Facebook bị cáo buộc phân biệt đối xử đối với người lao động Hoa Kỳ
Hôm 03/12, Bộ Tư pháp (DOJ) thông báo đã đệ đơn kiện Facebook với cáo buộc rằng tập đoàn mạng xã hội khổng lồ này đã phân biệt đối xử với người lao động Hoa Kỳ để ủng hộ những người có thị thực tạm thời.
Cáo buộc cho rằng từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2019, Facebook đã từ chối tuyển dụng, xem xét, hoặc thuê những người lao động Hoa Kỳ khả dụng và có đủ trình độ chuyên môn cho hơn 2,600 vị trí với mức lương trung bình khoảng 156,000 USD, thay vào đó họ dành những vị trí này cho những người nước ngoài có thị thực H-1B tạm thời và các thị thực khác mà công ty này muốn tài trợ cho thẻ xanh.
Theo đơn kiện, vốn dựa trên cuộc điều tra kéo dài gần hai năm của Bộ này, thì Facebook cố tình tạo ra một hệ thống tuyển dụng trong đó đã tước bỏ cơ hội tìm hiểu và xin việc công bằng của những người lao động Hoa Kỳ đủ tiêu chuẩn.
Đơn kiện tuyên bố Facebook đã sử dụng các chiến thuật nhằm phân biệt đối xử với người lao động Hoa Kỳ và, thay vì tiến hành một cuộc tìm kiếm thực sự những người lao động Hoa Kỳ đủ tiêu chuẩn và khả dụng cho các vị trí cố định, họ dành những vị trí đó cho những người có thị thực tạm thời chỉ vì tình trạng nhập cư của họ.
Theo đơn kiện, Facebook đã thực hiện điều này qua việc không đăng tuyển những vị trí công việc đó trên trang web nghề nghiệp của họ, mặt khác yêu cầu các ứng viên chỉ nộp đơn qua đường thư tín, và từ chối cân nhắc bất kỳ người lao động Hoa Kỳ nào ứng tuyển vào những vị trí đó.
DOJ cho biết trong một tuyên bố: “Ngược lại, quy trình tuyển dụng thông thường của Facebook là dựa trên các phương pháp tuyển dụng được thiết kế để khuyến khích người tìm việc bằng cách đăng thông tin tuyển dụng trên trang web nghề nghiệp của mình, chấp nhận các đơn đăng ký điện tử, và không sàng lọc trước các ứng viên dựa trên tình trạng nhập cư của họ,”.
Cuộc điều tra xác định rằng các phương pháp tuyển dụng không hiệu quả của Facebook đã ngăn cản người lao động Hoa Kỳ ứng tuyển vào các vị trí còn trống, và từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2019, chẳng có ai hoặc chỉ có một người lao động Hoa Kỳ ứng tuyển cho 99.7% các vị trí mà Facebook dành cho việc tài trợ người nước ngoài thông qua quy trình chứng nhận lao động lâu dài (PERM) của Bộ Lao động. Trong khi đó, các vị trí tương đương tại Facebook được quảng cáo trên trang web nghề nghiệp của họ trong một khoảng thời gian tương tự thường thu hút 100 ứng viên trở lên cho mỗi vị trí.
DOJ cho biết các hành động bị cáo buộc của Facebook cũng tác động bất lợi đến những người có thị thực tạm thời bằng cách tạo ra một mối liên hệ việc làm không bình đẳng, bởi vì những người có thị thực tạm thời như vậy thường bị hạn chế khả năng chuyển việc, và do đó thường sẽ phải làm cho công ty của họ cho đến khi họ có thể điều chỉnh trạng thái [thị thực], thậm chí có thể kéo dài đến hàng chục năm.
DOJ đang xem xét các hình phạt dân sự, bồi thường cho những người lao động trong nước được cho là bị từ chối tuyển dụng, và các biện pháp bồi thường khác nhằm bảo đảm Facebook ngừng các vi phạm bị cáo buộc trong tương lai.
“Thông điệp của chúng tôi gửi tới những người lao động rất rõ ràng: nếu các công ty từ chối các cơ hội việc làm bằng cách ưu tiên một cách bất hợp pháp những người có thị thực tạm thời, Bộ Tư pháp sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Thông điệp của chúng tôi gửi tới tất cả các nhà tuyển dụng – bao gồm cả những người trong lĩnh vực công nghệ – là rõ ràng: các vị không thể ưu tiên tuyển dụng, cân nhắc, hoặc thuê những người có thị thực tạm thời thay vì những lao động Hoa Kỳ, một cách bất hợp pháp,” Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Eric Dreiband thuộc Bộ phận Dân quyền của DOJ cho biết.
Facebook hiện cũng đang bị điều tra bởi một nhóm gồm 47 Tổng chưởng lý cấp tiểu bang về các vi phạm tiềm tàng trong việc chống độc quyền, họ dự kiến đệ đơn kiện công ty này trong tuần từ 07–13 tháng 12. Theo báo cáo của CNBC, có tin Ủy ban Thương mại Liên bang cũng sẽ dự tính nộp đơn kiện chống độc quyền của riêng họ đối với công ty mạng xã hội khổng lồ này.
Đầu ngày 04/11, Tổng thống Donald Trump cho biết trên Twitter rằng ông sẽ phủ quyết một dự luật an ninh quốc gia vì nó đã không giải quyết việc hạn chế các biện pháp bảo vệ được cấp cho các công ty mạng xã hội theo Mục 230 của Đạo luật về Khuôn phép Truyền thông.
Chính phủ TT Trump và một số thành viên Đảng Cộng Hòa đã kịch liệt chỉ trích Facebook và các công ty công nghệ lớn khác, thường xuyên cáo buộc họ kiểm duyệt nội dung truyền thống, và biện luận rằng cách họ vận hành giống các nhà xuất bản hơn, và vì vậy họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của người dùng.
The Epoch Times đã liên hệ với Facebook để yêu cầu bình luận.