• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 10/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Giải pháp của WEF về lương thực: Thịt, côn trùng, và thực vật nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 29/01/2023
bigger smaller Báo lỗi

LIAM COSGROVE

Trong một bài báo phát hành hôm 17/01, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết biến đổi khí hậu và dân số bùng nổ của Trái Đất đang khiến an ninh dinh dưỡng của nhiều quốc gia lâm nguy. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn lạc quan, đưa ra các giải pháp thực phẩm như các lựa chọn thay thế cho thịt làm từ thực vật, các loại côn trùng, và “thịt được nuôi cấy trực tiếp từ tế bào động vật”.

Theo tạp chí khoa học Nature Food, các hệ thống thực phẩm toàn cầu là nguyên nhân gây ra 34% lượng khí thải nhà kính vào năm 2015. Kết hợp điều này với số lượng người trên hành tinh ngày càng tăng, với tổng dân số đã vượt quá tám tỷ người, WEF nhấn mạnh rằng “chúng ta rất cần các công nghệ và phương pháp bền vững để cải thiện hệ thống lương thực hiện tại và sử dụng đất cho nông nghiệp.”

Tổ chức này đã cảnh báo rằng chúng ta đã đến điểm tới hạn trong “các giới hạn của hành tinh”, và cốt lõi của vấn đề nằm ở “sở thích ăn uống của chúng ta đối với thực phẩm làm từ gia súc chăn nuôi.” Công nghệ sinh học – một phạm trù rộng lớn bao hàm từ sửa đổi DNA đến vaccine trong chăn nuôi – có thể là giải pháp.

Lời khuyên của WEF về việc ngừng tiêu thụ thịt đã vấp phải sự phản đối gay gắt của nhiều người ở Hoa Kỳ.

Dân biểu Mike Flood (Cộng Hoà–Nebraska) đã viết trong một dòng tweet hôm 19/01: “Những người theo chủ nghĩa toàn cầu lại làm thế nữa rồi.”

“Nếu WEF muốn tìm hiểu cách cung cấp thức ăn cho nhiều người hiệu quả hơn,” ông Flood nói thêm, “thì họ nên đến thăm Nebraska, nơi những những người thực hiện công việc này có thể cho họ thấy việc ấy đã được thực hiện như thế nào.”

Ngoài thực vật, WEF đang xem xét công nghệ sinh học như một giải pháp tiềm năng.

Ad

WEF lập luận rằng con người đã thao túng thiên nhiên để đem lại lợi ích cho mình trong suốt lịch sử, nhân giống một số loài thực vật và động vật để chọn lọc những đặc điểm mong muốn. Những tiến bộ như chỉnh sửa gene chỉ đơn giản là lần lặp lại mới nhất của quá trình này.

Một công ty được đề cập đến trong bài báo này, BIOMILQ, đã phát triển “sữa dành cho trẻ sơ sinh được phát triển trong phòng thí nghiệm đầu tiên có nguồn gốc từ tế bào tuyến vú.” Theo trang web của công ty này, các tế bào tuyến vú được đặt trong “một môi trường vi mô tái tạo các điều kiện tương tự như ở vú”, trong đó các tế bào tự sắp xếp thành một cấu trúc cho phép tạo sữa.

BIOMILQ do nữ giới làm chủ và bảo đảm sữa được “nuôi cấy trong điều kiện an toàn”.

Thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

Roslin Tech là một công ty công nghệ sinh học khởi nghiệp được WEF đề cập và đang làm việc để phát triển một loại thịt trong phòng thí nghiệm có thể ăn được. Có trụ sở tại Edinburgh, Scotland, công ty này đã phát triển một công nghệ để “tái lập trình” tế bào của động vật thành tế bào gốc đa năng – loại tế bào có thể tái tạo và có khả năng “tạo ra tất cả các tế bào của các mô thân thể.”

Logo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Trung tâm Hội nghị trong cuộc họp thường niên của WEF ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 18/01/2023. (Ảnh: Fabrice CoffriniI/AFP qua Getty Images)
Logo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Trung tâm Hội nghị trong cuộc họp thường niên của WEF ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 18/01/2023. (Ảnh: Fabrice CoffriniI/AFP qua Getty Images)

Sau khi nhận được 13.6 triệu USD trong vòng gọi vốn series A hồi tháng Mười Một năm ngoái (2022), cơ sở khởi nghiệp này tuyên bố đang sản xuất và hiện đang phân phối sản phẩm của mình ở Bắc Mỹ, Âu Châu, và Á Châu, mặc dù không phải tới những người tiêu dùng bán lẻ. Các tỷ phú Bill Gates và Richard Branson cũng đều đã đầu tư vào nhiều công ty nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm.

Từng một thời rất đắt tiền, phương thức thay thế đối với việc sản xuất thịt này đã trở nên rẻ hơn đáng kể. Ví dụ, năm 2013, chiếc bánh mì kẹp đầu tiên có nhân làm từ thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có giá hơn 210,000 USD để sản xuất. Sản phẩm này đã giảm giá xuống còn ít hơn 10 USD hồi năm 2019.

Chúng ta có thể sẽ thấy những sản phẩm này sớm ra mắt trên thị trường.

Ví dụ, Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) gần đây đã phê chuẩn sản phẩm thực phẩm nuôi cấy tế bào đầu tiên – đặc biệt là thịt gà được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Khi phê chuẩn hồi tháng 11/2022, FDA đã xác định rằng thực phẩm này là an toàn thông qua một loạt thử nghiệm về thời hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng, và phương pháp biến đổi gene.

Đề cập đến những lo ngại về các tác động di truyền không lường trước được, cơ quan này cho biết các rủi ro là “thấp ở mức chấp nhận được và được hiểu rõ”, và các tác dụng phụ nghiêm trọng vẫn chưa xuất hiện trong 20 năm nghiên cứu chỉnh sửa gene vừa qua.

WEF ca ngợi quyết định của FDA vì đã “mở đường cho một cách ăn uống mới thân thiện với môi trường.” Ngược lại, tổ chức này chỉ trích cách tiếp cận của Liên minh Âu Châu (EU) là quá thận trọng.

WEF cho biết: “Bất chấp mối quan tâm của công chúng cũng như số công ty mới nổi ngày càng tăng trong lĩnh vực này, quy trình cấp phép trước khi đưa ra thị trường kéo dài đã dẫn đến tình trạng không có công ty nào nộp đơn yêu cầu phê chuẩn các sản phẩm thịt nuôi cấy ở Âu Châu.”

Một phát ngôn viên của Cơ quan An toàn Thực phẩm Âu Châu (ESFA) đã bác bỏ những tuyên bố này, nói rằng các công ty thịt nuôi cấy có thể đăng ký thông qua chương trình thực phẩm mới của họ – chương trình này đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, ESFA chưa nhận được đơn đăng ký nào cho các sản phẩm thịt nuôi cấy tại thời điểm soạn thảo bản tin này.

Ad

EU giới hạn số lượng thực phẩm biến đổi gene có thể được nhập cảng và sản xuất trong khối. Nhiều sản phẩm nông nghiệp do Mỹ sản xuất bị cấm ở EU do các chất phụ gia được sử dụng trong đó.

Côn trùng

Côn trùng là một giải pháp thay thế cho vật nuôi khác mà WEF đã thúc đẩy một cách nổi tiếng.

Trong một bài báo phát hành hồi tháng Hai năm ngoái (2022), với nhan đề “Năm Lý Do Tại Sao Ăn Côn Trùng Có Thể Làm Giảm Biến Đổi Khí Hậu” (Five Reasons Why Eating Insects Could Reduce Climate Change), tổ chức này đã đưa ra lập luận rằng sâu bọ nên được sử dụng để thay thế protein động vật truyền thống do sự lưu lại dấu vết sinh thái vừa phải hơn của chúng. Bài báo cũng quảng bá hàm lượng protein cao của một số loài bọ – cụ thể là sâu bướm – mà một nghiên cứu cho thấy vượt quá hàm lượng protein của gia súc.

Dẫn lời ông Amrou Awaysheh, giáo sư quản lý và vận hành chuỗi cung ứng tại Trường Kinh doanh Kelley thuộc Đại học Indiana, WEF lập luận rằng lượng protein đậm đặc hơn được tìm thấy trong sâu bướm có thể là cần thiết trong việc nuôi sống dân số thế giới ngày càng tăng.

Ad

“Đến năm 2050, trái đất sẽ có gần 10 tỷ người. Nhu cầu về protein sẽ vượt quá khả năng cung cấp của chúng ta.”

Một số nhà bảo vệ môi trường đã chỉ trích WEF vì đề nghị các giải pháp vô lý cho biến đổi khí hậu, trong khi nhiều người tham dự thuộc giới tinh hoa của WEF từ chối hạn chế lượng khí thải carbon của chính họ.

“Âu Châu đang trải qua những ngày tháng Một ấm áp nhất từng được ghi nhận, và các cộng đồng trên khắp thế giới đang phải vật lộn với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do khủng hoảng khí hậu gây ra,” nhà vận động Hòa Bình Xanh (Greenpeace) Klara Maria Schenk cho biết trong một tuyên bố hôm 13/01. “Trong khi đó, những người giàu có và quyền lực đổ xô đến Davos trên những chiếc phi cơ phản lực tư nhân cực kỳ ô nhiễm, bất bình đẳng về mặt xã hội để thảo luận về khí hậu, và không công minh đằng sau những cánh cửa đóng kín.”

“Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các chuyến bay bằng phi cơ phản lực tư nhân đến và đi từ các phi trường phục vụ Davos trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022 đã thải ra tổng cộng 9,700 tấn carbon dioxide – tương đương với lượng khí thải trung bình của khoảng 350,000 xe hơi trong một tuần.”

Trọng Khiêm biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin