• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ năm, 03/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Kỳ 6: Long tộc, long mạch thời Trần

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 22/5/2021
bigger smaller Báo lỗi

Triều đại kế thừa tinh hoa của nhà Lý rồi đạt đến đỉnh cao của nền văn trị cũng như võ công. Các vua nhà Trần còn là những vị vua hiếm hoi là bậc chân tu đắc Đạo. 

Đặc điểm rồng thời Trần, thời đại thượng võ

Sau khi đắc được ngôi đất long mạch, nhà Trần đã lên ngôi báu nhờ việc đưa Trần Cảnh 8 tuổi vào cung hầu Lý Chiêu Hoàng, ứng vào câu nói của thầy địa lý trước đây “phấn đại yên hoa đối diện sinh”, nhờ vào nhan sắc mà lấy được thiên hạ. Long tộc cũng bắt đầu triển hiện bảo hộ cho dòng họ này, còn ghi lại trong sử như sau:

“Nhâm Dần, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 11 [1242] Tháng 12, rồng vàng hiện.”
(Đại Việt sử ký toàn thư)

Kỳ 6: Long tộc, long mạch thời Trần
Rồng thời Trần. (Ảnh: Epoch Times Tiếng Việt)

Xét về hình tượng, thì rồng thời nhà Trần có vẻ cương mãnh uy vũ hơn thời nhà Lý với thân hình to lớn hơn, móng vuốt to hơn, chân ngắn hơn và râu vảy đều toát ra vẻ cứng cáp chứ không uyển chuyển như rồng thời Lý. Nhìn tổng quát ta có thể thấy con rồng nhà Trần mang tính Dương nhiều hơn rồng nhà Lý, vốn thể hiện một sự cân bằng Âm Dương hoàn hảo. 

Theo lịch sử, nhà Trần nổi danh với 3 lần chống Nguyên Mông lừng lẫy và vô số cuộc chiến khác với lân bang, nên có thể nhận định rằng đây là một loài rồng thiên về võ nghiệp chứ không phải văn trị. Võ nghiệp này là uy lực của Thiên long dùng để trấn áp tà ma, vì long tộc bảo hộ người tu luyện và duy hộ Phật Pháp. Do đó vào thời Trần thế kỷ 13, Mông Cổ hùng mạnh cát cứ nhiều nơi nhưng đã dừng vó ngựa trên đất Đại Việt.

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp hoằng dương Phật pháp của nhà Lý, các hoàng đế nhà Trần lại càng làm tốt hơn nữa với việc chính hoàng đế đi tu, đắc Đạo, và khai mở thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhờ oai lực của Chính Pháp với công đức của các hoàng đế mà nhà Trần đã an nhiên vượt qua bao trận binh lửa, xây dựng một vương triều thịnh trị lâu dài trong lịch sử. 

Thổ phúc tàng kim, lấy được thiên hạ không đổ máu

Sau khi nhà Lý suy vong, Thiên mệnh bắt đầu dịch chuyển sang một dòng họ khác có Đức lớn để nối tiếp ngôi vua trị vì thiên hạ. Nhà họ Trần sau nhiều đời tích đức đủ dầy, được Trời phú cho ngôi đất long mạch có thể lấy được thiên hạ một cách dễ dàng. Âu đó là Phúc trạch của họ Trần và cũng là cái Phúc của nhà Lý cùng con dân Đại Việt, nhờ suốt hơn 200 năm tín Phật thờ Trời nên việc thay đổi triều đại diễn ra nhẹ nhàng không đổ máu.

Truyền kỳ về những vị vua đắc Đạo

Truyền thống sùng thượng Phật Pháp từ thời Lý đã thăng hoa khi chính các vua Trần đích thân đi tu và đắc Đạo, lập nên một thiền phái mới.

Kỳ 6: Long tộc, long mạch thời Trần
Rồng thời Trần được chạm khắc tại chùa Bối Khê. (Ảnh: Epoch Times Tiếng Việt)
Ad

Vua Trần Thái Tông, khai sáng triều đại, thiền sư đầu tiên

Vị vua đầu tiên đắc Đạo chính là vua khai sáng Trần triều, Trần Thái Tông. Ông lên ngôi ngày mùng 10 tháng 12 năm Ất Dậu (1226), niên hiệu Kiến Trung, là một vị hoàng đế thiên tư mẫn tiệp, thông minh nhân hậu, đặc biệt rất quan tâm đến Phật pháp và việc tu luyện. Ông xem ngôi vua như một nghĩa vụ phải làm, nhưng trong lòng vẫn canh cánh việc tu hành giải thoát. 

10 năm sau khi lên ngôi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ năm (1236), nửa đêm vua Thái Tông vượt thành sang sông đi về hướng Đông, thẳng lên chùa Vân Yên núi Yên Tử, vào tham kiến Quốc sư Trúc Lâm Viên Chứng. Đến nơi thanh nhã u tịch này,  vua càng dốc chí tu tập nơi Thiền học. Cơ duyên đến khi vua từng đọc kinh Kim Cang đến đoạn “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, vừa để quyển kinh xuống trầm ngâm thì đột nhiên đại ngộ. Sau đó vua đem chỗ sở ngộ của mình viết thành bài ca Thiền Tông Chỉ Nam. Sau đó vua gặp Thiền sư Thiên Phong bàn luật Phật pháp, lại càng thêm tinh tấn.

Ở bên cạnh cung, vua cho mở chùa Tư Phúc làm chỗ thắp hương tu hành, đồng thời mời bậc cao tăng trong hàng thiền giáo trụ trì để tiện việc thưa hỏi. Hằng ngày vua cúng trai tăng cho hơn 500 vị, độ làm đệ tử hơn 30 người.

Vua Trần Thánh Tông, sáng trị nước, tiếp nối tu hành

Nối tiếp truyền thống tu học kế thừa từ cha, vua Trần Thánh Tông cũng bước vào con đường tu hành. Ngài cũng đạt được những thành tựu trên đường tu và ngộ Đạo. Trần Thánh Tông lên ngôi ngày 15 tháng 02 năm Mậu Ngọ (1258), đổi niên hiệu Thiệu Long. Vua có tài năng và trí huệ lớn, xem rộng mọi sách vở và cũng lại rất tinh thông nội điển (kinh điển nhà Phật). 

Ông ở ngôi hai mươi năm, rồi nhường ngôi cho Nhân Tông và xuất gia ở chùa Tư Phúc, bái Quốc sư Đại Đăng làm thầy. Hằng ngày ngài thường bàn luận với các thiền khách, được truyền sâu ý nghĩa thiền, lấy hiệu là Vô Nhị Thượng Nhân. Đến nay vẫn còn lưu truyền một số giai thoại thể hiện sở ngộ của ngài lúc tu học.

Khi Vua mở Phật Sự Đại Minh Lục, có cảm ứng mà sáng tác một bài thơ:

“Hơn bốn mươi năm một mảnh thành

Vượt khỏi lao quan muôn lớp ngăn

Động như hang trống vang tiếng gió

Tĩnh tợ đầm yên rọi ánh trăng

Ad

Trong câu năm huyền mình thông được

Chữ thập đầu đường mặc dọc ngang

Có người hỏi ta tin tức ấy?

Mây ở trời xanh nước trong bình.” (Thánh đăng ngữ lục)

Ad

Ngài đã tu học đến cảnh giới cao của Thiền tông, đúng năm 40 tuổi đã đột phá khỏi trói buộc của ngoại vật, đến cảnh giới tâm vô vi thanh tịnh tựa như một cái hang trống và một cái đầm yên lặng phản chiếu ánh trăng. Dù cho gió có động hay trăng lúc sáng lúc mờ thì bản tâm của người tu Phật ấy vẫn vĩnh viễn an nhiên tự tại không hề ô nhiễm, nhận thức được cái Đạo lớn trong trời đất, như mây kia trôi trên trời hay nước ở trong bình cũng chỉ là một mà thôi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông, hoàng đế đắc Đạo, khai tông lập phái

Trải hai đời vua tu Thiền đắc Đạo, đến đời hoàng đế thứ ba Trần Nhân Tông, sự tu hành của các vua Trần đã thật sự đạt đến cảnh giới rất cao vì vua Trần Nhân Tông đã khai sáng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi danh. Vua lên ngôi ngày 12 tháng 02 năm Mậu Dần (1278), đổi niên hiệu Thiệu Bảo. Từ trước khi sinh ra, cuộc đời Trần Nhân Tông đã có nhiều giai thoại truyền kỳ; có lẽ ông là người mang đại sứ mệnh của Trời mà giáng sinh nơi nước Nam?

“Trước kia Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh từng mộng thấy thần nhân trao cho hai thanh kiếm, bảo: Thượng đế có sắc, cho ngươi tự chọn lấy! Thái Hậu bất chợt bật cười, bổng được cây kiếm ngắn, do đó có thai. Gặp tháng dưỡng thai, bà chẳng chọn lựa món gì kỵ thai; nhà bếp dâng lên món chi bà cứ ăn mà thai vẫn không sao, bà biết là có sức thần trợ giúp. Đến khi Ngài được sinh ra, sắc như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật. Bên vai phải của Ngài có nốt ruồi đen như hạt đậu to, những người xem biết, nói: Ngày sau ắt hay gánh vác việc lớn.”  (Thánh đăng ngữ lục)

Dù sống trong cung vàng điện ngọc và là Thái tử kế thừa ngôi báu, tâm của Ngài vẫn chỉ một mực hướng về tu hành:

Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng Thái Tử, Ngài cố từ chối mấy lần, xin cho em mình thay thế đều không được vua cha chấp nhận. Thánh Tông cưới trưởng nữ của Quốc mẫu Nguyên Từ cho Ngài, tức Thái hậu Khâm Từ sau này. Tuy sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc mà tâm Ngài vẫn hướng về đường tu.

Tới khi lên ngôi, dù ở trong cảnh vinh hoa tột bực, nhưng Ngài vẫn tự giữ mình thanh tịnh. Có lần Ngài ngủ trưa trong chùa Tư Phúc ở đại nội, chợt mộng thấy từ nơi rốn mọc lên hoa sen vàng, lớn như bánh xe, trên hoa có đức Phật vàng; một người đứng bên cạnh chỉ Ngài, nói: Biết đức Phật này chăng? Đức Phật Biến Chiếu đấy! Ngay đó, Ngài liền giật mình tỉnh dậy, đem điềm mộng trình lên vua cha. Thánh Tông rất mừng cho là việc khác thường.

Do đó, Ngài thường ăn chay lạt, thân thể ốm gầy, Thánh Tông thấy lạ bèn hỏi. Ngài thưa thật nguyên do với vua cha. Thánh Tông khóc, bảo: Ta nay già rồi, trông cậy một mình con; nếu con làm như thế thì sự nghiệp của Tổ tông sẽ ra sao? Ngài nghe vua cha nói vậy cũng rơi nước mắt.” (Thánh đăng ngữ lục)

Sau khi thành công đẩy lùi quân Nguyên Mông, nhường ngôi cho con là Anh Tông, bấy giờ Nhân Tông quyết chí lên núi Yên Tử để tu cho thành đạo mới trở ra. Bức tranh vẽ cảnh Ngài đắc Đạo dời núi Yên Tử đến nay vẫn là một kiệt tác.

Kỳ 6: Long tộc, long mạch thời Trần
Trần Nhân Tông vẽ trong Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ. (Ảnh: Wikipedia)

Trải qua ngàn năm đến nay, hậu thế vẫn không thôi cảm thán trước thành tựu vĩ đại về văn trị và võ nghiệp thời nhà Trần. Chưa từng có một triều đại nào mà danh vọng nước ta ở mức gần như ngang vai với các vua Trung Quốc. Quan trọng hơn là sự hùng mạnh đó kéo dài liên tục năm đời vua mới suy, điều chưa từng thấy trước và sau đó. Ấy là do người nhà Trần giỏi hơn các triều đại khác chăng? hay là nhà Trần có điều gì đặc biệt hơn chăng? 

Đỉnh cao của nhà Trần bắt đầu từ thời gian Thái Tông bắt đầu tu luyện và đi xuống vào thời Minh Tông khi mà con cháu của ông ta không một ai tu hành nghiêm túc như cha ông. Vậy mới thấy phúc phận của một dòng họ cầm quyền ắt hẳn nằm trong cách sinh sống và cai trị của hoàng đế, mà muốn sinh sống cai trị đúng thì chỉ có tu hành và dùng Chính Pháp của Như Lai soi sáng thêm cho trí huệ bản thân mới làm được vậy. 

Có thể nói rằng những kỳ công vĩ tích của nhà Trần hiển nhiên cũng là từ phúc phận và sự bảo hộ do quân chủ tu hành mà có. Điều đó vô cùng rõ ràng trong lịch sử, và ta có thể dễ dàng thấy khi so sánh các triều đại với nhau. Nhưng đáng buồn thay, đến tận nghìn năm sau mà các bậc chăn dân của đất nước này vẫn còn u mê cho rằng tu hành là chuyện viển vông và tìm cách thay đổi niềm tin vào Thần Phật của chúng dân trăm họ. Phúc phận nào sẽ dành cho những dân tộc và kẻ cầm quyền không tin Thần Phật? 

Đông Phong

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin