AMBER YANG & JOJO NAVAES

Muối không chỉ là một loại gia vị thiết yếu mà còn giúp duy trì hoạt động bình thường trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến cao huyết áp và bệnh tim mạch, nhưng việc nấu ăn không có muối cũng có thể dẫn đến ‘hạ natri máu’ (hyponatremia) – xảy ra khi mức natri trong máu của bạn quá thấp. 

Ngoài giá trị dinh dưỡng, muối còn có các đặc tính chữa bệnh có thể hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp bất ngờ.

Tiến sĩ Shu Rong, một bác sĩ Trung y kỳ cựu người Anh, đã giải thích trong chương trình “Sức khỏe 1+1” về cách dùng muối như một thành phần sơ cứu “mô phỏng” để điều trị các bệnh hàng ngày.

Tiến sĩ Shu nói rằng Trung y tin rằng vị mặn của muối đi vào thận; vì vậy muối thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề về thận ở Trung Quốc cổ xưa.

Với đặc điểm đó, muối thường được dùng làm chất dẫn thuốc để nâng cao hiệu quả của các loại thuốc bổ thận. Ví dụ, trong khi uống Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (thuốc viên Địa Hoàng sáu thành phần), bạn có thể uống cùng với một ít nước muối nhạt. Bằng cách này, muối sẽ tăng tác dụng của thuốc đối với thận. 

Một cách khác là xào các dược liệu như ba kích, đỗ trọng cùng với muối; làm vậy cũng có thể phát huy tác dụng bổ thận của các dược liệu này.

Giá trị của muối trong Trung y

Theo tiến sĩ Shu, vào thời Trung Quốc cổ, đặc tính độc đáo của muối được áp dụng trong việc điều trị nhiều bệnh.

Trung y tin rằng thận chi phối tất cả các chất cứng và xương (gồm cả răng). Ở Trung Quốc cổ, đã có ghi chép về việc sử dụng nước muối để điều trị các bệnh liên quan đến xương, chẳng hạn như răng lung lay. Nhiều thế kỷ sau, vai trò này đã được các nghiên cứu y học hiện đại khẳng định.

Một nghiên cứu thẩm định đăng trên Tập san Nephrology năm 2016 ghi nhận: “Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển và chuyển hóa của xương. Thận là cơ quan chủ yếu liên quan đến cân bằng nội môi calcium và phosphate, rất cần thiết cho tiến trình khoáng hóa và phát triển xương.

Cách thực hiện: Cho muối vào miệng, súc miệng bằng nước ấm, để nước muối đi qua các kẽ răng. Làm như vậy 100 lần mỗi sáng trong 5 ngày liên tiếp, răng lung lay sẽ cứng lại.

Giải độc

Khi bị ngộ độc thức ăn hoặc ăn nhầm thứ gây đau bụng, rang muối cho đến khi có màu vàng, rồi thêm nước để làm dung dịch nồng độ cao, và uống. Vì dạ dày không thể giữ được nước muối đậm, nó sẽ gây nôn và giúp bạn tống những thức ăn có hại ra ngoài.

Giải rượu

Một số người uống quá nhiều rượu, cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn nhưng không nôn ra được. Nếu bạn uống một chút nước muối nhạt để trung hòa rượu, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Khử độc côn trùng cắn

Sau khi bị muỗi hoặc ong đốt, bạn có thể trộn muối với nước bọt và bôi vào chỗ bị cắn. Bởi vì nước bọt cũng có đặc tính giải độc, cả hai sẽ phối hợp với nhau giúp chữa lành vết thương.

Bệnh ngoài da

Đối với các vấn đề về da như bệnh chàm, bệnh nấm da chân, bệnh cước (chilblain) và các vấn đề về da khác, bạn có thể ngâm chân trong nước muối.

Dị ứng mũi

Khi bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và các triệu chứng khác mà không thực sự bị cảm lạnh, bạn có thể rửa mũi bằng nước muối nhạt, sau đó xối nước và hỉ mũi. Nên sử dụng nước cất hoặc nước đun sôi với bình rửa neti pot (dụng cụ rửa mũi) để tránh nhiễm amip vốn có thể rất nguy hiểm.

Mắt sưng, đỏ hoặc đau

Khi mắt có cảm giác ngứa, đỏ, sưng và đau, chảy nước mắt, chảy ghèn, bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước muối để đắp hoặc lau mắt.

Đau bụng kinh và lạnh tử cung

Trước khi hành kinh có thể rang muối, đắp lên huyệt Quan Nguyên (Guanyuan), sau đó hơ ngải cứu lên chỗ muối đó, và thay bằng muối khác sau hơ xong. Thực hiện việc này 30 phút mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Dùng muối để chữa 7 bệnh thông thường

Muối trị 7 bệnh hằng ngày

Tiến sĩ Shu liệt kê bẩy bệnh hoặc tình trạng hàng ngày có thể sử dụng muối điều trị trong trường hợp khẩn cấp:

  1. Nhiễm trùng đường tiết niệu nữ: Cho một muỗng cà phê muối vào chậu hoặc bồn tắm, thêm nước sôi khuấy đều. Đầu tiên, xông hơi phần bị ảnh hưởng bằng hơi nóng từ nước sôi, và khi nước nguội bớt, hãy ngâm mình khoảng 10–15 phút, để nước ngập đến hông.

Cách này cũng có thể được áp dụng để điều trị vết đỏ và sưng ở mông hoặc đường tiết niệu do hăm tã ở trẻ sơ sinh. Cách ngâm nước muối này là một phương pháp điều trị an toàn và dễ dàng khi không có bác sĩ.

  1. Sa hậu môn và trĩ: Đối với các cơn đau do sa hậu môn và trĩ, bạn cũng có thể ngâm nước muối [9 gram muối hòa vào 1 lít nước) để tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc và giảm cảm giác khó chịu cho vùng bị bệnh.
  2. Viêm họng: Cho nước muối vào họng, ngậm vài phút rồi nhổ ra. Lặp lại nhiều lần. Các đặc tính hạ sốt và giải độc của nước muối có thể cải thiện các triệu chứng viêm, như đỏ, sưng, và nóng rát ở cổ họng.
  3. Viêm miệng cấp tính: Cho một muỗng cà phê muối vào 1 ly nước (250 g) và súc miệng nhiều lần với dung dịch này sẽ cải thiện tình trạng viêm loét miệng.
  4. Đau răng: Nhúng tăm bông vào một ít nước, sau đó nhúng tăm bông ướt vào muối và chấm muối lên chỗ đau. Điều này có thể giúp giảm viêm và giảm đau.
  5. Hôi chân và bệnh tê phù chân: Đây là vấn đề viêm chân. Bạn có thể chuẩn bị nước ngâm chân bằng một thìa muối và nửa chậu nước rồi ngâm chân trong đó 15 phút. Có thể dùng thùng nhựa chứa đồ đạc, chắc chắn thay cho chậu.
  6. Trẻ hay đái dầm: Có thể rang muối lên, đợi nguội rồi rải một lớp muối lên rốn trẻ. Dùng cứu ngải trên muối, đốt xong thay cái khác, mỗi ngày làm 30 phút. Thường xuyên đái dầm là dấu hiệu thận yếu. Đốt cứu ngải sẽ không làm bỏng da mà hơi nóng sẽ thấm sâu vào cơ thể thông qua muối – nên có thể giúp điều trị vấn đề này.

5 nhóm người không nên sử dụng quá nhiều muối

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Mặc dù muối có nhiều tác dụng chữa bệnh và là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng tiến sĩ Shu chỉ ra rằng những người sau đây nên tránh ăn quá nhiều muối:

  1. Trẻ em dưới 1 tuổi: Trẻ em dưới 1 tuổi còn bú sữa không thích hợp ăn mặn, vì sữa mẹ hoặc sữa công thức đã có sẵn muối. Việc thêm muối vào các loại thực phẩm này là không phù hợp.
  2. Người ăn nhiều thịt: Thịt chứa nhiều muối nên những người thích ăn thịt nên giảm lượng muối ăn vào.
  3. Người có ham muốn tình dục thấp: Không có ham muốn tình dục có thể là một dấu hiệu cho thấy năng lượng thận không đủ. Trong trường hợp này, không nên ăn quá nhiều muối vì có thể gây hại thêm cho thận.
  4. Người có nhiều đờm hoặc bị phù thũng: Vì muối có tính giữ nước nên những người bị phù thũng, cơ thể ứ trệ, nhiều đờm nên ăn càng ít muối càng tốt.
  5. Da bị dày: Muối là một hợp chất hóa học gọi là natri clorua. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, các ion natri trong cơ thể sẽ tăng lên; điều này sẽ khiến các tế bào trên khuôn mặt bị mất nước và trở nên khô ráp, từ đó khiến da bị lão hóa và trở nên dày.

Lưu ý: Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có thể không quen thuộc nhưng thường có bán ở các siêu thị Á châu.

Vì mỗi người có dạng thể chất khác nhau, quí vị nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng.

Công Thành biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn