• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 13/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Dịch bệnh (Kỳ 2): Khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự thay đổi triều đại

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 19/9/2020
bigger smaller Báo lỗi

Lịch sử cho thấy, không chỉ ở Phương Đông mà phương Tây cũng đã từng xuất hiện những đại dịch vô cùng đáng sợ, nó có thể báo trước một sự thay triều đổi đại hoặc cảnh báo về sự bại hoại về đạo đức trong xã hội đương thời… 

Đại dịch La Mã cổ đại: Thần trừng phạt, đế quốc La Mã vỡ mộng phục hưng

Trong khoảng thời gian từ năm 56 đến năm 565, La Mã đã xảy ra 4 lần đại dịch. Số người chết nhiều đến nỗi đế quốc La Mã đang từ cường thịnh trở thành suy yếu.

Ba lần dịch bệnh đầu tiên xảy ra vào thời kỳ thống trị của Nero năm 65, thời kỳ thống trị của Marcus Aurelius (164-180), và thời kỳ thống trị của Gaius Claudius (250-270). Chính trong thời gian hơn 200 năm này là thời kỳ Cơ Đốc giáo bị các Hoàng đế La Mã bức hại nghiêm trọng.

Chúa Jesus bị lãnh tụ Do Thái giáo vu tội “mưu phản” và đóng đinh lên giá thập tự. Aurelius đã cắt đầu, chân tay của vô số tín đồ Cơ Đốc giáo rồi treo khắp các phố. Để kích động cuộc bức hại, các học giả La Mã đã bịa đặt ra lời dối trá rằng các tín đồ Cơ Đốc uống máu trẻ em. Do đó các học giả Cơ Đốc cho rằng, ba lần đại dịch là sự trừng phạt nghiêm khắc của Thần đối với việc người La Mã bức hại Cơ Đốc giáo. Ba Hoàng đế đã từng hạ lệnh bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo đều bị báo ứng, bị lây bệnh trong các đợt đại dịch mà chết.

Đại dịch bệnh lần thứ tư ở La Mã là bệnh dịch hạch xảy ra vào thời kỳ thống trị của Justinianus năm 541, sử sách gọi là “Dịch hạch Justinianus”. Đây cũng là lần đại dịch hạch đầu tiên trong ba lần đại dịch hạch trong lịch sử thế giới. Theo ghi chép của nhà văn Procopius, thời cao điểm, Byzantine (tên gọi khác của Đế quốc La Mã) mỗi ngày chết 16,000 người, “Tất cả các cư dân đều giống như những quả nho xinh đẹp bị vắt kiệt nước, bị xé nát một cách tàn nhẫn”. 

Dịch bệnh (Kỳ 2):  Khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự thay đổi triều đại
Người bệnh dịch hạch thường có biểu hiện sốt cao, bẹn, nách và cổ nổi hạch lớn, sau khi chết da thường màu tím, có nốt đen nên được gọi là “bệnh cái chết đen”. (Ảnh Shutterstock).

Nhà sử học John miêu tả: “Mọi người đang trò chuyện với nhau, đột nhiên họ bắt đầu lắc lư, sau đó đổ gục xuống phố hay trong nhà. Một người tay đang cầm dụng cụ, đang ngồi đó làm đồ thủ công mỹ nghệ, đột nhiên ngã ngửa, linh hồn rời cơ thể. Một người đang mua thực phẩm trong chợ, trong khi đang mặc cả hoặc đếm tiền thì cái chết đột nhiên ập đến người mua hoặc người bán, hàng hóa và tiền vẫn còn ở giữa nhưng không có ai trong số họ nhặt lấy…!”

Người bệnh dịch hạch thường có biểu hiện sốt cao, bẹn, nách và cổ nổi hạch lớn, sau khi chết da thường màu tím, có nốt đen nên được gọi là “cái chết đen”. Các học giả đời sau nói tỷ lệ tử vong ở Byzantine lên đến 75%, “ở Byzantine hoàn toàn không nhìn thấy người nào mặc quan phục, nhất là sau khi Hoàng đế cũng bị lây bệnh. Dịch bệnh khiến hiếm người đi lại trên phố; đôi khi cũng có người xuất hiện, nhưng người đó nhất định là sẽ kéo theo một thi thể.”

Rất nhiều các học giả Cơ Đốc giáo cho rằng, những đợt tai nạn này là “sự trừng phạt của Thượng Đế đối với tội ác của nhân loại”. Có nhà nghiên cứu ước tính dịch bệnh này có thể khiến 25 triệu người trên bờ biển Địa Trung Hải tử vong.

Ad

Trước khi dịch bệnh giáng xuống, cuộc chinh phục của Justinianus lên đến cao trào. Ông ta ôm giấc mộng phục hưng Đế quốc La Mã; ông hoàn toàn không hề ngờ rằng giấc mơ của ông chỉ còn là đợt đại dịch của bệnh dịch hạch tàn nhẫn. Từ đó sức ảnh hưởng của La Mã đối với văn minh châu Âu bị gục ngã và không thể gượng lên nổi nữa.

Tuy nhiên cũng vào thời đó, có rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo đã không sợ sinh tử, trong đại dịch đã dốc hết sức giúp đỡ những người mắc bệnh; họ cầu nguyện Thượng Đế, ở cùng với người bệnh, tiếp xúc gần bên, giúp họ chôn cất thi thể người nhà. Với nỗ lực của các tín đồ, Cơ Đốc giáo đã rất nhanh chóng giành được danh thơm ở Byzantine; từ đó đón nhận thời kỳ toàn thịnh của Cơ Đốc giáo sau khi bức hại bị giải trừ.

Cái chết đen châu Âu: Sự trừng phạt của Thượng Đế

Dịch bệnh (Kỳ 2):  Khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự thay đổi triều đại
Nếu có người nhiễm bệnh mà chết, thế thì tất cả những người đã thăm người đó, buôn bán với người đó, thậm chí người khiêng người đó ra mộ cũng đều rất nhanh chóng tiếp bước chân người đó. (Ảnh Shutterstock).

Đại dịch dịch hạch lớn thứ hai trong lịch sử thế giới chính là dịch “cái chết đen” ở châu Âu kéo dài mấy trăm năm. Bắt đầu từ những năm 40 thế kỷ 14, dần dần lan ra khắp châu Âu.

Đợt dịch hạch này gây ra cái chết cho khoảng 75 triệu người ở châu Âu, từ Venice đến Tây Ban Nha, Syria, Hy Lạp, Anh, Pháp, rồi đến Nga; dường như không có nước nào may mắn thoát khỏi. Dân số nước Anh và Pháp ở thế kỷ 14, 15 dường như giảm một nửa; mất mát này lớn hơn rất nhiều so với tổng số người tử vong trong 100 năm chiến tranh Anh-Pháp.

Tu sĩ Mike từng ghi chép rằng: “Ngày người mắc bệnh phát bệnh, mụn nước và mụn xuất hiện ở cánh tay, đùi và cổ. Người bệnh rất yếu, rất vật vã, chỉ có thể nằm trên giường… Đến ngày thứ tư, lại một linh hồn thăng thiên.” 

Ông còn viết rằng: “Nếu có người nhiễm bệnh chết, tất cả những người đã đến thăm hoặc buôn bán với người đó, thậm chí người khiêng người đó ra mộ cũng đều rất nhanh chóng tiếp bước…”

Dịch bệnh dường như khiến toàn bộ châu Âu rơi vào ngày tận thế. Trong những ngày tận thế này, trong tâm mỗi người đều có sự lựa chọn riêng. Có người hành lạc; có người cầu khẩn Thượng Đế; có người xa tránh thế nhân; có người kiên cường chống lại dịch bệnh và giúp đỡ người khác.

Nhà truyền giáo Hilliac đã báo cáo Đức Giáo Hoàng rằng: “Hình tượng kỳ lạ trên không trung là điềm báo đại dịch xảy ra. Một giờ chiều ngày 20 tháng 3 năm 1345, ba hành tinh hội tụ ở chòm sao Bảo Bình. Đây là dấu hiệu chết chóc…”

Việc này hoàn toàn trùng khớp với luận đoán của nhà chiêm tinh học Jeffery: năm 1315 và năm 1337 sẽ lần lượt xuất hiện sao chổi; năm 1325 sẽ xuất hiện sao Mộc và sao Thổ gặp nhau, đều là dự báo đối với bệnh cái chết đen.

Khi người ta hiểu được rằng dịch bệnh là sự trừng phạt của Đấng Tối cao lên tội lỗi của con người, thì đã có những người dùng roi ra sức đánh bản thân, với hy vọng giảm thiểu tội lỗi của mình, để được Thượng Đế khoan thứ và thoát khỏi dịch bệnh.

Đó không phải là điều Thượng Đế cần, hơn nữa lại không có tác dụng đối với việc khống chế dịch bệnh. Giáo hội thời Trung cổ đã bước quá sâu vào hình thức và chính trị. Trong đại dịch cái chết đen ở châu Âu, các giáo sĩ còn đang mải lo chạy thoát mạng, so với các tín đồ thời kỳ đại dịch dịch hạch Justinianus thì các giáo sĩ này đã rời xa kỳ vọng của Thượng Đế… ngày càng xa.

Hiện tượng kỳ lạ trong đại dịch

Dịch bệnh (Kỳ 2):  Khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự thay đổi triều đại
Quá trình lây lan của bệnh dịch hạch. (Ảnh Wikipedia/CC BY-SA 3.0).

Người trải qua đại dịch dịch hạch Justinianus là Iva Griels – nhà sử học đương thời đã viết: “Có người chạy trốn khỏi thành phố đang có dịch, bản thân họ cũng rất khỏe mạnh, nhưng họ lại đem dịch bệnh lây truyền đến quần thể người chưa nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí sống cùng với những người nhiễm bệnh, họ không những không bị lây bệnh; thậm chí có người còn tiếp xúc với những người chết, nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”

Ad

“Còn có người vì mất đi tất cả con cái và người thân nên đã chủ động ôm người chết; hơn nữa vì để đạt được mục đích chết nhanh chóng, họ còn tựa vào những người bệnh, nhưng dường như bệnh tật không để họ đạt được mong muốn; cho dù thế nào, họ vẫn khỏe mạnh như xưa.”

Theo ghi chép của học giả đương thời Procopius, người khỏe mạnh sau khi bị nhiễm bệnh cái chết đen thì “khi đột nhiên sốt nhẹ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ, những bóng ma”. Về đại thể, ghi chép của John tương đồng với của Procopius “đầu tiên là ảo giác, thấy những bóng ma không đầu màu đen và trắng, các hạch sưng to hoặc xuất hiện những mụn nhọt màu đen. Người xuất hiện mụn nhọt màu đen đều sẽ chết ngay trong ngày”.

Dịch bệnh theo quan niệm của người phương Đông 

Dịch bệnh (Kỳ 2):  Khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự thay đổi triều đại
Trong văn hóa Thần truyền phương Đông, có thuyết Thiên-Nhân hợp nhất nói rằng: khi bậc quân vương hoặc các bề tôi, người dân mà đạo đức suy bại, trái với Thiên ý thì sẽ bị Trời trừng phạt, mà dịch bệnh, động đất là một trong những phương thức trừng phạt đó. (Ảnh freakwave_/ Pixabay)

Trong văn hóa Thần truyền phương Đông, có thuyết Thiên-Nhân hợp nhất nói rằng: khi bậc quân vương hoặc các bề tôi, người dân mà đạo đức suy bại, trái với Thiên ý thì sẽ bị Trời trừng phạt, mà dịch bệnh, động đất là một trong những phương thức trừng phạt đó.

Căn cứ theo ghi chép của người thời nhà Minh thì thời kỳ bệnh dịch hạch ở cuối thời nhà Minh có 2 tên trộm vặt tham lam vô độ, ngang nhiên mò đến nhà những người chết để lấy trộm đồ. Một tên trên mái tiếp ứng; một tên lấy đồ từ nhà người chết ra ném lên mái nhà. Vào đúng lúc tên trộm trên mái nhà giơ tay đón bắt đồ ăn trộm, thì cả hai tên trộm đồng thời ngã vật ra, chết vì bệnh dịch hạch.

Ad

Theo nghiên cứu của Ngũ Liên Đức, đợt dịch bệnh dịch hạch vào cuối thời nhà Thanh có nguồn gốc từ loài chuột Marmot. Do màu lông chuột Marmot giống với chồn tía nên rất nhiều thương nhân bất lương đã dùng lông chuột Marmot để giả làm lông chồn tía đem bán. Năm 1910, khi bệnh dịch hạch xảy ra ở vùng Đông Bắc, ở các chợ có đến 2.5 triệu tấm da chuột Marmot.

Tác giả: Cổ Ngọc Văn

Biên dịch: Trung Dung

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin