• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 22/06/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Khuôn vàng thước ngọc thương nhân cổ đại

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 24/4/2021
bigger smaller Báo lỗi

Trong xã hội ngày nay, nhiều người xem việc kiếm tiền, phát tài, giàu có sau một đêm là mục đích sống; vì tiền việc xấu gì cũng làm. Bởi vậy mà những tệ nạn như thực phẩm độc hại, sữa độc, dầu cống, gạo nhựa, trứng gà giả ngày càng nhiều, làm hại người hại mình. 

Khuôn vàng thước ngọc thương nhân cổ đại
Người xưa mười phần coi trọng thành tín, thương nhân lại càng như thế, bởi một khi tín nhiệm bị tổn hại thì sẽ không còn ai đến mua nữa. (Ảnh: Pixapay)

Có người nói: “Vô thương bất gian” (không có việc buôn bán nào mà không gian dối). Thương nhân từ xưa đều giống như vậy sao? Đương nhiên là không phải vậy. Ý nghĩa ban đầu của câu thành ngữ này không phải như bạn nghĩ. Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận một chút, điểm lại trí tuệ kinh doanh ngàn năm của cổ nhân.

Thời xa xưa, khắp nơi đều là “tiêm thương”. Vậy chữ “Tiêm” ở đây có ý nghĩa gì?

Điểm thứ nhất: Nhượng lợi

Chữ “Tiêm” (尖) trong câu “Vô tiêm bất thương, vô thương bất tiêm” không phải là chữ đồng âm “Gian” (奸) trong “gian trá giảo hoạt”, mà là “Tiêm” trong “mạo tiêm” (冒尖), nghĩa là ‘nhú lên, nổi trội hơn một chút’. Vậy nó xuất phát từ đâu?

 “Tiêm” 尖 trong “Vô thương bất tiêm” không phải là chữ đồng âm “Gian” 奸 trong “gian trá giảo hoạt” (Ảnh chụp màn hình video)

Vào thời cổ đại, việc mua bán ngũ cốc thường sử dụng ‘thăng’ hoặc ‘đấu’ để đo lường. Đây là vật có hình dạng trên to dưới nhỏ như hình thang, nhưng kích thước lớn hơn nhiều chiếc bát. Sau khi thương nhân đong đầy một thăng hay một đấu gạo, thì gạt bằng mặt, như vậy lượng gạo bán cho mỗi người sẽ được đong chính xác, không nhiều không ít. Một số thương nhân lại cho khách hàng thêm một nhúm gạo nhỏ, tạo thành một “tiêm” 尖 (đỉnh nhọn), gọi là “thiêm đầu” (添头) để cho người mua vui vẻ. Thời cổ đại, rất nhiều người bán đều làm như vậy.

Dần dà, xã hội sinh ra lối nói “vô thương bất tiêm”, miễn là thương nhân thì sẽ nhường lợi ích cho khách hàng. Khách hàng vui vẻ hài lòng, thương nhân có danh tiếng tốt, khách hàng sẽ quay lại, chuyện làm ăn mới có thể tốt hơn. Ngoài việc bán lương thực, người bán vải cũng có lối nói “túc xích phóng tam”, khi đo đến thước vải cuối cùng họ còn cho thêm 3 tấc nữa. Còn khi bán dầu, bán dấm, thương nhân vào lúc cuối sẽ múc thêm một muôi cho khách hàng.

Cho nên, hành vi nhượng lợi “vô thương bất tiêm” là khuôn vàng thước ngọc mà các thương nhân cổ đại áp dụng trong làm ăn, và đó cũng là bí quyết thành công đã được nghiệm chứng qua thời gian.

Ad

Thời xưa, các thương nhân làm ăn chú trọng đến thành tín, đều cho khách hàng một số lợi ích. 

Khuôn vàng thước ngọc thương nhân cổ đại
Một phần bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan thời Bắc Tống. (Ảnh: Wikipedia)

Vào thời nhà Tống, có một người tên là Tăng Thúc Khanh. Một lần, ông mua một lô đồ gốm và dự định sẽ chuyển lên phương bắc để bán, nhưng không may đúng lúc thiên tai xảy ra; đồ gốm không bán được.

Lúc này, có người đến gặp Tăng Thúc Khanh và ngỏ ý mua lại lô đồ gốm, thế là Tăng Thúc Khanh giao lô đồ gốm cho anh ta. Sau khi thu tiền xong, Tăng Thúc Khanh bèn hỏi anh ta một câu: “Anh định vận chuyển những thứ này đi đâu?”. Người đó nói: “Tôi muốn làm tiếp kế hoạch ban đầu của ông”.

Tăng Thúc Khanh mặc dù rất nghèo khổ, ăn đói mặc rét, gặp được cơ hội thoát khỏi cảnh hàng hóa tồn đọng, nhưng ông vẫn nói cho người này biết chuyện phương bắc đang gặp thiên tai. Sau đó ông cũng không bán lô đồ gốm cho anh ta nữa. Tăng Thúc Khanh nói: “Lẽ nào tôi lại giấu anh sự việc này, để anh chịu thiệt thì làm sao?”

Câu chuyện trên đã cho thấy người xưa rất thành tín, không dối gạt, phẩm hạnh đạo đức là xả bỏ lợi ích để giữ nghĩa.

Điểm thứ hai: Thành tín

Người xưa mười phần coi trọng thành tín. Thương nhân lại càng như thế, bởi một khi tín nhiệm bị tổn hại thì sẽ không còn ai đến mua nữa. Thời cổ đại một cân là 16 lượng, câu thành ngữ “nửa cân tám lượng” (bán cân bát lưỡng) có nguồn gốc từ đây. 

Vậy tại sao một cân có 16 lượng (lạng)? Cổ nhân nhận thấy trên trời chòm sao Bắc Đẩu có bảy ngôi sao; Nam Đẩu có sáu ngôi sao; bên cạnh còn có ba ngôi sao Phúc, Lộc, Thọ; tổng cộng là 16 ngôi sao, tương ứng với một cân chia ra 16 lạng.

Người làm ăn tin rằng, nếu như cân thiếu thì các vị Thần cai quản ba sao Phúc, Lộc, Thọ sẽ trừng phạt họ. Nếu thương nhân cân thiếu một lạng thì Thần tiên sẽ giảm phúc phận của họ, nếu cân thiếu hai lạng thì giảm bổng lộc, cân thiếu ba lạng thì sẽ tổn thọ. Vì vậy, thương nhân cổ đại không hề lừa dối khách hàng để thu lợi nhỏ. Ngược lại, họ dù chịu tổn thất cũng phải bảo trì thành tín.

Trong ”Dung trai tùy bút” của Hồng Mại vào thời nhà Tống, kể rằng có một người đàn ông tên là Trần Sách ở thành Lữ Nam. Có lần khi mua con lừa, ông ta đã mua phải một con không thể đóng yên. Trần Sách không cam tâm bán lừa cho người khác, nên ông nuôi nó trong ngôi nhà tranh ở ngoài đồng, định bụng sẽ nuôi nó đến già.

Khuôn vàng thước ngọc thương nhân cổ đại
Trần Sách đuổi theo vị gặp quan nhân, bồi thường tiền mua lừa rồi mới quay trở về. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Một ngày nọ, một vị quan đi ngang qua đây, con ngựa của ông ta đột nhiên chết đi. Con trai của Trần Sách cùng với người quản lý chợ đã lập kế, giả trang như con lừa này chở được đồ, như vậy thì có thể bán cho vị quan nhân. Trần Sách sau khi nghe được, tự mình đuổi theo gặp vị quan nhân đó, kể lại chuyện con lừa không có khả năng chở đồ, sau đó giữ lấy con vật này và còn bồi thường tiền mua lừa rồi mới quay về.

Điểm thứ ba: Xả đắc

Hơn hai nghìn năm trước có một kỳ nhân tên là Phạm Lãi, đã dành hơn 20 năm phò tá Việt vương Câu Tiễn phục quốc. Sau khi thành công, Phạm Lãi không nhận thưởng mà tay không rời đến Tề quốc.

Tại nước Tề, Phạm Lãi lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Bởi ông làm ăn rất tốt nên được Tề Vương triệu làm tướng quốc. Sau ba năm, ông từ quan bỏ hết gia tài, giao lại ấn tướng, hai bàn tay trắng rời đi, cùng cả gia đình chuyển đến Đào Địa. Tại nơi này Phạm Lãi lại bắt đầu công việc kinh doanh của mình lần nữa. Trong suốt 19 năm, ông đã ba lần tích lũy tài phú ngàn vàng, lại ba lần tặng hết gia tài cho thiên hạ.

Khuôn vàng thước ngọc thương nhân cổ đại
Phạm Lãi trở nên giàu có, lấy tâm giúp đời, không chỉ giỏi tụ tài (tích trữ tiền của) mà còn giỏi tán tài (gạt bỏ tiền của). (Ảnh: Epoch Times)
Ad

Bài thơ của Lý Bạch có câu: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai” (Trời sinh ta có tài ắt dùng được, ngàn vàng phân tán hết vẫn làm lại được). Đó là câu chuyện về Phạm Lãi, người được đời sau tôn vinh là Thương Thánh. Nhưng trong mắt ông, quan cao lộc dày, gia tài vạn tiền đều là vật ngoại thân, thuận tay là có thể vứt đi, có thể xả bỏ mới có thể được.

Vào thế kỷ 19, đệ nhất thương nhân của Hàn Quốc thời xưa là Lâm Thượng Ốc khi còn sống đã không lưu lại bất kỳ di sản nào, tất cả tài sản đều được quyên hiến cho quốc gia. Phần lớn đại phú ông, đại phú hào phương Tây cũng đều là đại gia từ thiện, tiền lời kiếm được họ đều dùng vào việc giúp đỡ những người cơ nhỡ.

Thật ra đây là một đạo lý rất giản đơn: Tài phú tựa như nước chảy. Ngay cả khi không ở hình thức tiền hay vàng, nó cũng được hồi báo bằng những phúc lành khác, chứ tuyệt đối không hoàn toàn mất đi.

Điểm thứ tư: Đạo nghĩa

2,500 năm trước, Khổng Tử đã bàn về thái độ nên có của con người đối với tài phú. Khổng Tử nói: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã; bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ác hồ thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất vu thị, điên phái tất vu thị”. Có nghĩa là: Phú (giàu có) và Quý (sang trọng) thì ai cũng muốn, nhưng nếu không dùng cách chân chính để có được nó thì người quân tử sẽ không hưởng thụ. Bần cùng và đê tiện thì ai cũng ghét, nhưng nếu không dùng cách chân chính để gạt bỏ nó đi thì cũng không thể nào thoát khỏi nó được. Quân tử nếu như rời bỏ đức Nhân, thì làm sao có thể gọi là quân tử? Quân tử mà không ngừng vơ vét sẽ xa rời nhân đức, ngay sau đó ắt sẽ trở nên thô lỗ, khinh suất, ngay sau đó ắt sẽ lâm cảnh long đong, hoạn nạn.

Ad

Người quân tử không bao giờ xa rời nhân đức, ngay cả trong lúc áp lực nhất cũng phải chiểu theo nhân đức mà làm, vào lúc lưu lạc hoạn nạn cũng y như vậy.

Vào thời Minh Thanh, câu nói này của Khổng Tử trở thành “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý). “Bất quản tố thập ma, đô bất năng vi bối nguyên tắc dữ đạo nghĩa” (bất kể làm gì, đều không thể vi phạm nguyên tắc và đạo nghĩa); đây là nguyên tắc cơ bản của đạo lý làm người. Trái lại, với loạn tượng trong xã hội ngày nay, người ta vì tiền mà không việc ác nào không làm, chỉ vì chút lợi nhỏ mà hãm hại lừa gạt, thậm chí sát nhân phóng hỏa; điều này hoàn toàn đi ngược lại giá trị đạo đức hàng nghìn năm của tiền nhân.

Trong mệnh có thì rồi sẽ có, trong mệnh không có thì đừng cưỡng cầu. Ấy là bạn không mất hẳn, không phải bạn dùng hết tâm tư là có được và có thể lưu giữ được.

Ái Lệ
Lê Trần biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin