Hoa Kỳ phỏng theo phương pháp của Trung Cộng
Stu Cvrk
Một số thành viên của giới tinh anh chính trị tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác dường như đang ngưỡng mộ các phương pháp mà Trung Cộng sử dụng khi họ theo đuổi các cách thức của chính mình – thao túng và đàn áp bất đồng chính kiến trong nước.
Thông qua việc vũ khí hóa chính phủ liên bang nhắm vào những người bất đồng chính kiến, Hoa Kỳ dường như đang xóa bỏ một số biện pháp bảo vệ Hiến Pháp được bảo đảm theo Hiến pháp Hoa Kỳ nhằm tăng tốc mô phỏng các phương pháp theo cách thức của Trung Cộng.
Chúng ta hãy xem xét chủ đề này và rút ra một vài so sánh.
Món trứng cuộn lớn
Tu chính án thứ Nhất trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ ở vị trí số một vì một lý do: Những Tổ phụ Lập quốc Hoa Kỳ từ kinh nghiệm trực tiếp của họ đã biết rằng tự do ngôn luận chính trị là cách kiểm tra tốt nhất đối với chính quyền trung ương chuyên chế. Tu chính án thứ Hai là số hai vì quyền mang vũ khí thực thi các quyền tự do ngôn luận được Tu chính án thứ Nhất bảo đảm.
Ngược lại, lời mở đầu của Hiến Pháp Trung Quốc hoàn toàn không đề cập đến quyền của công dân Trung Quốc. Thay vào đó, tài liệu này tập trung vào việc mô tả các điều khoản mà chính quyền trung ương (dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng) sẽ tạo thuận tiện cho việc “đạt được hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa theo con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.”
Trung Cộng e sợ người dân Trung Quốc bởi vì Đảng này cai trị Trung Quốc một cách bất hợp pháp.
Trung Cộng kiểm soát chặt chẽ dân số, xã hội, nền kinh tế, và quân đội Trung Quốc thông qua bộ máy an ninh nội địa rộng lớn, gồm công an trong nước và người cung cấp thông tin, phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành nhằm truyền tải những thông tin có thể chấp nhận được chứ không phải dưới dạng tin tức công khai, bộ máy quan liêu cộng sản tham nhũng cố gắng kiểm soát hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, hệ thống kiểm soát xã hội công nghệ cao ngày càng mở rộng nhằm giám sát và theo dõi hành vi của công dân Trung Quốc, và các biện pháp khác nhằm duy trì sự cai trị của Trung Cộng bằng cách xác định, trừng phạt, và dập tắt bất kỳ sự bất đồng chính kiến nào đối với các chính sách và tính chính thống của Trung Cộng.
Điều 3 của Hiến Pháp Trung Quốc quy định rằng tất cả các thể chế nhà nước hoạt động theo nguyên tắc cộng sản “tập trung dân chủ”. Nguyên tắc đó không có tính thống nhất: thảo luận tự do, cởi mở (dân chủ) và đoàn kết, kỷ luật trong đảng (kiểm soát trung ương). Nắm đấm sắt của Trung Cộng quyết định những thứ được phép ở Trung Quốc; “dân chủ đặc sắc Trung Quốc” chính là chính quyền do lực lượng công an cai trị.
Trong khi bản thân Hiến Pháp “bảo đảm” các quyền của công dân Trung Quốc (Điều 35: “quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, liên hợp, tuần hành và biểu tình” và Điều 36: “quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”) – điều mà công dân Trung Quốc sẽ gặp rủi ro theo quy định tại Điều 37, tuyên bố rằng “Không công dân nào bị bắt giữ nếu không có sự chấp thuận hoặc có quyết định của Viện kiểm sát nhân dân hoặc có quyết định của Tòa án nhân dân, và việc bắt giữ phải do cơ quan công an thực hiện?” Tòa án nhân dân chính là các tòa án chuột túi (kangaroo court, hoàn toàn đi chệch khỏi các chuẩn mực pháp lý) do Trung Cộng điều hành. Và sau đó là “các cơ quan công an”.
Bộ máy công an nội bộ Trung Quốc thuộc Bộ An ninh Nhà nước (MSS) và Bộ Công an (MPS) giám sát và trừng phạt bất kỳ người nào bất đồng với những quan điểm của Trung Cộng về các chính sách được các quan chức Trung Cộng và truyền thông nhà nước Trung Quốc không ngừng tuyên truyền.
Theo ghi nhận của China Leadership Monitor, “cơ quan [chính quyền trung ương] chịu trách nhiệm về hoạt động gián điệp chính trị trong nước, phần số Một hay Cơ quan số Một, thuộc Bộ Công an và Cục Công an (PSB), là đơn vị ‘bảo vệ an ninh chính trị’ (zhengzhi anquan baowei), công an mật trong nước của Trung Quốc.” Bộ phận này cũng là “Số Một” vì lý do: Trung Cộng xem sứ mệnh trấn áp những người bất đồng chính kiến trong nước là chức năng kiểm soát trong nước và chính quyền quan trọng nhất ở Trung Quốc bởi vì đây là nhiệm vụ bảo tồn và duy trì chế độ Trung Cộng.
Sứ mệnh của “Cơ quan số Một” và các cục trực thuộc của cơ quan này có nhiệm vụ “thu thập và phân tích thông tin tình báo, phát hiện và hành động nhắm vào các cá nhân và vụ việc gây nguy hiểm cho sự ổn định chính trị xã hội cũng như an ninh quốc gia, nhắm mục tiêu vào các nhóm tôn giáo và sắc tộc, tăng cường an ninh trong các tổ chức học thuật và các đơn vị trực thuộc nhà nước cũng như tuyển dụng người cung cấp thông tin.”
Để thực hiện sứ mệnh trên, bộ máy công an đồ sộ này bao gồm hàng chục ngàn người cung cấp thông tin và tương tự như công an trong nước cũng như các hoạt động gián điệp ở các chế độ toàn trị khác, chẳng hạn như Gestapo ở Đức Quốc xã và NKVD/KGB ở Liên Xô. Khi một người bị xem là “kẻ thù tiềm năng của nhà nước”, thì việc bức hại, giam cầm kéo dài, và cải tạo cưỡng bức là không thể tránh khỏi. Người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công, và các nhóm thiểu số khác đã chứng kiến sự bạo lực của những biện pháp này.
Thẩm quyền của MPS và MSS bắt nguồn từ Điều 28 của Hiến Pháp Trung Quốc: “Nhà nước sẽ duy trì trật tự công cộng, trấn áp tội phản quốc và các hoạt động tội phạm khác gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, trừng phạt các hoạt động tội phạm, gồm cả những hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh công cộng hoặc gây tổn hại cho chủ nghĩa xã hội, kinh tế, trừng phạt và cải tạo tội phạm.”
Những quy định này được Trung Cộng giải thích và thực thi một cách tùy tiện. Những người Trung Quốc dám chất vấn các nhà lãnh đạo Trung Cộng hoặc các chính sách của chính quyền sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc vì ở Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận và sự bảo vệ, đồng thời công an được trao quyền giám sát, theo dõi, và giải quyết mạnh tay đối với tất cả những người bất đồng chính kiến.
Hoa Kỳ mô phỏng nhà nước giám sát trong nước của Trung Quốc
Kể từ khi Đạo luật “Cung cấp các Công cụ Thích hợp Cần thiết nhằm Đẩy lùi và Ngăn chặn Chủ nghĩa Khủng bố” (PATRIOT) được thông qua vào tháng 10/2001, các điều khoản của đạo luật đó đã được sử dụng để mở rộng hoạt động giám sát trong nước của chính phủ liên bang đối với công dân Mỹ. Những quyền hạn giám sát được mở rộng này mâu thuẫn trực tiếp với quyền riêng tư của người Mỹ và Tu chính án thứ Nhất. Các cơ quan liên bang đã được vũ khí hóa để nhắm mục tiêu và trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp (DOJ) đã được thay đổi để truy tố, làm phá sản, kết tội, bỏ tù, và loại bỏ các đối thủ chính trị. Hàng ngàn người biểu tình chính trị bất bạo động (được DOJ và FBI xem là “cuộc nổi dậy J6”) đã bị truy đuổi trong nhiều năm vì những gì được xem là tội tiểu hình xâm phạm hình sự, thậm chí là những tội không được xem là nghiêm trọng ở nhiều tiểu bang.
Cuộc truy lùng liên bang đang diễn ra này vẫn tiếp tục ba năm sau khi sự việc xảy ra trong khi thủ phạm, những người tổ chức, và người ủng hộ tài chính cho cuộc bạo loạn Black Lives Matter (BLM) vào năm 2020 phần lớn không bị trừng phạt, hoặc nếu bị truy tố sẽ nhận mức án nhẹ mặc dù chỉ riêng những kẻ bạo loạn bạo lực đó đã gây ra thiệt hại tài sản hơn 2 tỷ USD.
DOJ đã sử dụng luật pháp để nhắm mục tiêu và loại bỏ các đối thủ chính trị thông qua các vụ kiện dân sự, truy tố liên bang và tiểu bang theo các đạo luật có vấn đề hoặc ít được sử dụng, các vụ kiện loại bỏ phiếu bầu, và cố gắng loại bỏ tư cách của cử tri tiểu bang. Điều này tương đương với loại hệ thống được sử dụng ở Trung Quốc để bảo đảm rằng chỉ những ứng cử viên được Trung Cộng chấp thuận mới có thể được “bầu chọn.”
Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã trở thành nơi thử nghiệm việc giám sát thông tin liên lạc của người Mỹ và là công cụ đàn áp diễn ngôn chính trị. Một ví dụ là “Ban Quản trị Thông tin sai lệch”, được thành lập với mục đích đàn áp các phát ngôn chính trị rồi đột ngột giải thể hồi năm 2022. Các sáng kiến khác bao gồm quan hệ đối tác công-tư trong đó DHS có thể chặn phát ngôn chính trị “không mong muốn” bằng cách chuyển giao quyền lực hạn chế của cơ quan cho các công ty tư nhân để hoạt động như các cơ quan chính phủ trên thực tế.
Đơn cử, Cơ quan Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng (CISA) của DHS đã hợp tác với Đối tác Liêm chính Bầu cử (EIP) để theo dõi và chặn “những gì họ xem là thông tin sai lệch và thông tin giả” trong chiến dịch tranh cử năm 2020, theo bản tin của Real Clear Investigations. Tất cả những hoạt động này đều vi phạm Tu chính án thứ Nhất và mang dấu ấn của các phương pháp đàn áp bất đồng chính kiến của cộng sản Trung Quốc.
FBI cũng chuyển giao quyền lực hạn chế của chính phủ một cách bất hợp pháp cho một công ty tư nhân khi cơ quan này thông đồng với X, trước đây là Twitter, trong nhiều năm để đàn áp quyền tự do ngôn luận mà Đảng Dân Chủ cho là không mong muốn, theo Newsweek đưa tin.
Chính phủ liên bang cũng đã tạo thuận tiện cho việc thành lập ngành kiểm duyệt, gồm các cơ quan liên bang, các Đại Công ty Công nghệ và Truyền thông (Big Tech và Big Media), để chặn các tin tức, sự kiện, và thông tin chính trị “không mong muốn”, như Tổ chức vì Tự do Trực tuyến đã tóm tắt. Các tổ chức tư nhân này đã trở thành phần mở rộng của chính phủ liên bang theo cách tương tự như cách Trung Cộng kiểm soát và chỉ thị mọi biểu hiện chính trị trong toàn xã hội Trung Quốc.
Suy ngẫm kết luận
Chủ nghĩa độc tài đáng sợ phát triển theo mô hình nhà nước giám sát của Trung Quốc dường như là con đường phía trước của Hoa Kỳ bất chấp những thách thức dựa trên Hiến Pháp đối với sự lạm quyền của chính phủ. Việc chính phủ liên bang đàn áp một cách tùy tiện các bài diễn ngôn chính trị của Hoa Kỳ là hiện tượng mới ở đây, điều này chắc chắn sẽ khiến các Tổ phụ Lập quốc, những người đã viết Tu chính án thứ Nhất, không khỏi bàng hoàng.
Các quốc gia cũng đã rơi vào tình trạng đàn áp phát ngôn chính trị. Viện Rutherford cho biết có “ít nhất 205 luật được đề nghị ở 45 tiểu bang nhằm hạn chế quyền tụ tập và biểu tình một cách ôn hòa bằng cách mở rộng định nghĩa về bạo loạn, nâng hình phạt đối với các hành vi phạm tội hiện có, hoặc quy định các tội mới liên quan đến hội họp.” Những người đang thúc đẩy các luật vi hiến này đã góp phần lớn vào việc phát triển các khái niệm mới vi phạm các quyền của Tu chính án thứ Nhất và trấn áp những người bất đồng chính kiến, như các khu vực tự do ngôn luận, khu vực bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ phá thai, khu vực xâm phạm, luật chống bắt nạt, chính sách không khoan nhượng, và luật về tội do thù hận.
Khả năng “nói lên sự thật trước quyền lực” của những người Mỹ bình thường từng là một nhu cầu về mặt đạo đức được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ, khiến Hoa Kỳ khác biệt với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đang đi theo con đường tạo ra một phiên bản Mỹ của Cục Công an Trung Quốc và mạng lưới cung cấp thông tin để nhắm mục tiêu và trấn áp những người thực hiện quyền đó. Hãy cảnh giác!
Ông Stu Cvrk đã về hưu với tư cách là một thuyền trưởng sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ ở nhiều vị trí chính quy và dự bị khác nhau, cùng với kinh nghiệm hoạt động đáng kể ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục tự do chính thống đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho các bài bình luận chính trị của ông.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.