Mấy chuyện lý thú trong làng khoa cử
Thần khẩu linh linh
Đời nhà Trần, Cống-sinh Đào-sư-Tích, người làng Cổ-lễ, huyện Nam-trực – tỉnh Nam-định bây giờ – khoa ấy đi thi hội, ra ngõ gặp đàn-bà, Đào phàn-nàn về sự “gặp gái”, toan trở về, người đàn-bà ấy nhanh-nhẩu, nói chữa ngay rằng:
– Ông đi thi khoa này, thể nào cũng đỗ Tiến-sỹ, gặp gái có hại gì.
Đào giận-giỗi nói:
– Tôi không thèm đỗ Tiến-sỹ.
– Không thèm đỗ Tiến-sỹ thì đỗ Trạng-nguyên có được không.
– Được !
Quả nhiên khoa ấy Đào-sư Tích đỗ Trạng-nguyên.
Khoa sau cũng có một cống sinh hay chữ có tiếng, người ta truyền tụng là “ông Thánh-non”, khi đi thi hội, qua đò ngang, lái đò thuật chuyện:
– Đêm qua tôi thấy Thần báo mộng hôm nay sẽ có quan Nghè mới sang đò. Ông Thánh-non tác sắc mắng ngay:
– Ai thèm làm ông Nghè; Chủ ý ông Thánh-non muốn bắt chước ông Đào-sư-Tích đề đòi đỗ Trạng-nguyên. Không ngờ người lái đò đần độn, bị mắng chi lặng yên. Chuyến đò sau lại có một Cống-sinh sang ngang, lái đò lại thuận lời thần-mộng và phàn-nàn về nỗi bị mắng bởi “ông Thánh-non” Cống-sinh vui vẻ nói:
– Thôi được, anh kia không thèm làm Ông-Nghè, thì để tôi làm vậy.
Thế rồi khoa ấy, Cống-sinh Mỗ đỗ Tiến-sỹ, còn ông Thánh non chỉ là “ông Thánh non” cho mãi đến già.
?
Lại có một Cõng-sinh đi thi hội, làm lễ kỳ-khoa, đêm thấy Thần-nhân báo mộng rằng :
– Cứ về hỏi mụ Giáp trong làng, hễ mụ bảo đỗ gì thì đỗ ấy. Giáp là một mụ đàn-bà thô-bỉ dốt-nát, chua ngoa có tiếng, ai động hỏi mụ là mụ văng ngay chủi cùn rẻ rách, bất cứ là hỏi điều gì. Cống-sinh liền lập mẹo, khi gặp mẹ Giáp thì chỉ vào mụ mà rằng:
– Mụ này “Tiến-sỹ” nhỉ. Mụ Giáp chẳng hiểu “Tiến-sỹ” là thế nào, tức thì nổi tam-bành, xỉa xói vào Cống-sinh:
– Anh “Tiến-sỹ” có được không, sao lại bảo gái này “Tiến sỹ”| Cống-sinh vội vàng nói :
– Vâng thì tôi “Tiến-sỹ”.
Quả nhiên khoa ấy, Công-sinh mỗ đỗ Tiến-sỹ.
?
Ông Đặng-đình-Tướng – đời Lê Cảnh-lưng – ngoài 20 tuổi đỗ Cống-sinh, thi hội luôn mấy khoa đều hỏng, một đêm thấy Thần-nhân báo mộng:
– Anh 60 tuổi mới đỗ Tiến-sỹ.
Khi tỉnh giấc, Đặng cầm bút viết ngay một bài thơ quốc-âm:
“Sách thuộc văn hay sự chẳng ngờ,
Trong ba mươi tuổi đỗ đương vừa.
Thần-nhân chẳng biết mà rằng vậy,
Đến sáu mươi thì đã Thượng thơ”
Khoa ấy Đặng đỗ Tiến-sỹ vừa 36 tuổi, khi tăng đến Thượng-thư thì vừa chăn 60 .
?
Lại một Cống-sinh trẻ tuổi hay chữ, cũng nằm mộng thấy Thần bảo ngoài 30 tuổi mới đỗ tiến-sỹ. Cống-sinh cũng ngâm một bài quốc-âm sau khi tỉnh dậy
“Tiến-sỹ khoa này ta lấy tươi,
Can gì mà đợi đến ba mươi
Thần-nhân chẳng biết mà rằng vậy
Nên ở người ta há ở trời”
Khoa ấy Cống-sinh đỗ Tiến-sỹ mới 28 tuổi.
Làm dả hóa thực
Một Cống-sinh khánh kiệt gia tài vì đi thi, mà thị luôn mấy khoa không đỗ. Năm ấy gần đến khoa thi, không sao xoay được tiền lộ-phí, vì vay mượn đã hết chỗ, bèn nghĩ ra một mẹo: Chờ đêm 30 tết, cấp một cái loa đồng lên trèo lên ngọn một cây cổ thụ đầu làng, cất tiếng hô lên rằng:
– Ta phụng mệnh trời phóng bảng, khoa này sẽ cho tên mỗ người làng mỗ đỗ Tiến-sỹ.
Giữa đêm thanh vắng, bốn bề im lặng, tiếng ấy lọt vào tai mọi người trong xóm, ai cũng lấy làm kinh ngạc và mừng thầm cho Cống-sinh. Hôm sau, người làng tranh nhau đến thăm và thuật lời Thiên-thần phóng bảng đêm qua, Cống-sinh tảng lờ như không nghe biết mà rằng: – Tôi tự xét mình học kém, và cũng và cũng không sao xoay sở được tiền hành lý, nên khoa này đã định không đi thi nữa.
Nghe nói ai nấy đều khuyên cứ nên đi, và tranh nhau giúp tiền lộ-phí. Khoa ấy quả nhiên Cống-sinh đỗ Tiến-sỹ. Trong khi Cống-sinh vác loa trèo lên ngọncây, có người Xã-trưởng trong làng đi săn đêm, nép ở ruộng lúa, những cách hành động của Cống-sinh, đều nghe thấy rõ ràng. Khi Cống-sinh thi đỗ, về vinh qui bái tổ, người làng đến mừng đủ mặt, duy vắng một mình Xã-trưởng, Cống-sinh lấy làm lạ, cho mời đến chơi trách rằng:
– Tôi với ông xưa nay có thù oán gì đâu, mà ông không đến chơi ?
– Chả dấu gì ngài, cái đêm Thiên-môn phóng bảng chính tôi được biết rõ ràng, nên tôi không dám đến.
Dứt lời, Cống-sinh và Xã trưởng, cùng nhau trông mặt cả cười.
?
Một Cống-sinh nhà nghèo, mỗi lần đi thi hội là vợ phải nai lưng đi chạy tiền lộ-phí, mà thi mãi không đỗ, vợ bực quá, hẹn chỉ cho đi một khoa nữa thôi. Bất đồ khoa ấy lại hỏng bèn nghĩ ngay một mẹo: Đương đêm lẻn về cắp một cái cong trèo lên nóc nhà, thò đầu vào trong cong, cất to tiếng gọi tên vợ mà truyền rằng;
– Ta là Thổ-công nhà chị đây, ra cho ta truyền phán.
Người vợ lật-đật quì phục xuống thêm. Trên nóc nhà cất tiếng truyền:
– Chồng chị đi thi khoa này đỗ, thì thế nào cũng chết non, nếu khoa sau đỗ, thì vợ chồng mới được sống toàn, chị muốn đằng nào cho tùy ý.
Người vợ mếu-mái thưa:
– Lậy ngài, xin ngài đề cho chồng tôi đến khoa sau hãy đỗ, chứ đừng cho đỗ khoa này.
– Thế thì được, thôi muốn sống vào ngày
Sau khi người vợ đã vâng mệnh trở vào trong nhà, lẽ tất nhiên là ông Thổ-công dả ấy trụt xuống mái nhà rồi lẻn đi chỗ khác.
Hôm sau Cống-sinh về với nét mặt bẽn-lẽn của văn-nhân thi hỏng, giá mọi khoa thì đã bị vợ đay nghiến, trái lại, lần này vợ hỏi han vồn- vã. Cống-sinh còn làm bộ cảm khái, bắt phu-nhân phải khuyên giải mãi mới nguôi. Sau quả được như thời Thổ công: Đỗ Tiến-sỹ, vợ chồng song toàn, cửa nhà thịnh vượng.
THỊ-NHAM