Gìn vàng giữ ngọc
Thụy-Vân là một kỹ-nữ có tiếng ở Hằng-châu, thông-minh nhan-sắc không ai sánh kịp. Khi cô 14 tuổi, mẹ cô bắt cô tiếp khách, Thụy-Vân thưa rằng:
– Cả một đời con quan hệ ở lúc này. Mẹ con ta nên thận-trọng. Ai muốn lại chơi, xin mẹ cứ định giá là 15 đồng tiền vàng.
Hằng ngày có tiếp khách, Những người muốn được cô tiếp, phải mang lại một thứ quà gì. Nếu món quà ấy hậu thì có đánh với họ một ván cờ hay biếu một bức tranh. Nếu món quà ấy bạc, thì cô chỉ một chén nước trà thôi. Chẳng bao lâu danh-tiếng cô lừng lẫy, và hằng ngày những khách rất giàu có, rất lịch-sự lần lượt ra vào.
Bấy giờ ở Ngu-hàng có một chàng, tên là Hứa, sớm nổi danh là người có tài, nhưng gia-sản chẳng có gì mấy. Dẫu mê Thụy-Vân, Hứa vẫn không dám mơ-tưởng đến chuyện cầu-thân. Hứa cố kiếm lấy một cái quà mọn, mong được cô hạ cố tiếp chuyện.
Nhưng chỉ e nếu cô so-sánh với bọn giàu sang đang vồ-vập cô, thì cô sẽ không để ý đến một chàng si-tình nghèo khó như mình !. Ngờ đâu khi thoạt đến, Hứa mới cùng cô trao đổi vài câu, cô đã tiếp Hứa rất ân-cần. Nói chuyện hồi lâu, cô nhìn Hứa với yêu-đương, lại đưa cho anh ta một bài thơ cô tự nghĩ lấy :
Huy hoàng này của dao-đài,
Xin chi nước gạo như ai cho phiền !
Vi tìm ngọc chủ cầu duyên,
Thì đây sẵn có, tần-phiền đâu xa…
Chàng thiếu-niên ấy mừng lắm, muốn cùng cô nói chuyện nữa, nhưng người thị-tỳ vào báo có khách. Hứa rất bối rối lui ra.
Khi về nhà, Hứa đọc lại bài thơ, trong lòng rối loạn. Vài hôm sau, không thể đè-nén được cảm tình, anh ta ăn mặc rất bảnh-bao, lại đến nhà Thụy-Vân. Cô niềm-nở tiếp Hứa, rồi ngồi bên anh ta, cô ra dáng lo-ngại, hỏi nhỏ anh ta rằng:
– Có muốn ngủ lại ở đây một đêm không ?
Hứa giả nhời:
– Tôi là một anh hàn-sĩ, chỉ có cái cuồng-vọng là được cô đoái tình đến mà thôi. Cái quà mọn mà tôi biết cô đã làm cho tôi sạt nghiệp! Tôi đâu dám mơ ước “cao xa” hơn nữa để đến khánh-kiệt cả gia tài.
Thụy-Vân nghe thấy thế, lấy làm buồn-rầu. Hai người ngồi
cạnh nhau, không nói năng gì nữa. Hứa chưa đi, mẹ cô ta nóng ruột, thúc gọi đến năm bảy lần…
Sau Hứa đi, sầu khổ đến nỗi muốn bán hết cả gia-tài để mua vai một lúc rồi đi cho biệt tích, nhưng Hứa lại không thể chịu đựng được cái tư-tưởng ấy nó giày vò. Bàn đi tính lại mãi, Hứa thất-vọng và từ đấy chẳng thấy ai nói đến Hứa nữa.
Còn Thụy-Vân mấy tháng sau, chẳng gặp một người khách nào xứng ý mình. Mẹ cô tức mình, bắt cô “làm tiền” , nhưng cô không chịu.
Một hôm, một thày Tú đem quà đến, ngồi cạnh cô, nói chuyện một lát, rồi đứng dậy, vừa lấy ngón tay dí vào trán cô, vừa nói:
– Đáng tiếc Đáng tiếc !
Rồi thầy Tú đi, Thụy-Văn tiễn chân thầy Tú xong, xem trán mình thấy một vết đen như mực. Cô càng rửa cái vết ấy đi, càng rõ thêm. Vài hôm sau, cái vết ấy loang to. Một năm sáu, nó loang khắp cả mặt. Không ai trông thấy mặt cô kỹ-nữ khốn-nạn ấy mà không bắt cười. Khách xa-mã không còn một ai. Mụ giầu không cho cô trang-điền nữa, và “giáng” cô xuống hàng nô-tỳ.
Yếu-ớt, héo-hon, cô không thể chịu được sự đầy-đọa ấy và mỗi ngày một hao mòn mình ve.
Hứa nghe thấy vậy, đến thăm cô và thấy cô đương ở trong bếp, đầu bù, tóc rối, nom ghê-gớm như con ma. Cô ngẩng đầu lên trông, biết là chàng, bèn giấu mặt vào tường. Hứa thương-xót, đi tìm mụ giầu để mua lấy Thụy-Vân. Mụ giầu bằng lòng. Hứa bán ruộng, dốc túi, và đem người thiếu-nữ ấy về.
Khi qua ngưỡng cửa, cô lấy vạt áo che nước mắt, và không
muốn tự coi mình như vợ chàng. Cô muốn chàng sau này lấy người vợ hai. Nhưng chàng nói:
– Cái vật có giá trị ở trong đời là tình tri kỷ. Cô đã tỏ tình tri kỷ với tôi trong thời cô oanh-liệt, bây giờ cô cùng khổ, sao tôi lại không yêu cô ?
Rồi Hứa không lấy vợ khác nữa. Người ta chế-riễu, nhưng Hứa lại càng quả-quyết.
Một hôm, Hứa đến Tô-chân, gặp trong tửu quán một chàng tên là Hồ. Hồ hỏi Hứa về tin-tức danh-kỹ Thụy-Vân ở Hằng-châu. Hứa giả lời:
– Cô ta lấy chồng rồi ! – Lấy ai ?
– Lấy một người vào hạng tôi.
– Nếu chồng cô ấy giống anh thị thực là một người giỏi, Nhưng hắn chuộc cô la bao nhiêu tiền ?
– Cô ta chẳng may bị một tai-nạn, nên mới chuộc được giá rẻ. Nếu không thì một người vào hạng tội dễ đã vớt được một ngôi sao ở chốn lầu xanh ?
Hồ lại hỏi Hứa rằng người ấy có thật giống Hứa không ?. Hứa thấy hỏi thế, lấy làm lạ, cũng hỏi lại Hồ, thì Hồ mỉm cười giả nhời rằng:
– Tôi không muốn giấu anh nữa, Ngày trước tôi đã được gần mỹ-nhân một lúc, tôi thấy con người tuyết-thế giai-nhân mà chịu long-đong, không tìm được người tri-kỷ, nên tôi đem lòng thương. Vì thế, tôi dùng một thuật làm cho nàng kém lộng-lẫy để giữ được mãi cái xuân và chờ-đợi tấm ái-tình xứng-đáng, nó là cái gương phản-chiếu linh-hồn nàng.
Hứa vội hỏi :
– Cái vết anh đã bồi đấy anh có thể xóa đi không ?
Hồ mỉm cười giả lời:
– Sao tôi lại không xóa đi được, nếu chồng cô ta thực bụng nhờ tôi việc ấy.
Bấy giờ Hứa vái Hồ và nói:
– Chồng cô Thụy-Vân chính là tôi đây.
Hồ, xiết bao sung-sướng, giả lời:
– Ở đời chỉ có những người trượng-phu mới chung-tình, vì những người ấy không trọng nhan-sắc mà khinh phần trí-tuệ. Xin anh đem chị ấy lại đây, tôi sẽ làm cho chị ấy lại đẹp như xưa.
Khi hai vợ chồng Hứa đến, Hứa muốn mời Hồ uống rượu, nhưng Hồ gạt đi:
– Tôi làm cải thuật của tôi đã, anh bảo dự-bị sẵn-sàng cả đi, rồi anh sẽ được sung sướng.
Hồ bảo mang một cái chậu lại, đổ đầy nước vào, lấy ngón tay thư-phù vào nước, rồi gọi người thiếu-phụ ra, bảo rằng :
Chị rửa mặt bằng nước này thì chị sẽ khỏi. Nhưng các thân-thích chị phải lánh xa, chỉ có thầy lang này được ở lại thôi.
Hứa mỉm cười đi ra, chờ cho Thụy-Vần rửa mặt xong. Tay cô la đưa đến đâu thì mặt trắng ra đến đấy và cô ta lại đẹp lộng-lẫy như trước.
Vợ chồng Hứa ngạc-nhiên, chưa cạn lời cảm tạ ân-nhân, thì người đã biến mất rồi. Bấy giờ vợ chồng bạn mới biết người là một vị tiên.
Kính thần VŨ VĂN LỄ dịch thuật