Mối quan hệ giữa con người và Thần dưới góc nhìn của nghệ sĩ
Các triều đại và quốc gia được nhắc đến nhiều vì những thành tựu vĩ đại trong nghệ thuật không thua kém bất cứ thứ gì khác. Giáo sư Trương Côn Luân cho biết, nghệ thuật cổ điển phương Đông thấm nhuần niềm tôn kính đối với Thần – một phẩm chất đến từ chính bản thân người nghệ sĩ.
https://www.youtube.com/watch?v=t3Pf6QHXsXU&t=77s
“Nếu một nghệ sĩ có suy nghĩ thuần khiết, họ sẽ sáng tạo ra tác phẩm tốt, có tác động tích cực đến mọi người. Ngày nay, nghệ thuật đang lạc lối.” Ông Trương chia sẻ.
Giáo sư Trương Côn Luân là một trong những nhà điêu khắc tài năng nhất Trung Quốc đương đại. Ông là nghệ sĩ về tranh sơn dầu, điêu khắc, hội họa Trung Hoa và từng là giám đốc Viện Điêu khắc thuộc Viện Nghệ thuật Sơn Đông – Trung Quốc.
Mong muốn của ông là khơi lại sự thuần khiết, điều đã khiến các nghệ sĩ trong quá khứ đạt được sự thăng hoa trong sự nghiệp.
“Các tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại”. Ông cho rằng nghệ thuật là tấm gương phản chiếu xã hội, trong khi đạo đức là la bàn định hướng cho điều đó. “Đạo đức của con người có thể ảnh hưởng đến sáng tạo nghệ thuật.”
Theo ông, nghệ thuật chân chính trước hết phải có ý tưởng tốt. Kỹ năng điêu luyện mới là điều tiếp theo, bố cục tốt sẽ hoàn thiện những yêu cầu căn bản. Ông nói, “Nghệ thuật phải có quy luật và sự cân đối, tỷ lệ và cấu trúc cơ thể người phải hài hòa, và phải đẹp”.
Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ điển đã họa lại hình ảnh các vị Thần Phật; chính lòng tôn kính của các nghệ sĩ đối với Thần là động lực để họ đạt đến sự hoàn hảo.
Các tác phẩm nghệ thuật đều toát ra ý nghĩa, giáo sư Trương nói. “Người ta không còn tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Nghệ thuật cũng vậy. Người ta không tin sự tồn tại của Thần Phật, vì vậy họ làm bất cứ điều gì họ muốn.”
Nửa thế kỷ trước, Michelangelo đã dành cả cuộc đời để tạo ra những kiệt tác thể hiện đức tin vào Chúa. Mỗi nét vẽ dường như đều mang theo sự kính trọng và khao khát hướng thượng của ông. Mỗi nét vẽ đều in đậm tâm trí thánh thiện, trong sáng và sự từ bỏ những chấp trước nơi thế gian trần tục.
Các nhà sư đã từng dành cả đời mình để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật kết nối họ với Thần Phật, thể hiện sự tín ngưỡng hoàn toàn đối với những cảnh tượng thiên quốc mà họ vẽ ra. Giáo sư Trương cũng làm như vậy thông qua Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia cổ xưa mang lại cho ông trí huệ để phục hưng con đường của cổ nhân trong thế giới hiện đại.
Ông nói: “Xã hội nhân loại có những tiêu chuẩn của mình, nhưng vũ trụ cũng có những tiêu chuẩn của vũ trụ. Tôi muốn giúp bảo tồn và phát triển phần tốt nhất của nền văn minh nhân loại.”
Trương Côn Luân nhận được nhiều giải thưởng và đã tham gia nhiều cuộc triển lãm ở Trung Quốc và trên thế giới.
Ông và các tác phẩm của ông xuất hiện trong Who’s Who in the World (Ai là ai trên thế giới), The Encyclopedia of Outstanding Chinese (Từ điển bách khoa toàn thư về người Trung Quốc tiêu biểu) và Collected Works of the World’s Sculpture (Các tác phẩm điêu khắc được sưu tầm của thế giới), cùng các ấn phẩm khác.