Diễn giải mỹ thuật trong 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (Phần 1)
Thời Phục hưng rực rỡ huy hoàng có thể nói là một thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài, giống như âm điệu nhạc chuông Đại lữ trang nghiêm chính đại trong một chương lịch sử, chấn động thời xưa soi sáng thời nay.
Nền mỹ thuật trong nền văn minh nhân loại lần này, vào thời kỳ Phục hưng đã tiến đến độ chín, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến nền nghệ thuật phương Tây trong 200 năm sau đó.
Ý thức và vật chất
Nghệ thuật là một môn có tính tư tưởng rất mạnh mẽ, bản thân nghệ thuật và các nhân tố như ý thức, quan niệm có mối liên hệ chặt chẽ. Các hình thức nghệ thuật như hội họa, điêu khắc luôn luôn trước tiên có quan niệm nghệ thuật; sau đó mới vận dụng hợp lý thông qua kỹ pháp nghệ thuật, dùng những vật liệu vật chất cụ thể để biểu hiện. Quá trình này hoàn toàn trái ngược với luận điểm “vật chất quyết định ý thức” mà chủ nghĩa duy vật tôn sùng. Trên thực tế, một người làm gì đều là dựa vào ý thức khống chế thân thể vật chất để hành động, ý thức tư tưởng của họ mới khởi tác dụng quyết định.
Đương nhiên hiện nay bất kể là giới khoa học hay giới triết học đều đã chứng minh được từ lâu rằng bản thân ý thức chính là một loại vật chất, giữa vật chất và tinh thần thực tế không phải là quan hệ đối lập. Chỉ là do các độc giả Trung Quốc học lý luận chủ nghĩa duy vật ở trường học; do đó để phá trừ quan niệm sai lầm này, trước tiên chúng tôi giả tưởng chia tách hai thứ đó ra để xem xét.
Trong những bài viết dạng sử luận nghệ thuật tiếng Trung Hoa, nghiên cứu học thuật thường thấy nhất là đưa nghệ thuật gắn liền với kinh tế học, khiến mọi người nhầm lẫn cho rằng những nhà nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc đều là nhà kinh tế học. Điều này là có cội nguồn từ quan điểm mở rộng của chủ nghĩa duy vật “vật chất quyết định ý thức”, tức “thuyết nền tảng kinh tế quyết định”, ý rằng: từ xưa đến nay, có tiền là sẽ quyết định tất cả. Nhìn từ góc độ lịch sử, lý luận này có quan hệ mật thiết với những tổ chức bí mật cận đại và trật tự tài chính xã hội.
Vậy có tiền có thể quyết định tất cả không? Hãy tạm không nói trong xã hội ngày nay cũng có không ít người coi thường tiền bạc; mấy thế kỷ trước thì như thế nào? Rất nhiều quốc gia thời đó có những thương nhân giàu có trong những người bình thường, bất kể là có bao nhiêu tiền, nếu họ không phải là quý tộc hoặc tầng lớp tăng lữ thì đều không có quyền phát ngôn trong xã hội.
Tại sao? Bởi vì khởi tác dụng quyết định ở đây là quan niệm đạo đức chứ không phải loại vật chất là tiền bạc. Ý thức quần thể của người xưa cho rằng đó là sự tình chân lý của trời đất: không thể vì một người có tiền mà có quyền phát ngôn ngang bằng với những tăng lữ – quần thể tu hành tuân theo sự dạy bảo của Thần, Phật, và vương tôn quý tộc – quần thể quân quyền Thần thụ. Truy về nguồn gốc, đó đều là có khởi nguồn từ việc kính ngưỡng đối với Thần.
Cùng đạo lý như vậy, muốn nghiên cứu nghệ thuật, nhất là nghệ thuật trong thời kỳ lịch sử mà tôn giáo tín ngưỡng chiếm vị trí chủ đạo trong nền văn minh, không làm rõ các quan niệm tư tưởng tương ứng thì khó mà hiểu rõ con đường phát triển của nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử đều thể hiện quan niệm nghệ thuật, quan niệm và tín ngưỡng ẩn chứa phía sau. Nhìn từ vị trí thấp ở thế gian thì sự phát triển nghệ thuật của nhân loại cũng là sự phát triển của các loại ý thức đấu tranh lẫn nhau, mà bản thân ý thức là sống, có linh tính. Quan niệm tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật và vật liệu vật chất để biểu đạt chúng giống như mối quan hệ hai mặt của một vật thể. Từ góc độ này mà nói, ý thức và vật chất lại là thống nhất. Sau đây chúng ta thảo luận cụ thể một số nhân tố trong sự phát triển của lịch sử mỹ thuật.
Lệnh cấm chủ đề
Thời gian kết thúc của thời kỳ Phục hưng thì giới học thuật không có kết luận thống nhất, nhưng thường cho rằng bắt đầu từ thế kỷ 17 thì đã không thuộc về thời kỳ Phục hưng nữa. Do đó chúng ta tạm thời coi 200 năm sau thời Phục hưng là một con số khái quát, tức là phạm vi thế kỷ 17, 18.
Đặc điểm nổi bật nhất trong thời kỳ này chính là sự khác biệt lớn về sự lựa chọn đề tài nghệ thuật giữa các quốc gia và khu vực. Sự khác biệt này có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của cải cách tôn giáo thế kỷ 16 đối với nghệ thuật. Ngược với Thiên Chúa giáo vốn có, thái độ đối với nghệ thuật của Tân giáo (Tin Lành) do sự chia rẽ về giáo nghĩa nên có sức khác biệt lớn so với truyền thống quá khứ.
Để tránh nhầm lẫn về danh từ, cần đặc biệt chỉ ra là trong dân gian vòng văn hóa Hán ngữ phổ biến dùng “Cơ Đốc giáo” để gọi Tân giáo (Tin Lành); cách gọi này thực tế là sai. Cơ Đốc giáo (Christianity) là một khái niệm tôn giáo chỉnh thể, trong đó bao hàm Thiên Chúa giáo, Chính thống giáo, Tân giáo và rất nhiều phân nhánh phân phái khác, đã có lịch sử 2,000 năm. Còn Tân giáo Tin Lành (Protestantism), cũng chính là “Cơ Đốc giáo” mà nhiều người Trung Quốc gọi, là một chi nhánh Cơ Đốc giáo lập ra sau phong trào cải cách tôn giáo phương Tây thế kỷ 16, thời gian thành lập cho đến nay mới gần 500 năm; hai từ này hoàn toàn không cùng khái niệm.
Tân giáo phản đối mạnh mẽ sùng bái ngẫu tượng và tượng Thánh, kiến giải của họ về “sùng bái ngẫu tượng” khác với Thiên Chúa giáo, khiến rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trực tiếp bị phán tử hình. Đứng đầu chịu trận chính là tượng điêu khắc có thuộc tính không gian ba chiều. Trong giáo đường, tượng điêu khắc của Giê-su, Thánh Maria và các Thánh đồ rất dễ bị định nghĩa thành sùng bái ngẫu tượng. Điểm này đã kích động không ít các tín đồ Tân giáo điên cuồng xông vào giáo đường hủy hoại tượng, gỡ bỏ phù điêu, sau phát triển đến đập tan cửa sổ kính hoa, đốt tranh vẽ. Bởi vì đối với rất nhiều tín đồ Tân giáo mà nói, Thần tính của Thượng Đế không cần thông qua phù hiệu hoặc đồ hình để hiển thị; tất cả hiển thị phù hoa đều gây tác dụng ngược, do đó không được lưu giữ lại. Vì vậy ngày nay chúng ta đến các giáo đường của Tân giáo (tức Tin Lành), đa phần là quét vôi trắng tinh, bên trong không có tranh hoặc tượng, đồng thời tất cả các nhân tố trang sức đều được giảm đến tối thiểu, hết sức truy cầu đơn giản tinh khiết.
Năm 1566, tín đồ Tân giáo trường phái Calvin đang hủy hoại tượng và tranh tôn giáo tại Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh. Hình vẽ là tranh của họa sĩ phái Flemish Frans Hogenberg
Do mỹ thuật thời kỳ Phục hưng và trước đó đều chủ yếu là tranh và tượng tôn giáo, do đó các nghệ sĩ các thời đại đã tích lũy được kinh nghiệm sáng tác và lý luận nghệ thuật phong phú, chủ yếu cũng tập trung ở những phương diện miêu tả Thần và Thánh đồ như thế này. Nhưng từ giữa và cuối thế kỷ 16, sau khi xuất hiện “phong trào phá hoại tượng Thánh”, ở những quốc gia và khu vực mà Tân giáo kiểm soát, những người làm công tác mỹ thuật không thể không vứt bỏ đề tài chủ lưu truyền thống, chuyển sang tìm những đơn hàng với đề tài thế tục hoặc ở biên để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng do những tác phẩm nghệ thuật này đại đa số là thiếu tính tư tưởng, cộng thêm lý luận nghệ thuật vốn có bị “tự phế võ công”, dẫn đến mỹ thuật của rất nhiều quốc gia và khu vực của Tân giáo đã nhanh chóng sa sút. Ví như sau thời đại danh họa Đức Albrecht Dürer (1471–1528) và Hans Holbein the Younger (1497–1543), tần suất xuất hiện tên tuổi họ cùng nền mỹ thuật của quốc gia họ đã tụt xuống đáy trong lịch sử nghệ thuật.