• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 13/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Hãy để quá khứ trôi qua

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 29/01/2023
bigger smaller Báo lỗi

LEO BABAUTA 

Cho dù có nhận thức được điều đó hay không, nhiều người trong chúng ta vẫn đang không ngừng vật lộn với quá khứ. 

Viêc này có thể liên quan đến những sai lầm khiến chúng ta hối tiếc, tức giận vì điều gì đó đã xảy đến cho chúng ta, hoặc thất vọng về cách mọi thứ đã diễn ra.

Có thể chúng ta tự kể lại những chuyện khiến mình buồn bã, chán nản, tức giận hoặc tổn thương trong quá khứ. Có lẽ chúng ta không thể ngừng suy nghĩ về những sự kiện đã qua – những việc ấy cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí chúng ta.

Nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta có thể để quá khứ trôi qua và sống với những gì đang diễn ra? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thấy rằng việc níu kéo quá khứ là gánh nặng mà chúng ta có thể giải thoát? 

Hãy để quá khứ trôi qua
Chấp nhận khó khăn và trao lại tình yêu thương. (Ảnh: Chepko Danil Vitalevich/Shutterstock)

Buông bỏ quá khứ là điều bạn có thể làm được, mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi khuyên bạn thực hiện phương pháp gồm bốn bước sau đây:

Bước 1: Nhìn nhận lại câu chuyện khiến bạn bị tổn thương 

Bạn đang gặp đau đớn hoặc đối mặt với khó khăn: tức giận, thất vọng, hối hận, buồn bã hoặc tổn thương.

Bạn hãy chú ý đến nỗi đau này, và hãy hiểu rằng đó chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả những câu chuyện mà bạn kể cho mình nghe. Bạn có thể khăng khăng rằng nỗi đau này là do những câu chuyện đó gây ra, nhưng chuyện gì xảy ra thì cũng đã qua rồi. Tất cả đã kết thúc rồi. Vậy mà giờ đây, nỗi đau vẫn còn trong bạn và do những suy nghĩ liên tục của bạn tạo ra. 

Ad

Bạn hãy ghi nhớ rằng “câu chuyện” không có nghĩa là “câu chuyện sai”, cũng không có nghĩa là “câu chuyện đúng”. Chữ “câu chuyện” trong ngữ cảnh này không hàm ý tốt hay xấu, sai hay đúng, hoặc bất kỳ loại phán đoán nào khác. Đó chỉ đơn giản là một quá trình đang diễn ra bên trong đầu bạn. 

Quá trình này giống như:

  • Bạn đang nhớ lại những gì đã xảy ra.
  • Bạn có quan điểm hoặc nhận định về sự kiện khiến bạn bị tổn thương.
  • Điều này gây ra những cảm xúc trong bạn. 

Vì vậy, bạn chỉ cần nhận biết câu chuyện mà không cần phán xét câu chuyện đó hoặc phán xét bản thân bạn. Có câu chuyện nào đó là chuyện tự nhiên, nhưng bạn chỉ cần thấy nó đang ở nơi đó. Và thấy rằng nó đang gây ra cho bạn sự khó khăn, thất vọng, hoặc đau đớn. 

Bước 2: Đối mặt với những cảm giác đau đớn thể chất 

Tiếp theo, bạn nên chuyển sự chú ý vào câu chuyện trong đầu sang cảm giác trong cơ thể, một loại cảm giác về mặt thể chất: Có thể là tức ngực, mệt mỏi với đôi mắt lõm sâu, cảm giác đau nhói, đau ở tim, cơn đau tỏa ra từ đám rối thần kinh tạng, hoặc nhiều triệu chứng khác.

Hãy thực hành cách quay sang và đối mặt với cảm giác này, bằng cách đẩy sự chú ý ra khỏi đầu và hướng vào thân thể. Thông thường chúng ta cố gắng tránh những cảm giác đau đớn này. Nhưng bây giờ, bạn hãy ở lại và đối mặt với chúng với sự can đảm.

Hãy khám phá cảm giác này với sự tò mò: Cảm nhận xem những cảm giác này diễn ra như thế nào? Xảy ra ở đâu? Có thay đổi không? Nếu điều này trở nên không thể chịu đựng được, hãy thực hiện từng chút một, theo cách có thể kiểm soát được. Có thể rất căng thẳng nếu những cảm giác thể chất này xảy ra mạnh mẽ.

Thường thì chúng ta đều thấy rằng cảm giác này không phải là điều tồi tệ nhất, rằng chúng ta có thể chịu đựng được. Trên thực tế, chỉ là một chút khó chịu, không có gì phải lo lắng.

Hãy ở lại, nhẹ nhàng, thân thiện và chào đón nó. Hãy tận hưởng cảm giác này như thể bạn sẽ có một người bạn tốt. Bạn đang trở nên thoải mái với sự khó chịu, và đó là con đường của lòng dũng cảm.

Bước 3: Buông bỏ niềm đau

Nhận lấy khó khăn và trao ra tình yêu thương. Đây là một phương pháp thực hành Phật giáo Tây Tạng gọi là tonglen (cho và nhận): Hít vào cảm giác khó khăn, và thở ra cảm giác nhẹ nhõm và giải thoát khỏi khó khăn đó.

Bạn có thể cảm nhận không chỉ nỗi đau của chính mình mà còn cả nỗi đau của người khác.

Trong vòng một phút hoặc hơn, hãy tưởng tượng nỗi đau của những người xung quanh bạn theo vào từng nhịp thở và cảm giác bình yên tỏa ra cho họ khi bạn thở ra.

Bạn có thể thực hành điều này hàng ngày và nhận lại những hiệu quả kỳ diệu. Thay vì chạy theo cảm giác khó khăn, bạn hãy đón nhận và để bản thân cảm nhận. Và bạn hãy làm điều đó cho người khác nữa; điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi việc tập trung vào bản thân mình và thay vào đó là tập trung vào tha nhân.

Ad

Khi làm vậy, bạn sẽ bắt đầu buông bỏ được những nỗi đau và khó khăn mà bạn gặp phải. 

Bước 4: Hướng về tương lai 

Khi bạn cảm thấy rằng mình đã buông bỏ, thay vì bị cuốn vào câu chuyện của mình một lần nữa, hãy quay lại và xem điều gì đang hiện diện ngay đây, ngay lúc này. Bạn thấy những gì? Bạn có thể trân trọng tất cả hoặc một vài điều không? Bạn có thể biết ơn điều gì đó ở phía trước bạn ngay bây giờ không?

Bước này rất quan trọng bởi vì khi mắc kẹt vào điều gì đó xảy ra trong quá khứ, chúng ta không chú ý đến hiện tại. Chúng ta không trân trọng khoảnh khắc ở ngay phía trước của chúng ta. Chúng ta không thể, bởi vì tâm trí của chúng ta bị quá khứ lấp đầy.

Vì vậy, khi bắt đầu buông bỏ quá khứ, chúng ta sẽ xóa bỏ những phiền muộn và đong đầy tâm trí bằng hiện tại. Chúng ta nên biết ơn những gì ở ngay đây thay vì lo lắng về những gì không hiện diện lúc này.

Ad

Khi làm như vậy, chúng ta sẽ biến thời khắc vật vã thành giây phút vui vẻ. 

Leo Babauta là tác giả của sáu cuốn sách và là nhà văn của Zen Habits, một blog với hơn 2 triệu người ghi danh. Truy cập ZenHabits.net

Tú Liên biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin