Lợi ích của liệu pháp ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại
Cơ thể chúng ta có mối liên hệ sinh hóa với ánh sáng mặt trời, thứ mà chúng ta cần bổ sung. Liệu pháp ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại ngày nay là một phần mở rộng của liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng hoặc liệu pháp ánh nắng mặt trời, có lịch sử lâu dài, phong phú và được sử dụng cho một số bệnh lý, bao gồm cả bệnh lao.
Ánh sáng như nguồn dinh dưỡng
Tất nhiên, ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại là một tổ hợp nhỏ của ánh sáng tự nhiên từ mặt trời; chúng thực sự hoạt động và có giá trị như một chất dinh dưỡng. Các liệu pháp ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại là những cách để có được một số lợi ích từ đó. Nó có thể đặc biệt có giá trị và hữu ích cho những người không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời tự nhiên mà thật ra là phần lớn mọi người.
Ngay cả chủ đề về ung thư tế bào hắc tố cũng có những hiểu lầm vì có nghiên cứu cho thấy, về mặt cơ học, nếu bạn để các tế bào trong đĩa Petri tiếp xúc với nhiều tia UV, bạn hoàn toàn có thể gây ra tổn thương DNA và hình thành ung thư.
Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu so sánh những người làm việc ngoài trời với những người làm việc trong nhà, cho thấy rằng những người làm việc ngoài trời có tỷ lệ ung thư hắc tố thấp hơn mặc dù họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn từ 3 đến 9 lần.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công nhân làm việc trong nhà tiếp xúc với ánh sáng đèn huỳnh quang, mà truyền tải nguồn điện bẩn hoặc quá độ cao áp sẽ có một ảnh hưởng sinh lý và tâm lý lên con người.
Trải qua vài thế hệ, con người đã mất đi nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ mặt trời và khiến môi trường của họ bão hòa với các thiết bị không dây phát ra vi sóng.
Một tác dụng phụ của sự thay đổi này là con người đã mất đi phản ứng sinh hóa bình thường với ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc gián đoạn – thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sau đó ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều ngày hoặc nhiều tuần – có xu hướng gây ra nhiều vấn đề hơn so với việc được phơi nắng đều đặn, thường xuyên, vì bạn có nhiều khả năng bị bỏng và gây tổn thương DNA cho da.
Mặt khác, việc tiếp xúc đều đặn sẽ cải thiện nguy cơ này, vì nó thúc đẩy các hệ thống thích ứng bẩm sinh trong da của bạn, đặc biệt là hắc tố, được thiết lập rõ ràng để ngăn ngừa tổn thương DNA do tiếp xúc với tia UV.
“Vì vậy, hệ thống như vậy được xây dựng trong cơ thể, được thiết kế cho phép chúng ta nhận được tất cả những lợi ích của ánh sáng mặt trời mà không làm tổn thương DNA và tăng nguy cơ ung thư da,” Whitten nói. Hãy hình dung ánh sáng như một chất dinh dưỡng là cách tốt nhất để hiểu điều này.
“Cũng giống như chúng ta cần đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta ăn, cũng như cơ thể chúng ta cần hoạt động thể chất để thể hiện chức năng bình thường của tế bào, chúng ta cũng cần tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng để thể hiện chức năng bình thường của tế bào. Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra chức năng bất thường của tế bào. Và có vô số cơ chế xảy ra thông qua việc này.
“Vitamin D rõ ràng là được biết đến nhiều nhất; nó điều hòa hơn 2,000 gene liên quan đến sức khỏe miễn dịch, sức khỏe cơ xương và nhiều thứ khác. Nhưng cũng còn có nhiều cơ chế khác nữa.”
Liệu pháp ánh sáng đỏ
Liệu pháp ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại ngày nay là một phần mở rộng của liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng ban đầu hoặc liệu pháp dựa trên ánh nắng mặt trời, vốn có lịch sử lâu dài và phong phú được sử dụng cho một số bệnh, bao gồm cả bệnh lao.
“Có ít nhất hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm nghiên cứu về việc sử dụng liệu pháp ánh sáng đỏ cho những người đang trải qua hóa trị, để chống lại bệnh viêm niêm mạc miệng – là tình trạng xảy ra như một tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất, nếu không muốn nói là tốt nhất, là liệu pháp ánh sáng đỏ.”
Nhiều hơn không nhất thiết là tốt hơn
Một sai lầm phổ biến là nếu cái gì có lợi, thì càng nhiều càng tốt. Nhưng đây có thể là một giả định nguy hiểm. Theo giải thích của Whitten, có một phản ứng liều lượng hai chiều đối với liệu pháp ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại. Về cơ bản, bạn cần làm đủ để trải nghiệm tác dụng của nó, nhưng nếu lạm dụng quá mức, bạn có thể gây ra những tác động tiêu cực. Vì vậy, tất cả nằm ở việc tìm kiếm điểm tương hợp.
Điều đó nói rằng, theo nguyên tắc chung, nguy cơ bạn vượt quá liều lượng có lợi với liệu pháp ánh sáng sẽ thấp hơn nguy cơ khi bạn tập thể dục. Có nghĩa là, việc tập luyện quá sức và dẫn đến tổn thương mô sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc lạm dụng liệu pháp ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại.
Điều đó nói rằng, Whitten cũng cảnh báo sẽ có một số người có phản ứng đặc biệt.
“Những gì tôi đã thấy trong nhóm khoảng 10,000 người trải qua chương trình của tôi là trong số nhiều người bị mệt mỏi kinh niên nghiêm trọng hoặc hội chứng mệt mỏi kinh niên suy nhược, dường như có một nhóm nhỏ, tôi đoán đâu đó khoảng giữa 1% và 5%, có phản ứng thực sự tiêu cực với nó, ngay cả với liều lượng thực sự rất nhỏ, giả sử hai phút trị liệu ánh sáng đỏ…
“Vì vậy, dường như có một nhóm nhỏ những người thực sự quá nhạy cảm và có xu hướng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nói chung, theo kinh nghiệm của tôi, những người đó nhìn chung thường có sức khỏe rất kém.”
Như Whitten đã lưu ý, có một số cơ chế hoạt động được chấp nhận, và sau đó có nhiều cơ chế suy đoán hơn. Một trong những cơ chế được biết đến nhiều nhất là cytochrome c oxidase, một cơ quan nhận kích thích ánh sáng trên ty thể có chức năng bắt các photon ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại một cách chính xác.
Liệu pháp ánh sáng điều chỉnh biểu hiện gene
Cơ chế hoạt động thứ ba liên quan đến tín hiệu ngược pha và điều chỉnh biểu hiện gene. Ty thể của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng ở đây. Theo giải thích của Whitten:
“Ty thể không chỉ là máy phát năng lượng không cần suy nghĩ, mà chúng còn là bộ cảm biến môi trường thu nhận những gì đang diễn ra trong môi trường. Có xuất hiện độc tố không, có mầm bệnh hiện diện không? Có sự xuất hiện gia tăng của tế bào viêm không?
“Chúng đang nắm bắt những tín hiệu này. Chúng cũng đang thu nhận các tín hiệu ánh sáng… và các gốc tự do oxy hóa từ căng thẳng hormone. Và chúng đang chuyển tiếp những tín hiệu này trở lại ty thể bằng cách điều chỉnh sự biểu hiện gene.”
Một tập hợp gene cụ thể được biểu hiện ra để phản ứng với liệu pháp ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại. Tóm lại, nó kích hoạt các gene liên quan đến sửa chữa tế bào, tái tạo tế bào và tăng trưởng tế bào, tùy thuộc vào mô.
Ví dụ, trong não của bạn, nó kích hoạt yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF); trong da của bạn, nó làm tăng biểu hiện của nguyên bào sợi tổng hợp collagen; trong cơ của bạn, nó gia tăng cục bộ biểu hiện của IGF1 và các yếu tố liên quan đến tổng hợp protein cơ.
“Vì vậy, bạn đang nhận được những tác động cục bộ này trong các mô cụ thể điều chỉnh các gene liên quan đến việc chữa lành, tăng trưởng, và sửa chữa tế bào,” Whitten nói.
Tiếp xúc với tia UVA, ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại cũng làm tăng giải phóng oxit nitric (NO), mặc dù là một gốc tự do, nhưng cũng có nhiều lợi ích trao đổi chất ở nồng độ tối ưu. Nhiều lợi ích của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không thể chỉ được giải thích thông qua việc sản xuất vitamin D và ảnh hưởng của oxit nitric có thể là một phần của câu trả lời.
Cũng có một nhánh nghiên cứu suy đoán cho thấy rằng ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại tương tác với các chất chuyển hóa diệp lục theo cách giúp tái chế ubiquinol từ ubiquinone (phiên bản rút gọn của CoQ10).
Những bước sóng cụ thể của ánh sáng có thể giúp tái chế CoQ10 rút gọn, đồng thời thúc đẩy sản xuất năng lượng. “Vì vậy, có thể có sự phối hợp thực sự thú vị này giữa cách ăn uống của bạn và liệu pháp ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại, đồng thời tiêu thụ nhiều hợp chất giàu diệp lục hơn có thể làm tăng hiệu ứng này,” Whitten cho biết.