Một bài thơ cổ về bà Trưng (số 2)
X Kêu nhau gìn-giữ tử thành,
Bảo nàng Trắc Nhị mọi tình cho hay.
“Binh Tô thế nó mạnh thay !
Nàng ra đường tắt về rày Hát-môn.
Mai anh ra trận một cơn,
Thế được thì đón, thể thua (1) thi lùi”
Nàng rằng: Rắp chí phù đời,
Chưa chi đã rời dinh lũy làm sao ?
Thiếp xin cùng chàng giúp nhau,
Mười cáo dễ hầu thua một hùm ru ?”
Chàng rằng: “Trong việc binh-cơ,
Chốn này bình-địa giữ chưa được lành
Hát-môn có thể dụng binh,
Sông sâu làm cứ, rừng danh làm nhà
Để anh đầu nhỡ thế sa,
Ta về cứ đấy để mà giữ coi”.
XI Canh hai vừa thuở vắng người,
Chị em Trưng-Trắc kín hơi ra về.
Ngựa đừng tra nhạc nó nghe,
Qua ngàn đồi mớ, tìm về Hát-môn.
Canh dài lặn lội nước non,
Quan sơn nghìn dặm, hương thôn về nhà.
Khiến người tử-đệ binh-gia,
Lập làm thành lũy, phòng hòa nọ kia.
XII Ai ngờ giời rứt họ Thi ?
Vận chưa đạt thì công-nghiệp chưa nên.
Quan-phòng sơ-xuất giữ-gìn (2),
Binh thằng Tô-Định nửa đêm đến gần.
Thi-Sách chưa kịp ra quân,
Nó bọc ba lần, ngựa ruổi đến nơi.
Vội-vàng mặt chửa kịp coi,
Đốt dinh cháy hết, giết người tan manh (8).
Ngỡ còn Trắc Nhị trong dinh,
Rao quân tìm hết rẻo quanh trong ngoài.
Có người nhì bảo khúc nhôi,
Nàng đà trốn khỏi xa xôi khôn tìm.
Lại về bởi mới nửa đêm,
Tô-binh dở lại đến miền cựu-dinh.
Quét thanh một huyện Vũ-ninh,
Lạng-giang trường độ đều kinh rền-rền.
XIII Báo tin về đến Hát-môn,
Thương chồng nàng Trắc buồn-muôn chẳng nằm.
Đôi hàng châu-lệ đằm-đằm,
Đã thương thời tiếc, lại căm mà hơn.
Thù này chất vững núi non,
Vàng phai chẳng bỏ, đá mòn chẳng quên
Thương vì duyên chửa phỉ duyên,
Anh-hùng trắc-trở, thuyền-quyên nhỡ-nhà
Vợ chồng là nghĩa tao-khang,
Tóc tơ chưa chút, thịt tương đã nguyền.
Nhẫn dầu muôn kiếp dám quên,
Sống làm tiết nghĩa, chết nên phúc-thần.
Chị em truyền hịch xa gần,
Làm giai ai chi vị dân giúp đời.
Nước ta há thiếu nhân-tài,
Cho thằng Tô-Định ở ngôi tơ-hồng.
Cho nó lấn-lướt bách-tòng,
Rễ bàng rễ bấm, chưa hòng ăn ai,
Ứng truyền thiên-hạ con giai,
Một tuần binh kể dư ngoài mười muôn.
Cùng nhau họp của Hát-môn,
Cắt tay lấy máu lên đàn thề nhau.
XIV Thời này lại đợi thời nào ?
Hùm gia cội núi khôn vào rừng xanh.
Tôn nàng Trưng giữ chủ-minh,
Tuy thân là gái vả danh cháu thần.
Còn nhiều cố-chủ cựu-thần,
Kẻ ơn áo gối, người ăn cơm thừa.
Cùng nhau đem lại nghiệp xưa,
Việc tuy có mở rắp đà sẵn khuôn.
Nàng bèn bước thẳng lên đàn,
Vái chung thiên-địa, giang-sơn, quỉ-thần:
“Tôi là một đứa phụ-nhân,
Thời loạn ân chúng lập thân giúp đời.
Dầu thằng Tô-Định dễ ngươi,
Trước khoe cá vạc, sau trôi lửa lò.
Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kêu oan-ức lòng chồng,
Bốn xin vèn-vẹn sở công lịnh này”
Lui cầm hoàng-việt cồng-tay,
Đứng hòa uy-lao khắp hòa dưới trên.
Ai ai đám khác lời nguyền ?
Xuân-vân nồi trận, thu-liên cắm cờ,
Ào-ào uy gió thổi đưa,
Phong-thỉ tràng-xà, ai thấy chẳng kinh ?
XV Định từ nghe biết phong-thanh:
“Nực cười con trẻ buộc quanh tổ hùm.
Chồng nó xưa đã mưu làm,
Lênh-chênh cho phải nhơ gươm tao rày.
Còn nó sống sót vê tây,
Ngỡ biết từ rày dở lại làm tôi,
Thời tao dung-thứ dưỡng, nuôi,
Chấp chi gái hóa mà hoài gươm thiêng !
Hàng đồng ra dạ cồng chiêng,
Kênh kềnh nghe gióng toan riêng lấy phần.
Nếu mà chẳng chấp phụ-nhân,
Để lâu xàm-xỡ quen thân lăng loàn.
Mầm như để nó nhớn lên,
Thời cành liền héo, ta toan cho vùi.
Mạnh-bạo nó là mấy mươi ?
Mây nối giữa giời, trận gió thổi bay !
Rao quân cả bẩy củng hay,
Sắm-sanh lương thực sáng ngày kịp đi.”
XVI Định bước lên ngựa một khi,
Giữa đường sắp thấy tiều-nhi ca nhời:
“Cả mưa nước trẩy sông Đoài,
Cỏ lên đè lúa, cả rày lênh-Đênh”.
XVII Định rằng “Điềm ẩg tốt lành”
Nam-binh như gió, nữ-binh như bèo,
Hát-giang buộc hết đem treo,
Trống giong bảy chập chiêng reo ba hồi.
Chị em Trưng-Trắc nghe hơi,
Bèn lên cật ngựa, tới nơi địch cùng
Định bèn ra đứng quân-trung,
Thấy hai tưởng gái đã xông đến gần.
Dung-nhan diện-mạo phương-phi (4),
Tốt Đời Lãng-uyển, khác gì Hằng-nga.
Miệng cười hơn-hớn nở hoa,
Da tựa trứng gà, má tựa phấn Yên,
Chiến-bào Thực-cẩm vẻ in,
Lưng đeo đai ngọc, chân xuyên hoa hài.
Trên đầu búi tóc viền mai,
Hoa cài tả hữu, trâm cài trước sau.
Coi nhường nguyệt dậy đông-lâu,
Động lòng Vương-Sán thâu âu khôn cầm.
Định xem thấy mặt ước thầm,
Rắp toan bắt sống sinh-cầm (5) về dinh.
XVII Nàng mắng Tô-Định tung-hoành:
“Hiếp dân tản của, đem binh hại người (6)
Chồng tớ quan-hệ chi người ?
Vô-cớ nỡ hoài phụ-đạo quan-lang.
Tớ còn tiếc nghĩa tào-khang,
Vậy mà tớ phải kiếm phương báo thù.
Mày dầu muốn vẹn toàn-xu,
Đem đường về cứ nước Ngô nhà mày !
Nhược còn hãn-ngự ở đây,
Chẳng đầy bụng cá, thì say dạ diều !
Quen thân tính khí tự kiêu,
Nước nào thất nghiệp, làm xiêu chủ nhà !”
(Trích ở quyển Thiên-Nam ngữ-lục ngoại-kỷ. sách viết bằng chữ nôm của Trường Bác-cổ, số AB 478, tờ 26-28a).
Ứng hòe-NGUYỄN VĂN TỐ sao lục
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Xuất vận.
2) Điệp ý.
3) Chính sử Tàu cũng phải chép “Thái-thú Giao-chỉ bấy giờ là Tô-Định, thắt buộc quá phép, Trắc oán-giận, cho nên làm phản” (Hậu Hán thư, quyển 24, Liệt truyện 14, tờ 6a, sách in của Bác-cổ, số 2285).
4) Xuất vận.
5) Điệp ý.