• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 11/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Khiêu vũ qua các thời đại

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 26/11/2023
bigger smaller Báo lỗi

Michelle Plastrik

Các bức tranh vẽ cảnh khiêu vũ là những tác phẩm xinh đẹp và được yêu mến nhất trong lịch sử hội họa. Các họa phẩm nổi tiếng miêu tả chủ đề này thông qua nhiều phong cách khác nhau, gồm hội họa lịch sử, chân dung, và tranh tả cảnh sinh hoạt đời thường. Chúng thể hiện những nhân vật thần thoại, các nhà quý tộc, và thường dân trong các chuyển động nhịp nhàng của cơ thể – biểu hiện nguyên thủy của nhân loại.

Bức tranh ‘Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian’

Bức tranh “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” (A Dance to the Music of Time) khoảng giữa năm 1634 và năm 1636, họa sĩ Nicolas Poussin. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 32.4 inch x 40.9 inch (~82cm x 104cm). Bộ sưu tập Wallace, London. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức tranh “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” (A Dance to the Music of Time) khoảng giữa năm 1634 và năm 1636, họa sĩ Nicolas Poussin. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 32.4 inch x 40.9 inch (~82cm x 104cm). Bộ sưu tập Wallace, London. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Họa sĩ người Pháp thế kỷ 17  Nicolas Poussin (1594–1665) được xem là một trong những họa sĩ theo phong cách Baroque quan trọng nhất. Ông được mệnh danh là “Người cha của Chủ nghĩa Cổ điển nước Pháp” mặc dù ông dành phần lớn sự nghiệp của mình ở Rome. Những nhà bảo trợ danh giá của ông gồm có Vua Louis XII của Pháp, Vua Philip Đệ tứ của Tây Ban Nha, và Hồng Y Richelieu. 

Họa sĩ Poussin hâm mộ nồng nhiệt các nguyên lý cổ điển của nghệ thuật cổ đại; ông khao khát đạt đến độ thuần khiết, cao quý, trang trọng, uyên bác, và trật tự của họ trong các bố cục nghiêm ngặt của mình. Đặc biệt, ông được truyền cảm hứng bởi các nhân vật khiêu vũ trong tác phẩm điêu khắc cổ. Các tác phẩm đem đến cho ông cách thức tinh tế và thanh lịch để khám phá một cách sáng tạo những chuyển động trong các họa phẩm lịch sử của mình. Ông đã vẽ một loạt tranh về chủ đề khiêu vũ, nổi bật nhất là bức “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” (A Dance to the Music of Time). Bức tranh được vẽ theo yêu cầu của ngài Giulio Rospigliosi (sau này là Giáo hoàng Clement IX) và đang là một phần của Bộ sưu tập The Wallace.

Trong bức tranh “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” các nhân vật chính đang ở trong một chuyển động không ngừng, nhưng họa sĩ Poussin có thể tạo ra một cảm giác tĩnh lặng thoát tục bằng những đường nét và màu sắc hài hòa. Đây là một bức tranh ẩn dụ lấy bối cảnh ở vùng đồng quê, và ý nghĩa chính xác thì tùy người xem tự diễn giải. Chủ đề này bắt nguồn từ một đoạn trích trong tác phẩm “Les Dionysiaques” của tác giả Claude Boilet de Frauville liên quan đến các mùa trong năm và vị thần như Jupiter và Bacchus; một vòng tròn các nhân vật nắm tay nhau có thể được xem là hình ảnh nhân cách hóa cho các mùa đang múa, trong khi vị Cha Thời gian có đôi cánh đang chơi đàn lia ở bên phải. Một bệ đá được đặt ở bên trái, phía trên là tượng điêu khắc những chiếc đầu của thần Bacchus lúc trẻ và trưởng thành.  

Bức tranh này cũng tượng trưng cho các trạng thái khác nhau của thân phận con người, với các nhân vật nhảy múa xoay tròn nhịp nhàng không ngớt theo vòng đời. Những nhân vật này đại diện cho nghèo khó, vất vả, thịnh vượng, và khoái lạc; nếu lạm dụng quá mức, thì khoái lạc sẽ trả lại người ta sự nghèo khó.

Phần tranh chi tiết về vòng tròn vận mệnh: nghèo khó, vất vả, thịnh vượng, và khoái lạc. Khoái lạc (bên trái) nhoẻn miệng cười trong khi đang nắm tay Nghèo đói (người đàn ông quay lưng về phía người xem) trong khi Thịnh vượng lại miễn cưỡng nắm tay Vất vả (bên phải). (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Phần tranh chi tiết về vòng tròn vận mệnh: nghèo khó, vất vả, thịnh vượng, và khoái lạc. Khoái lạc (bên trái) nhoẻn miệng cười trong khi đang nắm tay Nghèo đói (người đàn ông quay lưng về phía người xem) trong khi Thịnh vượng lại miễn cưỡng nắm tay Vất vả (bên phải). (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Có nét nổi bật và tỏa sáng nhất trong bốn vũ công này là Thịnh vượng và Khoái lạc. Thịnh vượng, quý cô vận trang phục tơ lụa óng ánh màu vàng (hai hoặc nhiều sợi màu tạo nên vẻ ngoài óng ánh) và nhiều hạt ngọc trai ở trên tóc.

Khoái lạc được đội một chiếc vương miện kết từ vòng hoa và mặc chiếc áo choàng bồng bềnh, được làm nổi bật bởi các biểu cảm lôi cuốn của nàng. Ở mỗi bên của bức tranh có một thiên sứ (cậu bé mũm mĩm). Một thiên sứ cầm đồng hồ cát và thiên sứ kia thì thổi bong bóng – cả hai đều đóng vai trò như lời nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc đời. Họa tiết ở trên đầu của khung tranh thể hiện thần Aurora (nữ thần rạng đông) dẫn đầu một đám rước đi ngang qua trên bầu trời buổi sớm. Theo sau nàng là thần mặt trời Apollo, cưỡi trên cỗ xe của mình, và thần Thời Gian, càng nhấn mạnh thêm cảm giác về thời gian [vùn vụt] trôi qua. 

Cận cảnh chi tiết về nữ thần Aurora dẫn đầu một đám rước băng qua bầu trời buổi sớm trong bức tranh “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” (A Dance to the Music of Time) của họa sĩ Poussin. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Cận cảnh chi tiết về nữ thần Aurora dẫn đầu một đám rước băng qua bầu trời buổi sớm trong bức tranh “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” (A Dance to the Music of Time) của họa sĩ Poussin. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Bức tranh ‘Camargo khiêu vũ’

Ad

Vào giữa thế kỷ 17, nghệ thuật múa ballet đã đạt đến thời kỳ kỳ rực rỡ nhất tại nước Pháp. Đầu tiên, ballet chủ yếu do những người đàn ông quý tộc trong hoàng gia biểu diễn và thường xoay quanh việc tôn vinh các chủ đề cổ điển cổ xưa. Bản thân Vua Louis XIV – còn được gọi là Vua Mặt Trời – là một nghệ sĩ múa ballet điêu luyện và hăng say.

Vua Louis XIV, còn được gọi là Vua Mặt Trời, trong bức tranh “Vở ballet của đêm” (The Ballet of the Night), tranh của họa sĩ Henri de Gissey, năm 1653. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Vua Louis XIV, còn được gọi là Vua Mặt Trời, trong bức tranh “Vở ballet của đêm” (The Ballet of the Night), tranh của họa sĩ Henri de Gissey, năm 1653. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Dần dần, phụ nữ đóng vai trò quan trọng hơn trong múa ballet. Vào thế kỷ thứ 18, một trong các ngôi sao ballet vĩ đại nhất của thế hệ nữ chuyên nghiệp đầu tiên này là vũ công Marie de Camargo (1710–1770) – người biểu diễn trong vũ đoàn Paris Opéra Ballet. Cô Camargo nổi tiếng nhờ thể lực và kỹ thuật xuất chúng sánh ngang với vũ công nam, và cô đã phát triển các tiết mục của thời đại đó bằng những bước nhảy mới. Để có được bước chân nhanh nhẹn hơn, cô cắt ngắn chiếc váy biểu diễn và có thể là một trong những vũ công ballet đầu tiên mang giày mỏng [bằng vải hay da] thay vì giày cao gót. Cô là người tạo ra dòng thời trang từ đôi giày cho đến kiểu tóc của mình. 

Vũ công Camargo là nàng thơ của họa sĩ Nicolas Lancret (1690–1743), người đã vẽ một vài bức tranh về cô mà sau này được chuyển thành những bản khắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất chính là bức ông vẽ đầu tiên – “Camargo khiêu vũ” (La Camargo Dancing). Hiện bức tranh này thuộc sở hữu của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia.

Tác phẩm “Camargo khiêu vũ” (La Camargo Dancing), tranh của họa sĩ Nicolas Lancret, năm 1730. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 30 inch x 42 inch (~76cm x 107cm). Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “Camargo khiêu vũ” (La Camargo Dancing), tranh của họa sĩ Nicolas Lancret, năm 1730. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 30 inch x 42 inch (~76cm x 107cm). Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Họa sĩ Lancret là người nối gót đầy tài năng của danh họa Antoine Watteau, và ông cũng vẽ tranh chủ đề “fête galante” (bữa tiệc tình tứ), hoặc các tác phẩm có kích thước nhỏ miêu tả một nhóm những quý ông lịch thiệp và quý bà ăn vận xinh đẹp trong khung cảnh công viên. Tuy nhiên, họa sĩ Lancret đã phát triển phong cách đặc trưng riêng của mình, sáng tạo ra các khung cảnh có tương quan trực tiếp với xã hội đương thời, dùng các màu sắc sống động và đậm nét hơn. Tác phẩm của ông rất nổi tiếng và được đưa vào nhiều bộ sưu tập như Cung điện Versailles và Cung điện mùa hè Sanssousi của Frederick Đại Đế ở Potsdam – nơi đầu tiên mà tác phẩm “La Camargo Dancing” được cất giữ. Ông đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ thế hệ sau như François Boucher, William Hogarth, và Thomas Gainsborough.

Bố cục của bức tranh “La Camargo Dancing” miêu tả những vị khán giả sành điệu được đặt trong một thiết kế đường cong chữ “S” phức tạp nhằm làm nổi bật động tác của các cặp vũ công đang biểu diễn tiết màn múa đôi. Họ nhảy theo điệu nhạc được diễn tấu bởi các nhạc công bị che khuất một phần bởi hàng cây bên trái. Họa sĩ Lancret đã vẽ một khung cảnh theo thể loại “Bữa tiệc tình tứ”, nhưng đó cũng là một bức chân dung đương đại.

Tác phẩm “Camargo khiêu vũ” (La Camargo Dancing), tranh của họa sĩ Nicolas Lancret, năm 1730. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 30 inch x 42 inch (~76cm x 107cm). Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “Camargo khiêu vũ” (La Camargo Dancing), tranh của họa sĩ Nicolas Lancret, năm 1730. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 30 inch x 42 inch (~76cm x 107cm). Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Vũ công Camargo, vẫn mang giày cao gót, mặc chiếc đầm dạ hội phơn phớt màu xanh lam ngọc với những bông hoa màu xanh dương, hồng, và vàng kim trải dài từ phần váy đến gấu áo. Điều này thu hút ánh nhìn của người xem vào động tác chân của cô trong tư thế múa à demi-pointé (nửa ngón chân) của ballet. Trong khung cảnh xanh tươi này, ngay cả cây cối cũng duyên dáng – vươn cao với những nhánh cây mảnh khảnh nhưng rợp tán che bóng mát. Trên một bệ đá với chiếc đầu đội vòng nguyệt quế, là chỉ dấu đến thời kỳ cổ điển và gợi nhớ đến bức tượng trong tác phẩm “Khiêu vũ theo giai điệu của thời gian” (A Dance to the Music of Time) của họa sĩ Poussin. Đài phun nước bên phải, có những dòng nước phun nhẹ nhàng, góp phần tạo nên nét bình dị của khu rừng. Tác phẩm của ông không chỉ có sự kết hợp giữa tính chất kịch nghệ và dòng tranh phong cảnh, mà còn đậm chất thơ. 

Bức tranh ‘Vũ điệu ngày cưới’

Bức tranh “Vũ điệu ngày cưới” (The Wedding Dance) do họa sĩ Pieter Bruegel cha vẽ năm 1525-1569. Tranh sơn dầu trên bảng gỗ; kích thước 47 inch x 62 inch (~119cm x 157cm). Viện Nghệ thuật Detroit. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức tranh “Vũ điệu ngày cưới” (The Wedding Dance) do họa sĩ Pieter Bruegel cha vẽ năm 1525-1569. Tranh sơn dầu trên bảng gỗ; kích thước 47 inch x 62 inch (~119cm x 157cm). Viện Nghệ thuật Detroit. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Một lớp lá kim loại dùng để trang trí cho những bức tranh vẽ các điệu nhảy tinh tế, có hệ thống được tìm thấy trong tác phẩm ở thế kỷ thứ 16 của họa sĩ Pieter Bruegel cha (khoảng năm 1525–1569). Ông nổi tiếng là “Bruegel thôn quê” bởi lối vẽ chi tiết, phức tạp, và rất đời thực về cuộc sống thường nhật của nông dân Hà Lan (ngày nay là nước Bỉ) dựa trên những sự quan sát trực tiếp. Những thông tin cụ thể về ông khá khan hiếm, nhưng ông chính là thành viên tài năng nhất trong gia đình nghệ thuật nhiều thế hệ – những người con trai của ông có cả các họa sĩ nổi tiếng như Pieter Brueghel con và Jan Brueghel cha – và danh tiếng và tầm ảnh hưởng của ông lan rộng nhờ việc phát hành các bản in lại những tác phẩm của ông.

Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất là tác phẩm “Vũ điệu ngày cưới” (The Wedding Dance) đầy sinh khí tại Viện Nghệ thuật Detroit. Đây là một trong ba tác phẩm chính của ông Bruegel tại một bảo tàng Mỹ quốc. Bức tranh vẽ một khung cảnh tươi vui tại lễ cưới đông người diễn ra ở một khu rừng. Cô dâu, mặc trang phục màu đen (theo phong tục thời đó), khiêu vũ tự do với những vị khách mời trong khi ở bên phải, một nhạc công đang thổi sáo. Các nhân vật được mô tả bằng nét vẽ đơn giản và dày dặn. Việc vẽ các đường vòng cung nổi bật cho các cá nhân và các nhóm của họ giúp khuếch đại chuyển động xoay tròn của bức tranh. Cảm giác chuyển động càng được tăng thêm nhờ các màu sắc rực rỡ mà họa sĩ Bruegel sử dụng – mặc dù một số màu đã bị phai theo thời gian. Những phân tích khoa học gần đây cho biết nhiều màu xám đỏ và màu nâu mà chúng ta thấy hiện nay ban đầu là màu xanh tím, được tạo ra bằng cách mài thủy tinh cobalt. Đó là một loại bột màu không ổn định nay đã chuyển thành màu bụi đất.

Chi tiết cô dâu (bên trái) và người chơi đàn vĩ cầm trong bức tranh “Vũ điệu ngày cưới” (The Wedding Dance) của họa sĩ Pieter Bruegel cha. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Chi tiết cô dâu (bên trái) và người chơi đàn vĩ cầm trong bức tranh “Vũ điệu ngày cưới” (The Wedding Dance) của họa sĩ Pieter Bruegel cha. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Những phân tích học thuật về bức tranh “Vũ điệu ngày cưới” đang được tranh luận, cũng giống như nhiều tác phẩm khác của họa sĩ Bruegel, đã tiết lộ sự phức tạp và độc đáo trong các tác phẩm của ông. Có nhiều cách diễn giải khác nhau, từ những bài học đạo đức đến góc nhìn chính trị. Đối với vế trước, người ta có thể hiểu đó là một lời cảnh báo mang tính giáo huấn rằng hành vi phóng túng và thô lỗ sẽ dẫn đến tội lỗi.

Có một cách hiểu khác rằng đó là lời phản bác cuộc đàn áp đạo Tin Lành của nhà Vua Công Giáo Tây Ban Nha ở các tỉnh Hà Lan của họ. Nhiều nông dân theo đạo Tin Lành, vì vậy họa sĩ Bruegel có lẽ đang phủ nhận quyền lực hoàng gia bằng cách tạo ra một buổi tiệc cưới mà bị người theo Công Giáo thời đó phản đối. Bất luận những giải thích trái nghịch nhau, mọi người điều đồng ý rằng bức tranh này không chỉ tái hiện khung cảnh khiêu vũ từ cuộc sống hàng ngày, mà còn thể hiện sự hài hước và hóm hỉnh của người họa sĩ, kèm theo những hàm nghĩa sâu sắc.

Mỗi bức trong ba họa phẩm này đều có mối liên hệ đến thời hiện đại. Bức tranh của Poussin đã truyền cảm hứng cho một bộ tiểu thuyết danh tiếng cùng tên gồm 12 tập của nhà văn Anthony Powell thế kỷ 20. Tác phẩm của ông Lancret về vũ công Camargo là hình mẫu cho một trong những chiếc trâm cài tinh túy dành cho nữ vũ công ballet của công ty trang sức Van Cleef & Arpel nước Pháp. Tập tranh này, được sáng tác từ những năm 1940, có thể đã truyền cảm hứng cho ông George Balanchine để biên đạo vở ballet “Jewels” xuất sắc vào năm 1967 – mà đến tận ngày nay vẫn còn biểu diễn. Cuối cùng, khi Viện Nghệ thuật Detroit đối mặt với việc bán đi bộ sưu tập của mình vì cuộc khủng hoảng phá sản của thành phố Detroit, bức tranh “Vũ điệu ngày cưới” của họa sĩ Bruegel đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cứu vãn bộ sưu tập này.

Mỗi bức tranh vẫn tiếp tục “khiêu vũ” – truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và khiến người xem thích thú.

Ad

Cô Michelle Plastrik là cố vấn nghệ thuật sống ở thành phố New York. Cô viết về nhiều chủ đề, bao gồm lịch sử nghệ thuật, thị trường nghệ thuật, các bảo tàng, hội chợ nghệ thuật, và triển lãm đặc biệt.

Hoàng Long biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin