• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Kênh đào Erie: Nhóm kỹ sư tự học xây dựng thủy lộ nhân tạo dài nhất thế kỷ 19

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 05/11/2023
bigger smaller Báo lỗi

Rachel Pfeiffer

Bùm! Tiếng đại bác vang rền khắp tiểu bang New York vào ngày 26/10/1825. Những người đàn ông chăm chú lắng nghe tại vị trí của họ, sẵn sàng khai hỏa các khẩu đại bác của mình một khi nghe được âm thanh của những khẩu đại bác khác vang vọng từ phương xa. Cuộc tiếp sức này kéo dài từ Buffalo đến tận Manhattan, nơi mà những phát đại bác cuối cùng loan báo rằng tàu Seneca Chief đã rời khỏi Buffalo và đang trên đường đến bờ biển. Một thập niên trước đó, thủy lộ mà con tàu này di chuyển thậm chí không hề tồn tại, nhưng giờ đây con tàu này sẽ di chuyển từ phía bờ đông của Hồ Erie đến Đại Tây Dương. Đây cũng chính là con tàu đầu tiên đi hết chiều dài của kênh đào Erie.

Kỳ tích tưởng chừng bất khả thi

Thế kỷ 19 bắt đầu và những người tiên phong đi về phía tây đến vùng Ngũ Đại Hồ, vài người trong số họ đã đề xướng một hình thức vận chuyển an toàn hơn, nhanh chóng hơn, đáng tin cậy hơn từ vùng đất giàu tài nguyên Buffalo đến bờ biển phía tây. Ngay từ những ngày đầu năm 1800, vị Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ, ngài Gouverneur Morris, đã ủng hộ việc xây dựng một kênh đào lớn. Ông đã viết:

Chẳng phải đó là một phép màu sao? 1/10 chi phí do Anh Quốc bỏ ra trong chiến dịch vừa qua sẽ cho phép các con tàu di chuyển từ London qua sông Hudson đến Hồ Erie. Trong thời gian không xa, hàng trăm con tàu sẽ nối liền những ngọn sóng của những vùng biển nội địa kia. … Chúng ta đang lê bước chậm chạp trên lớp bìa ngoài của đất nước chúng ta. Vùng đất sâu trong lục địa có thổ nhưỡng, khí hậu, mọi điều khác vượt trội hơn nơi chúng ta đang sống. Đế chế kiêu hãnh nhất ở Âu Châu chỉ là một món đồ trang sức rẻ tiền so với những gì Mỹ quốc sẽ và phải trở thành, trong hai thế kỷ tới, hoặc có lẽ chỉ là một thế kỷ mà thôi.

Tuy nhiên, một số người lại nghĩ rằng một kênh đào lớn như vậy là không thể hoàn thành. Năm 1809, Tổng thống Thomas Jefferson tuyên bố: “Nói về việc xây dựng một kênh đào dài 350 dặm băng qua các vùng hoang dã là một việc gần như khá điên rồ.”

Toàn cảnh Kênh đào Erie và Đường sắt nối với Hồ Cayuga dài nhất trong Vùng Hồ Finger. (Ảnh: Matt Champlin/Moment/Getty Images)
Toàn cảnh Kênh đào Erie và Đường sắt nối với Hồ Cayuga dài nhất trong Vùng Hồ Finger. (Ảnh: Matt Champlin/Moment/Getty Images)

Dù ngài Jefferson đã lên tiếng thay cho nhiều người, nhưng một người đàn ông quyền lực ở New York đã trở thành một trong những người ủng hộ việc xây kênh đào mạnh mẽ nhất. Ông DeWitt Clinton đã phục vụ trong cơ quan lập pháp tiểu bang trong vai trò thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, từng là thị trưởng New York, và thống đốc tiểu bang New York. Ông đã ủng hộ việc xây dựng một con kênh trong khi làm việc ở cơ quan lập pháp tiểu bang và với tư cách thị trưởng New York. Ông Clinton tin rằng kênh đào này có thể thúc đẩy sự thịnh vượng cho thành phố của ông.

Ông Clinton nói: “Thuận theo thời gian, thành phố sẽ trở thành kho lương của thế giới, trung tâm thương mại, trụ sở của các nhà sản xuất, tâm điểm của các hoạt động tài chính lớn.”

Kênh đào được đề xướng này sẽ kéo dài từ bờ phía đông của Hồ Erie đến Sông Hudson, dài gấp đôi con kênh dài nhất thế giới vào thời bấy giờ. Chính phủ liên bang đã từ chối tài trợ để xây dựng kênh đào này, nên tiểu bang New York đã đứng ra gánh chi phí. Dự án quy mô lớn này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn bởi thực tế là Hoa Kỳ không có trường đào tạo kỹ thuật chính thức nào vào thời điểm đó. Khi việc xây dựng con kênh bắt đầu vào năm 1817, những người giữ vai trò kỹ sư hoàn toàn là những người tự học.

Nỗi khó nhọc và sự tài tình

Ad

Ông Benjamin Wright yêu thích môn toán từ khi còn nhỏ, điều này đã khiến ông theo đuổi sự nghiệp với công việc là một nhà khảo sát. Ông giúp xác định tuyến đường cho kênh Erie và được tuyển vào làm kỹ sư trưởng cho dự án. Một trong những phụ tá kỹ sư tài năng mà ông Wright đã thuê là ông Canvass White.

Ông White đã tạo những phát minh trong quá trình trưởng thành ở trang trại của cha mẹ mình. Ông bắt đầu làm việc với vị trí lục sự vào năm 17 tuổi, nhưng vào đầu những năm 20 tuổi, ông đã rời đi trên một chuyến hải trình. Ông White đã đi đến nước Nga và sau đó là Anh Quốc, tận mắt nhìn thấy những vùng đất xa xôi mà trước đây ông chỉ nghe nói đến.

Một bức chân dung chạm khắc của ông Canvass White được xuất bản trong cuốn sách “Lives and Works of Civil and Military Engineers of America” (Cuộc Sống và Công Việc của Các Kỹ Sư Dân Dụng và Quân Sự Hoa Kỳ) năm 1871. (Ảnh: Tài sản công)
Một bức chân dung chạm khắc của ông Canvass White được xuất bản trong cuốn sách “Lives and Works of Civil and Military Engineers of America” (Cuộc Sống và Công Việc của Các Kỹ Sư Dân Dụng và Quân Sự Hoa Kỳ) năm 1871. (Ảnh: Tài sản công)

Khi trở về từ Anh Quốc, một cơn bão dữ đã đẩy con tàu của ông mắc cạn. Một cuộc kiểm tra cho thấy phần lớn đáy tàu đã bị mục nát. Ông White đề nghị thay thế những tấm ván mục nát và đào một con kênh dẫn đến con tàu để dòng nước có thể tràn qua con tàu. Chẳng mấy chốc, thủy thủ đoàn nhận ra mình đang được con tàu đưa về nhà, sự tài tình của ông Canvass White khiến mọi người vô cùng phấn chấn.

Vài tháng sau khi trở về, ông White ghi danh theo học tại Học viện Fairfield. Ông đã hoàn thành các nghiên cứu về toán học, thiên văn học, hóa học, khoáng sản học, và khảo sát. Một thời gian ngắn phục vụ Quân đội đã làm gián đoạn việc học lên cao của ông. Ông đã phục vụ với vai trò trung úy trong cuộc bao vây Pháo đài Erie; đây là một trong những trận giao tranh cuối cùng của Cuộc chiến 1812, nhưng ông đã trở về nhà sau khi bị thương.

Năm 1816, ông Wright đã tuyển ông White vào dự án kênh đào. Ông White nhanh chóng có được sự tín nhiệm của ông Wright và cũng gây ấn tượng với ông DeWitt Clinton. Từ năm 1817 cho đến mùa xuân năm 1818, ông White đã đi khắp Âu Châu để thu thập các ghi chú và vẽ các bản phác thảo chi tiết về các con kênh – những thứ đã được chứng minh là vô giá.

Tuy rằng các kỹ sư có thừa khả năng đào mương cho kênh đào này, nhưng một số bộ phận gặp nhiều vấn đề. Những người xây dựng kênh đào không chuyên nghiệp này đã gặp khó khăn trong việc làm các âu thuyền – thiết bị dùng để nâng hoặc hạ mực nước nhằm đưa thuyền lên hoặc xuống dốc – và cầu dẫn nước (cầu máng), đưa kênh vượt qua các chướng ngại vật như một con đường hoặc một dòng sông. Nghiên cứu của ông White đã trang bị cho họ kiến thức để hoàn tất các công trình này.

Khi trở về, ông White đã nhanh chóng lao vào làm việc cần mẫn để ứng biến và giải quyết vấn đề cùng với các kỹ sư kênh đào tài năng khác. Ông Benjamin Wright ngày càng trông cậy vào ông. Có lẽ đóng góp lớn nhất của ông White là phát minh ra xi măng thủy lực. Loại xi măng này đông cứng lại dưới nước và có độ bền chặt ngang với loại xi măng Âu Châu đắt tiền hơn nhiều.

Ông Wright tuyên bố: “Tôi không ngần ngại nói rằng việc ông White phát minh ra xi măng thủy lực đã mang lại lợi ích vô giá cho tiểu bang này.”

Một tài liệu thống kê năm 1851 cho thấy hình ảnh Phân khu phía Tây của Kênh đào Erie. (Ảnh: Tài sản công)
Một tài liệu thống kê năm 1851 cho thấy hình ảnh Phân khu phía Tây của Kênh đào Erie. (Ảnh: Tài sản công)

Ông White đã tiếp tục việc xây dựng con kênh cho đến khi hoàn thành, và nhiều năm sau, ông Wright đã suy ngẫm về sự đóng góp vô giá của ông White, một kỹ sư tài ba và có óc sáng tạo, đối với dự án kênh đào này. 

“Đối với quý ông này, tôi luôn có thể bàn bạc và xin lời khuyên ở bất kỳ sự việc quan trọng hay khó khăn nào, và với khả năng phán đoán đúng đắn của ông ấy khi định vị tuyến kênh đào, trong phần lớn đoạn đường khó khăn, người dân của tiểu bang này nợ ông ấy lời cảm ơn nhiều hơn những gì thường được biết đến hoặc tôn vinh,” ông Wright viết.

Lòng nhiệt thành và tài năng

Các kỹ sư và thủy thủ đoàn đã xây dựng kênh đào này với tiến độ chậm nhưng chắc chắn, và gần đến năm 1825, thì kênh đào cũng sắp sửa hoàn thành. Việc thực hiện công trình ở khu vực phía đông được cho là đặc biệt khó khăn.

Năm 1824, Ủy ban Kênh đào đưa tin: “Không ai ngoài những người đã kiểm tra tuyến đường trước khi công trình được khởi công; những người đã nhìn thấy bề mặt thô sơ và nhấp nhô cắt ngang qua địa điểm công trình, những tảng đá được cho nổ tung, những gờ đất nhấp nhô, với đầy những vực thẳm và khe nứt … có thể dễ dàng trân trọng những cố gắng cần có để khắc phục được những trở ngại nghiêm trọng này.” 

Ad

Mặc cho những trở ngại về địa hình, tài chính, và chuyên môn, Kênh đào Erie vẫn được hoàn thành vào năm 1825. Con kênh khi hoàn tất có chiều rộng 40 feet (gần 12.2 mét) và chiều sâu sâu 4 feet (gần 1.22 mét). Kênh đào này có 83 âu tàu và 19 cầu dẫn nước, trải dài 363 dặm từ Buffalo đến Hudson.

Kỹ sư trưởng DeWitt Clinton đã đi thuyền qua thủy lộ nhân tạo rộng lớn này vào mùa thu năm 1825. Khi cập bến New York, ông Clinton đã đổ một keg nước (gần 60 lít nước) từ Hồ Erie ra biển Đại Tây Dương. “Sự nhập chung của hai dòng nước” này đánh dấu một kỷ nguyên mới – một kỷ nguyên sẽ mang lại sự thịnh vượng cho tiểu bang đã mạo hiểm rất nhiều để hoàn thành kênh đào Erie. Chỉ trong tám năm, lệ phí di chuyển thu được đã hoàn trả đủ chi phí thực hiện kênh đào này.

Một chiếc thuyền đi qua một trong những âu thuyền của Kênh đào Erie. (Ảnh: Tài sản công)
Một chiếc thuyền đi qua một trong những âu thuyền của Kênh đào Erie. (Ảnh: Tài sản công)

Một nhóm nhỏ đàn ông đã biến một dự án bất khả thi thành một công trình thành công. “Các kỹ sư đã cống hiến hết mình cho công việc quản lý và giám sát công trình bằng lòng nhiệt thành và tài năng của mình. … Khi người ta cho rằng họ có thể không có kinh nghiệm, rằng kiến thức khoa học mà họ có được đa phần là kết quả của tinh thần chuyên tâm… thì họ xứng đáng được khen ngợi, mà bất cứ lời gì chúng ta có thể dành tặng đều không đủ để bày tỏ lời tri ân này,” các Ủy viên Kênh đào đã viết.

“Không có bài tán dương nào có thể xứng đáng với công lao này bằng sự ủng hộ của chúng ta đối với công trình của họ. Mọi người đã nói, và mọi người đã thực sự tin rằng, họ đã hoàn thành, trong thời gian ngắn nhất, với kinh phí thấp nhất, con kênh được vận hành liên tục ổn định nhất trên thế giới.”

Kênh Erie ngày nay

Ad

Năm 1835, tiểu bang New York đã mở rộng Kênh đào Erie với chiều rộng 70 feet (gần 21.3 mét) và sâu 7 feet (2.1 mét). Đến năm 1915, kênh đào này được mở rộng thành 150 feet (gần 45.7 mét) chiều rộng và 12 feet (gần 3.7 mét) độ sâu. Cuộc đại trùng tu năm 1915 cũng bao gồm những thay đổi đối với lộ trình của kênh đào. Khi đường sắt và các phương thức vận tải khác phát triển thì kênh đào Erie ít được sử dụng hơn. Ngày nay, con kênh được sử dụng chủ yếu cho các mục đích giải trí như chèo thuyền và nhiều người lái xe, đi bộ đường dài, cũng như đạp xe dọc theo bờ kênh. 

Để biết thêm lịch sử và thông tin về kênh đào này, mời quý vị truy cập vào trang web: eriecanalmuseum.org và eriecanalway.org

Hoàng Lan biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin