Bầu trời đêm lễ Halloween sẽ được chiếu sáng bởi một mặt trăng xanh, mặt trăng tròn thứ hai trong một tháng. Theo Trung tâm Dữ liệu Khoa học Không gian Quốc gia của NASA thì đây là điều hiếm gặp, chỉ xảy ra một lần trong hai năm rưỡi.

Mỗi tháng đều có trăng tròn, nhưng bởi vì chu kỳ âm lịch và năm dương lịch không trùng khớp với nhau hoàn toàn, nên cứ khoảng mỗi ba năm chúng ta lại có hai ngày trăng tròn trong cùng một tháng dương lịch.

Vào kỳ trăng tròn đầu tiên của tháng 10, cũng được gọi là trăng trung thu, sẽ xuất hiện vào ngày đầu tiên của tháng. Kỳ trăng tròn thứ hai, gọi là trăng xanh, sẽ có thể nhìn được vào ngày 31/10. Đây là hiện tượng trăng xanh đầu tiên của châu Mỹ kể từ tháng 3/2018.

“Mặt trăng xanh” hiếm gặp sẽ thắp sáng bầu trời đêm Halloween
Trăng xanh. (Ảnh BraveryStory/ Shutterstock)

Theo cuốn niên giám Farmers’ Almanac, đây cũng là lễ Halloween đầu tiên kể từ năm 1944 trăng tròn xuất hiện ở tất cả các khu vực có múi giờ khác nhau. Lần cuối cùng lễ Halloween xuất hiện trăng tròn là ở vùng múi giờ Trung tâm và Thái Bình Dương năm 2001.

Hiện tượng “hiếm như trăng xanh” không nhất thiết nghĩa là mặt trăng sẽ màu xanh vào đêm Halloween. Mặc dù tông màu xanh lam đậm của bầu trời buổi tối có thể ảnh hưởng đến màu sắc mà chúng ta nhìn thấy, nhưng vệ tinh này của Trái đất rất có thể sẽ không xuất hiện màu xanh lam.

Thông thường, khi một mặt trăng có một màu xanh nhàn nhạt là do khói bụi trong bầu khí quyển, chẳng hạn như từ một vụ phun trào núi lửa lớn.

Theo NASA, khi cụm từ “hiếm như trăng xanh” mang ý nghĩa là điều gì đó rất may mắn (hoặc xui xẻo) mà bạn được thấy trong đời.

Vì vậy, nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra với bạn vào Halloween, thì có thể có một lý do chính đáng rồi.

CNN Wire
Anh Đặng biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn