Học thêm
Chúng ta là một dân-tộc rất hiếu học và rất lo học. Nhiều người bảo thế.
Nhưng, có thể nói thêm được rằng chúng ta đã học-tập chỉ có mục-đích là mong giật lấy mảnh bằng dùng làm “cần câu cơm”, dùng làm thang để leo tới một địa-vị kha khá trong xã-hội.
Sau khi đã nộp xong đơn ứng-thi, thôi thì ngày đêm người ta hết sức chuyên lo nhồi sọ sao cho được thật nhiều đồ trong vài ba buổi thi-cử, người ta chỉ rút ra dùng chừng đó có một phần nhỏ thôi.
Người hỏng thì sẽ thở dài: “Thật là công cốc !” Còn người được đỗ sẽ sung-sướng vô ngần vì nhận thấy đã thoát hẳn được cái đời học-tập mà bước sang địa-vị một viên-chức. Rồi mặc cho cái món đã nhồi sọ kia tiêu-tán dần khi người ta đã cưới vợ, nuôi con, lập một gia-đình có cơ đứng vững với một số lương tháng tuần tự lên cao…
Do đó, nên ở xã-hội ta hiện thời, có một số anh em, dù đã thành thân, cứ sống ngày này sang tháng khác một cuộc đời bằng-phẳng lặng-lờ, không cần bận tâm biết đến những việc khác bên ngoài bốn bức tường nhà ở; mặc thiên-hạ sự, làm thinh trước những vấn-đề xã hội, họ cho rộng đó không có gì dính-líu tới cuộc đời mình nữa. Đối với văn-chương, báo, sách, họ coi chúng như kẻ thù. Phải chăng chính vì chúng đã nhiều lần làm cho họ chịu điêu-linh vất-vả trong những năm còn cắp sách đến trường ?
Tất có người sẽ lớn tiếng mà bảo-chữa rằng ai tội gì mà mua chuốc lấy những việc không đâu, nhất là khi người ta đã có công ăn việc làm, nghĩa là khi đã nhàn thân yên phận ! Thì giờ đâu ? Ai phải vạ mà học thêm, vì dẫu sao chăng nữa cũng chỉ đến ấm cật, no lòng !
Xin thưa; nếu ai cũng chỉ nghĩ như vậy, chẳng hóa ra ta chỉ khiến cho ta lúc nào cũng như chập-chờn ngái-ngủ. Và lúc này phải đâu còn là lúc ta sống vì lòng vị kỷ, vì chủ nghĩa cá-nhân; lúc này chính là lúc ta cần phải học thêm mới mong giúp ích được cho người này người nọ.
Trong thuở hãy còn là một học-sinh, chúng ta bằng những ước-ao cái ngày đi tới tuổi trưởng thành. Vì, ở cái thời-kỳ này, người ta đã có một bộ óc có thể xét-đoán, thâu nhận được những điều hay, những sự bổ-ích một cách chắc-chắn hơn; ở thời-kỳ này, người ta có thể học-tập được tự-nhiên hơn, không bị câu thúc chật-hẹp.
Thì nay cái thời-kỳ đó đã đến với ta rồi. Chắc hẳn không vì một lẽ gì ta lại đổi thay nguyện-vọng xa mà biếng nhác hay ngại-ngùng trước trồng bảo, sách, văn-chương !.
Chúng ta thường đã thực thà mà công nhận rằng người Âu-ấy họ nhiều chuyện. Xem ngay như hai người, tuy thường đã quen biết nhau, hễ thình lình gặp nhau bất cứ ở một nơi nào, họ cũng vẫn trò chuyện với nhau được hàng giờ. Mà những chuyện của họ nói, thật là đậm-đà, nở-nang, liên-tiếp. Gia dĩ đến khi họ đã bắt tay nhau tiễn-biệt, họ cũng còn cười nói được mươi lăm phút nữa. Và, lúc quay gót, người nào cũng tỏ vẻ như luyến-tiếc sao cuộc gặp gỡ trôi mau…
Quay về phía người Nam chúng ta; vài ba người thường khi chỉ nhìn nhau suông, không biết nói gì; ai cũng nhấp-nhỏm như muốn cáo từ cho thoát cái vòng không-khí gượng ép,
Trong số anh em ta, có người rất cẩn-thận dè dặt lời nói, vì chung đã nghĩ rằng con người hoàn-toàn khôn-ngoan chính là người bình-tĩnh, điềm đạm, ít nói. Người ta có ý kiến gì hay, có tư-tưởng gì đẹp, người ta coi như những “bí-hiểm nhà nghề” không dám truyền-bá cho nhau biết. Chỉ lo sợ nếu hở cơ ra người khác thu-nhặt mất ! Vì thế, những dịp hội-đàm của chúng ta tránh sao cho khỏi tẻ-nhạt ?
Nhưng ví bằng chúng ta có chuyện chăng nữa, chẳng qua chỉ những là điều nói đến “cái tôi”, hoặc là bình-phẩm người khác…
Muốn khêu gợi ra chuyện, chúng ta không thấy một vấn đề gì ! Muốn tiếp nối cho chuyện thêm đằm-thắm, chúng ta tìm không ra một tài-liệu nhỏ !
Vậy, có phải là tại chúng ta không chịu xem nhiều, học rộng ? Sách, báo ở xứ ta, ngày nay, nào còn hiếm nữa đâu ? Trong mấy năm gần đây, các nhà thức-giả đã cho phiên dịch ra quốc-âm những pho sách bắu dặn-giảng về văn-hóa âu tây, á-đông… Và, hiện giờ, bao nhiêu sách, báo chuyên về khảo-cứu, về luận thuyết tiếp tục phát-hành; có rất nhiều tài-liệu chắc-chắn đính-chính lại những văn-bài tam sao thất bản, đính-chính lại những việc gia truyền lại hồ-đồ không căn-cứ vào đâu… Rồi, nay mai, ta còn sẽ thấy những loại sách chuyên khoa ra đời nūa…
Đấy, cả một kho báo sách, đủ các loại, vừa trình-độ hết thảy mọi người; các giới ở xã hội ta, người nào cũng có thể đọc được. Đấy, một số lớn bảo-vật của rừng văn-chương xứ ta lúc nào cũng sẵn sàng giúp ích cho những ai muốn học thêm, biết rộng.
CÂY THÔNG