danh họa William-Adolphe Bouguereau, diễn tả về nỗi đau mất mát
“Linh hồn nơi Thiên Đàng”, 1878, William Bouguereau. Sơn dầu trên vải, 1.8 x 2.8m. Bảo tàng Nghệ thuật và Khảo cổ học của Périgord, Pháp. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Nghệ thuật có thể đem lại niềm an ủi và xoa dịu tâm hồn, không chỉ đối với họa sĩ mà còn với cả người xem. Nghệ thuật có thể khơi dậy lòng trắc ẩn. Từ việc diễn hiện nỗi đau khổ của người khác, các tác phẩm nghệ thuật có thể khiến chúng ta sẵn lòng chia sẻ niềm đau ấy. Cuối cùng, nghệ thuật có thể khiến chúng ta suy ngẫm về những điều cao cả hơn cuộc sống con người. 

Lịch sử nghệ thuật là một câu chuyện không bao giờ hết, cũng là câu chuyện của loài người chúng ta. Mỗi thế hệ họa sĩ ảnh hưởng đến nền văn hóa tương ứng của họ qua các tác phẩm nghệ thuật và lựa chọn của họ trong cuộc sống. Loạt bài này chia sẻ những câu chuyện trong lịch sử nghệ thuật, gợi mở câu hỏi làm thế nào để chúng ta có thể trở thành những con người chân thành, biết quan tâm, và kiên nhẫn hơn.

Tác giả Tác giả Eric Bess là nghệ sĩ theo trường phái nghệ thuật đại diện (representational art), hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Thị giác (IDSVA).

Phương Du biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin