• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 05/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Khổng Phu Tử dạy con những gì?

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 28/9/2020
bigger smaller Báo lỗi

Khổng Tử (được dân gian kính xưng là Khổng Phu Tử), tự Trọng Ni, ông sinh trưởng tại ấp Tưu, người thôn Xương Bình, nước Lỗ. Ông là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là người sáng lập ra Nho giáo nổi tiếng vào cuối thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Khi ở tuổi ngũ tuần, ông đã từng làm quan và nhậm qua chức Tư Khấu, nhưng chẳng bao lâu vì bất đồng chính trị, ông rời nước Lỗ và đi chu du khắp các nước Tề, Ngụy, Tống, Trần, Thái, Sở và các nước khác. Cả một đời của ông, chủ yếu là dạy học bồi dưỡng nhân tài, số đệ tử nhập môn của ông đạt đến 3,000 người, có thể nói là đệ tử khắp thiên hạ. Trong số đệ tử “thụ nghiệp tinh thông” của ông, có hơn 70 đệ tử có thể hiểu sâu sắc tư tưởng và học thức của ông.

Khổng Phu Tử dạy con những gì?
Khổng Tử (được dân gian kính xưng là Khổng Phu Tử), tự Trọng Ni, ông sinh trưởng tại ấp Tưu, người thôn Xương Bình, nước Lỗ. Ông là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là người sáng lập ra Nho giáo nổi tiếng vào cuối thời Xuân Thu ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video NTD)

Sách “Luận Ngữ” gồm 20 thiên, chính là các ghi chép về hỏi đáp của thầy trò ông, trong đó lưu lại rất nhiều tư tưởng giáo dục trân quý của Khổng Tử, là di sản phong phú mà Khổng Tử lưu lại cho người đời sau.

Khổng Tử cả đời lấy việc giáo dục làm sự nghiệp; ông vô cùng xem trọng việc giáo dục. Tư tưởng giáo dục của Khổng tử, bao hàm triết lý thiên nhân hợp nhất, thuận thiên ứng dân (thuận theo ý trời hợp với ý dân), lấp lánh ánh sáng trí tuệ nhìn xa trông rộng. Trong khi tận tụy vất vả bồi dưỡng cho đệ tử, ông cũng không quên dạy dỗ cậu con trai Khổng Lí (tự Bá Ngư).

Một ngày nọ, Khổng Tử đang đứng trong sân, và con trai Bá Ngư bước nhanh qua bên cạnh ông. Khổng Tử kêu Bá Ngư lại, ân cần hỏi: “Con học ‘Thi Kinh’ chưa?” Bá Ngư dừng bước, cung kính trả lời cha: “Con vẫn chưa học qua.“ Khổng tử nghe con nói vẫn chưa từng học, bèn giảng dạy cho con: “Con nhất định phải học tốt ‘Thi Kinh’, nếu không học ‘Thi Kinh’, thì ngay cả nói chuyện con cũng không biết nên nói như thế nào.“ Dưới sự chỉ dạy của cha, Bá Ngư bắt đầu học “Thi Kinh”.

Vào một dịp khác, Khổng Tử lại tình cờ đứng trong sân, và Bá Ngư như lần trước, bước nhanh qua. Khổng Tử thuận tiện gọi con trai lại, hỏi con: “Con có học bộ sách ‘Lễ Ký’ chưa?” Bá Ngư khi đó chưa từng đọc qua “Lễ Ký”, nên đã cung kính thực thà mà trả lời cha: “Con vẫn chưa đọc qua.” Khổng Tử nói lời thấm thía chân thành khuyên bảo con: “‘Lễ Ký’ là dạy cho con người quy tắc hành xử, con nếu không học ‘Lễ Ký’, thì sẽ không biết con người nên làm những gì, cũng sẽ không cách nào đứng vững trong xã hội.” Bá Ngư nghe lời cha, liền nghiêm túc chăm chỉ học tập “Lễ Ký”.

Sau đó, Khổng Tử đặc biệt dùng thời gian rảnh, dạy cho Bá Ngư: “Ta nghe nói: điều duy nhất có thể khiến chúng ta thảo luận chăm chỉ cả ngày không mệt mỏi, thì chỉ có học vấn. Diện mạo bên ngoài, thân thể không đáng để nhìn; dũng khí và sức mạnh cũng không đáng để sợ hãi. Nếu như một người, không có tổ tiên đáng để tự hào, cũng không có dòng họ tông tộc đáng để nhắc đến, nhưng cuối cùng lại có thể dương danh tứ phương, đồng thời lưu truyền hậu thế, đó chẳng phải là kết quả của việc học hay sao? Vì vậy, người quân tử là không thể không học tập.”

Những lời Khổng Tử dạy con, vô cùng sâu sắc, cho đến hôm nay, vẫn truyền cảm hứng và gợi mở cho chúng ta rất nhiều. Từ những lời dạy con của Khổng Tử cho đến yêu cầu Bá Ngư đọc sách, chúng ta có thể nhìn ra được: Khổng Tử vô cùng coi trọng văn hóa truyền thống, coi trọng tri thi đạt lễ (kiến ​​thức văn thơ và lễ nghi), coi trọng việc học hành, coi trọng gia giáo, và coi trọng tri thức.

Tác giả: Tân Khí Danh
Biên tập: Vương Du Nguyệt
Biên dịch: Cửu Ngọc

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin