• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 06/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Khẩu trang có thể gây hại cho trẻ em

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 04/12/2021
bigger smaller Báo lỗi

Như nhiều quốc gia và một số tiểu bang không theo quy định đeo khẩu trang, một nghiên cứu của Đức cho thấy trẻ em đeo khẩu trang gây hại nhiều hơn có lợi

Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng có thể tận mắt chứng kiến, con chúng ta – từ trẻ nhỏ đến thanh thiếu niên – đã trải qua nhiều nỗi sợ hãi, căng thẳng tâm lý, và thách thức về hành vi hơn từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 từ đầu năm 2020. Người lớn cũng vậy, thật sự rất căng thẳng và lo lắng.

Một nghiên cứu mới đây xem xét dữ liệu từ cuối năm 2020 và 2021 đã xác nhận điều nhiều người trong chúng ta nghi ngờ từ lâu: Việc đeo khẩu trang – như điều kiện tiên quyết để học tập trên lớp và tham gia sinh hoạt công cộng – đang gây tổn hại cho trẻ em về cả tâm lý lẫn thể chất.

Nghiên cứu trên được thực hiện tại Đại học Witten–Herdecke ở Đức, bao gồm dữ liệu về trải nghiệm của 25,930 trẻ em, từ hơn 20,000 người tham gia. Những đứa trẻ đeo khẩu trang trung bình là 270 phút (4.5 tiếng) mỗi ngày.

Khẩu trang có thể gây hại cho trẻ em
Quy định đeo khẩu trang đặc biệt khó thực hiện, và cũng có thể ít hiệu quả hơn đối với trẻ em. (Ảnh: borisenkoket/Shutterstock)

Đa số các bậc phụ huynh (68%) đã báo cáo rằng việc đeo khẩu trang gây hại cho con họ. Trên thực tế, các bậc cha mẹ đã báo cáo những tác hại về tâm lý và thể chất liên quan đến việc đeo khẩu trang ở 17,632 trẻ em. Những tác hại đó gồm:

  •      Khó tập trung
  •      Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  •      Nhức đầu
  •      Suy giảm khả năng học tập
  •      Cáu gắt
  •      Ít vui vẻ hơn
  •      Khó chịu
  •      Không muốn đến trường

Mặc dù đây là nghiên cứu “việc đã qua” và không nhằm thể hiện mối quan hệ nguyên nhân–hậu quả của việc đeo khẩu trang cho trẻ em và tác động tiêu cực của nó, nhưng nhóm các nhà nghiên cứu người Đức lập luận rằng dữ liệu này minh họa việc người lớn phải suy xét đến một số nguy cơ phơi nhiễm virus corona có thể chấp nhận được để giúp trẻ em có “chất lượng cuộc sống cao hơn mà không cần phải đeo khẩu trang.” 

Tiến sĩ Jeffrey I. Barke, một bác sĩ gia đình được hội đồng chứng nhận ở Nam California, không tham gia vào nghiên cứu nhưng đồng ý với điều trên: “Chúng ta nên luôn đặt ra câu hỏi ‘Với giá nào?’ khi xem xét bất kỳ chính sách nào.” 

Ông nói: “Việc đeo khẩu trang cho trẻ em gây ra tác hại trực tiếp, gồm cả gia tăng sợ hãi, trầm cảm, ý định tự tử, và rối loạn khả năng học tập. Và quan trọng nhất, việc đeo khẩu trang ngăn cản sự gắn kết quan trọng giữa học sinh và giáo viên vì không thể nhìn thấy các biểu cảm trên khuôn mặt.”

Ad

Như Giáo sư danh dự ngành Tâm lý học của Đại học Yale – bà Marianne LaFrance – đã nghiên cứu trong cuốn sách của mình: “Tại sao chúng ta lại cười? Khoa học đằng sau các biểu cảm trên khuôn mặt”, khuôn mặt con người là nguồn tín hiệu phong phú về cảm xúc, ngôn ngữ, và xã hội đối với người khác. Khi tôi phỏng vấn bà vài năm trước, bà LaFrance trả lời rằng biểu hiện trên khuôn mặt phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người nhận ra. Từ hạnh phúc đến giận dữ, khuôn mặt của chúng ta có thể và thường biểu hiện một loạt các cảm xúc – thậm chí là những cảm xúc trái ngược nhau – vào cùng một lúc.

Nhưng khi mũi và miệng của trẻ em bị bịt kín bởi khẩu trang và chúng chỉ có thể nhìn thấy mắt người khác, chúng sẽ gặp khó khăn hơn nhiều không chỉ trong việc học nói và hiểu ngôn ngữ mà còn trong việc học các tín hiệu xã hội và trí tuệ cảm xúc.

Theo một bài báo trên tạp chí Scientific American, trẻ từ 8 tháng tuổi đã bắt đầu nhận biết các cử động môi. Tuy nhiên, Tiến sĩ David J. Lewkowicz, nhà khoa học cấp cao tại Phòng thí nghiệm Haskins của Đại học Yale đã viết trong bài báo trên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra mối liên hệ giữa cử động môi và ngôn từ nếu chúng không nhìn thấy miệng của người chăm sóc.

Trẻ em trong độ tuổi đi học không phải là những người siêu lây nhiễm

Luận cứ cho việc đeo khẩu trang cho trẻ nhỏ, đặc biệt ở trường học, là để tránh lây lan virus corona từ những trẻ không có triệu chứng sang người lớn. Nhưng dữ liệu từ Thụy Điển cho thấy rằng trẻ em đến trường mà không đeo khẩu trang gây rất ít hoặc không gây nguy hiểm cho người lớn (hoặc những trẻ trong độ tuổi đi học khác).

Như Tiến sĩ Jonas F. Ludvigsson và ba đồng nghiệp của ông đã viết trong một bức thư đăng trên Tạp chí Y học New England, mặc dù Thụy Điển đã để cho các trường mầm non và tiểu học của họ mở cửa mà không quy định đeo khẩu trang, nhưng tỷ lệ nhiễm COVID-19 rất thấp, cả trong các trẻ em và các giáo viên của chúng.

Thật vậy, trong số gần 2 triệu trẻ em Thụy Điển ở độ tuổi đi học không đeo khẩu trang khi ở trường, chỉ có 15 trẻ nhập viện vì COVID-19, tương đương với tỉ lệ 1:130,000.

Bốn trong số những trẻ này có bệnh nền nghiêm trọng (hai trẻ bị ung thư, một trẻ bị bệnh thận kinh niên và một trẻ bị rối loạn về máu). Không có trẻ em nhiễm COVID-19 nào bị tử vong.

Đeo khẩu trang cho trẻ em có hiệu quả không?

Ngoài những tác hại mà khẩu trang có thể gây ra, câu hỏi rằng liệu chúng có thực sự có tác dụng trong việc ngăn chặn COVID-19 lây lan hay không vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Vào tháng 11/2020, Tạp chí Y học Nội khoa đã công bố một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng đánh giá hiệu quả của khẩu trang phẫu thuật trong việc chống lại SARS-CoV-2.

Trong nghiên cứu bao gồm hơn 6,000 người này, một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra rằng khẩu trang không làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2. Tỷ lệ lây nhiễm cao hơn một chút ở những người không đeo khẩu trang: 42 người tham gia đeo khẩu trang (1.8%) có kết quả dương tính với COVID-19 trong khi 53 người tham gia (2.1%) trong số những người không đeo khẩu trang có kết quả dương tính. Tuy nhiên, sự khác biệt trong mẫu này không được xem là có ý nghĩa thống kê.

Một phần các nhà nghiên cứu kết luận: “Khuyến cáo đeo khẩu trang phẫu thuật để bổ trợ cho các biện pháp y tế công cộng khác đã không làm giảm tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 trên những người đeo khẩu trang.”

Các tiểu bang quy định đeo khẩu trang có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn

Một nghiên cứu độc lập khác đã phát hiện ra rằng, các tiểu bang quy định đeo khẩu trang có tỷ lệ lây lan COVID-19 thực sự cao hơn so với các tiểu bang không có quy định này.

Ad

Khi các nhà nghiên cứu từ Rational Ground (một trung tâm thông tin về COVID-19 cung cấp “những phân tích hợp lý và dựa trên thực tế về đại dịch hiện nay bằng cách sử dụng các biểu đồ, đồ họa vi tính, video, và các phương tiện chuyên sâu khác”, theo trang web của họ) phân tích dữ liệu của 50 bang từ ngày 01/05/2020 đến 15/12/2020, họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy quy định đeo khẩu trang đã làm chậm sự lây lan của COVID-19.

Tại các bang quy định đeo khẩu trang, đã có 9,605,256 trường hợp nhiễm COVID được xác nhận, trung bình 27 người trên 100,000 cư dân mỗi ngày.

Ở những tiểu bang không có quy định đeo khẩu trang, đã có 5,781,716 trường hợp nhiễm COVID được xác nhận, trung bình 17 người trên 100,000 cư dân mỗi ngày.

Khẩu trang thông dụng thường ít có hiệu quả

Loại khẩu trang cũng rất quan trọng. Như Tiến sĩ Peter Weiss đã giải thích trong một bài báo trên The Epoch Times, các loại khẩu trang được sử dụng phổ biến nhất lại gần như kém hiệu quả nhất.

Ad

Tiến sĩ Weiss viết: “Khẩu trang phẫu thuật có ba lớp sợi tổng hợp và sợi siêu mịn, có tác dụng ngăn chặn các hạt lớn, nhưng lại kém hiệu quả trong việc ngăn chặn các hạt nhỏ gây lan truyền virus COVID-19.”

Tiến sĩ Paul Alexander, một nhà dịch tễ học và chuyên gia y khoa “dựa trên chứng cứ”, cũng đồng ý như vậy: “Việc chúng tôi kiểm tra toàn bộ bằng chứng liên quan đến những chiếc khẩu trang vải màu trắng và khẩu trang phẫu thuật màu xanh này cho thấy chúng không hiệu quả và không đem lại lợi ích gì.” 

Ông Alexander là cựu cố vấn tổng hợp bằng chứng cho WHO/Tổ chức Y tế liên Hoa Kỳ về đại dịch COVID và cựu cố vấn cấp cao về đại dịch COVID cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump.

Ông Alexander cho biết: “Điều thực sự đáng sợ là tất cả những chiếc khẩu trang phẫu thuật màu xanh và những chiếc khẩu trang tương tự đều gây ra tình trạng hít phải sợi nhựa và có thể gây ra hậu quả tệ hại, đặc biệt là đối với trẻ em. Những chất dẻo này sẽ phân hủy rất chậm theo thời gian, và như vậy, nó có thể vẫn còn trong phổi và tích tụ đến mức nguy hiểm. Chúng tôi thậm chí không biết đâu là mức ‘có thể chấp nhận được’, vì tốt hơn hết là chúng không nên có trong phổi.”

Khẩu trang vải, loại mà hầu hết trẻ em đều đeo đến trường, cũng không hiệu quả. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về khẩu trang vải được nhân viên y tế trong bệnh viện ở Việt Nam sử dụng, gần 97% khẩu trang bị các hạt virus xâm nhập (so với 44% khẩu trang y tế.) Ngoài ra, công nhân đeo khẩu trang vải có nhiều khả năng nhiễm trùng đường hô hấp hơn.

Đeo không đúng cách

Khẩu trang phải được đeo đúng cách mới có hiệu quả. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trên những người đeo khẩu trang ở Nhật Bản, nơi mà đeo khẩu trang y tế là quy chuẩn văn hóa (không giống như ở Hoa Kỳ), các nhà khoa học phát hiện ra rằng chỉ 23% người đeo khẩu trang tuân thủ các khuyến cáo. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng cho thấy 77% người dân Nhật Bản không tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn về khẩu trang.

Nếu bạn dành thời gian trong bất kỳ lớp học nào ở Hoa Kỳ nơi trẻ em được yêu cầu đeo khẩu trang, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng hầu hết trẻ em đều đeo không đúng cách. Các hướng dẫn của CDC quy định rằng bạn không được chạm vào khẩu trang của mình khi đang đeo nó. Nhưng trẻ em (và người lớn) liên tục chạm vào khẩu trang của họ.

Bà Angie Bowman, một bà mẹ bốn con và là một nhà giáo dục ở Medford, Oregon, cho biết: “Tôi thường không nhìn thấy bọn trẻ đeo khẩu trang đúng cách. Tôi nhìn thấy chúng để khẩu trang xuống dưới mũi hoặc cắn vào phần giữa của khẩu trang để kéo nó ra khỏi mũi. Và tôi đã thấy những đứa trẻ dùng khẩu trang để lau mũi rồi đeo lại. Điều đó thật kinh khủng! Khẩu trang của chúng cuối cùng bị ướt, dính, và có thể có nhiều vi trùng hơn. Theo quan điểm của tôi, trẻ em hoàn toàn không nên đeo khẩu trang.”

CDC khuyến cáo rằng các loại khẩu trang có thể tái sử dụng nên được giặt sạch ngay khi chúng bị bẩn hoặc ít nhất một lần một ngày. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều không biết về hướng dẫn này và cho con của họ đeo cùng một chiếc khẩu trang trong nhiều ngày liền. Khẩu trang dùng một lần, được thiết kế để vứt đi sau một lần sử dụng, thường được đeo lại trong nhiều tuần.

Tác hại ngoài dự kiến

Ảnh hưởng lâu dài của việc đeo khẩu trang và các biện pháp giảm thiểu COVID-19 khác đối với con chúng ta là gì? Không ai có thể nói chắc chắn. Những gì chúng ta biết là tỷ lệ tự tử đang ở mức cao nhất mọi thời đại ở Hoa Kỳ – theo Tổ chức Y tế Thế giới – mặc dù tỷ lệ đó đã có xu hướng tăng lên trong một thời gian. Chúng tôi cũng đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ về lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình kể từ khi bắt đầu áp dụng các biện pháp giảm thiểu COVID-19, cũng như các trường hợp tử vong do quá liều thuốc, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Theo CDC, hơn 96,750 trường hợp tử vong do sử dụng ma túy đã được báo cáo trong khoảng thời gian từ tháng 03/2020 đến 03/2021, tăng gần 30% so với năm 2019.

Đồng thời, nhiều trẻ em hơn bao giờ hết được kê đơn thuốc trị trầm cảm, thuốc trị lo âu, và thậm chí cả thuốc trị rối loạn thần kinh. 

Người lớn cũng vậy. Theo dữ liệu của chính phủ, đã có sự gia tăng ở những người trưởng thành bị rối loạn lo âu và trầm cảm kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Cô Sherry Syence, một bà mẹ của cặp song sinh 11 tuổi sống ở Asheville, North Carolina, cho biết: “Tôi phản đối việc đeo khẩu trang cho trẻ em. Việc này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất của chúng mà còn gửi đi thông điệp rằng trẻ em là trung gian truyền bệnh. Tôi không muốn con tôi sống trong một môi trường sợ hãi. Tôi muốn chúng có tuổi thơ trọn vẹn, được hít thở tự do, giao tiếp bình thường với những người khác, và không thể để việc đeo khẩu trang gây cản trở. Chúng cần được nhìn thấy biểu cảm trên khuôn mặt mọi người.”

Cặp song sinh của cô Syence theo học tại một điểm “học tại nhà” nho nhỏ, nơi việc đeo khẩu trang là tùy vào cha mẹ. Cô Syence và chồng quyết định đưa con ra khỏi trường công vì quy định đeo khẩu trang, cùng với nhiều lý do khác.

Tiến sĩ Barke nói: “Đừng bận tâm việc khẩu trang có ít tác dụng bảo vệ trước virus đường hô hấp. Đừng bận tâm rằng những đứa trẻ không triệu chứng thì không lây bệnh cho những người lớn có nguy cơ. Chúng ta phải luôn tự hỏi hậu quả của những quy định của chúng ta là gì?”

Tiến sĩ Jennifer Margulis là một nhà báo đoạt giải thưởng và là tác gia viết sách. Cô làm việc cho dự án sự sống còn của trẻ em ở Niger, Tây Phi Châu; giảng dạy văn học hậu thuộc địa cho sinh viên ở nội thành Atlanta; xuất hiện trực tiếp trên tivi vào khung giờ vàng tại Pháp để lên tiếng về nạn nô lệ trẻ em ở Pakistan. 

Vân Nhi biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin