Dược liệu Đông y dưới góc nhìn Tây y
Một số loại dược liệu Đông y có tác dụng trị liệu hay bảo dưỡng sức khỏe, nhưng khi Tây y nghiên cứu lại cho rằng không có hiệu quả. Tại sao lại như vậy?
Dinh dưỡng học của Tây
Xưa nay việc nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng học đa phần luôn được tiến hành dựa trên quan điểm của y học Tây phương – xem các thành phần trong thực phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng trao đổi chất của cơ thể; nhờ có những ảnh hưởng và tác dụng nên những thành phần đó mới có công dụng.
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu trong dinh dưỡng học cơ bản đều chọn một đơn chất hoặc một hợp chất chính có kết cấu hóa học tương tự như vitamin, chất khoáng, chất dinh dưỡng chống oxy hóa, chất dinh dưỡng thực vật. Qua thí nghiệm, người ta có thể dễ dàng tìm ra cơ cấu hóa học của chất đó, tạo ra những phản ứng hóa học, và sau đó hiểu tác dụng của chất này đối với cơ thể. Người ta còn có thể hiểu thành phần nào có thể giúp phòng ngừa hoặc có kiểm soát hiệu quả bệnh tật.
Tuy nhiên khi theo dõi tác động của việc “ăn trực tiếp thức ăn” này, thì kết quả thường không giống như những gì nghiên cứu cơ sở đã dự đoán. Rõ ràng trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm đang nghiên cứu có hiệu quả đối với cơ thể, nhưng tại sao khi trực tiếp ăn vào thì không thấy tác dụng.
Lấy ví dụ hồng sâm là thực phẩm bảo dưỡng từ xa xưa tại Hàn Quốc. Để chứng minh tác dụng tốt của hồng sâm đối với cơ thể, rất nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đã nghiên cứu hồng sâm bằng cách chọn ra thành phần có hiệu quả với cơ thể, cũng chứng minh được hồng sâm chứa rất nhiều thành phần có tác dụng đối với trao đổi chất của cơ thể, nhưng khi tiến hành dùng hồng sâm và phân nhóm thí nghiệm, kết quả hoàn toàn vượt ngoài dự đoán; rất nhiều kết quả nghiên cứu đều cho thấy hồng sâm không có hiệu quả rõ rệt đối với cơ thể, thậm chí là căn bản không có tác dụng.
Nhà nghiên cứu cho rằng những kết quả này là do tác dụng tương tác giữa các thành phần trong thực phẩm gây ra, khiến cho nồng độ của thành phần có hiệu quả giảm đi, nên hiệu quả không rõ ràng; cũng có nhà nghiên cứu cho rằng mỗi lần thực nghiệm thì chất lượng của thực phẩm không giống nhau, cho nên có lúc có hiệu quả có lúc lại không.
Những nguyên nhân này cũng có khả năng xảy ra, nhưng họ đã bỏ sót một yếu tố rất quan trọng: đó chính là những thực phẩm này và các thành phần đặc biệt chứa trong chúng có thể không phù hợp với tất cả mọi người.
Khi nghiên cứu trên nhóm lớn, người ta đã không xét đến đặc điểm riêng của mỗi người. Do đó người thích hợp ăn vào thì có hiệu quả như mong đợi, nhưng người không thích hợp thì không những không có hiệu quả, mà càng ăn thì lại càng tệ hơn.
Lại lấy hồng sâm làm ví dụ mà nói về vấn đề dị ứng mẫn cảm
Trong những người hay mẫn cảm dị ứng thì có ít nhất hai loại thể chất khác nhau, mà hai thể tạng đặc biệt này vừa đúng tương phản trái ngược. Nhóm thứ nhất là kinh Tỳ quá mạnh khiến cho sức miễn dịch quá mạnh, một loại khác là kinh Tỳ quá yếu khiến cho sức miễn dịch không đủ. Nếu như tách riêng hai nhóm thể chất đặc biệt này để thí nghiệm xem hồng sâm có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng mẫn cảm hay không, thì kết quả cho thấy nhóm kinh Tỳ yếu có hiệu quả rõ rệt sau khi ăn hồng sâm; nhưng trường hợp kinh Tỳ quá mạnh thì ngược lại, ăn hồng sâm khiến cho kinh Tỳ càng mạnh hơn nữa, không những không ức chế được việc quá mẫn, có khả năng quá mẫn lại trở nên càng trầm trọng thêm. Cho nên nếu không xét đến phân loại thể chất khi nghiên cứu thực phẩm, thì rất dễ dàng đưa đến một kết luận không chính xác.
Dinh dưỡng học Phương Đông
Nếu như nói nghiên cứu dinh dưỡng thực phẩm ở Tây phương là để hiểu được các loại phản ứng hóa học bên trong cơ thể, thì ở phương Đông, Trung Y đã hiểu được rằng dinh dưỡng thực phẩm có ảnh hưởng đến sự tuần hoàn huyết dịch. Dinh dưỡng học phương Đông xem thực phẩm có khả năng biến đổi thể dịch của cơ thể; trong sách kinh điển Trung dược cũng nói về khái niệm quy kinh, loại thực phẩm hay Trung dược nào có ảnh hưởng như thế nào đối với tuần hoàn huyết dịch của mỗi đường kinh lạc.
Ví như hồng sâm giúp tăng cường tuần hoàn huyết dịch của kinh Tỳ, cũng chính là tăng cường cung cấp huyết dịch lên niêm mạc ruột non, cũng tăng cường cung cấp máu lên hệ ruột non, ruột già, tụy; ngược lại, sâm Hoa Kỳ lại không có ảnh hưởng gì đối với kinh Tỳ, nhưng lại thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch của kinh Phế (Phổi), tăng cường lượng huyết dịch cung cấp cho đường hô hấp.
Điều thú vị là tác dụng như thế này không thể chỉ dựa vào một thành phần duy nhất mà có hiệu quả. Chúng tôi từng thử lấy những thành phần hóa học đặc biệt được chiết xuất ra từ trong Đông dược để thử nghiệm trên chuột, phát hiện ra các thành phần bên trong Đông dược khi đem ra nghiên cứu riêng lẻ, thì không thể tái hiện lại tác dụng tăng cường huyết dịch; cho nên hiệu quả ảnh hưởng lên tuần hoàn huyết dịch của Đông dược được tạo thành từ “phức hợp hình vật chất”, rất khó dùng phương thức dinh dưỡng học của Tây y để nghiên cứu. Bởi vì tác dụng của “phức hợp hình hóa học vật chất” rất phức tạp. Câu hỏi rốt cuộc thực phẩm hay Đông dược có thể tạo ra tác dụng đối với kinh mạch như thế nào? Cơ chế trong đó cần nhiều người cùng nghiên cứu mới giải khai được.
Trích từ “Đoán Bệnh qua Ngón Trỏ – Kim chỉ nam về Sức khỏe (Công trình Chẩn mạch) của Vương Duy” – Thương Chu xuất bản.