Một bài thơ cổ về hai Bà Trưng (phần cuối)
XVIII – Định giận giục ngựa ông ra,
Nàng đem hoàng-việt binh hòa chia đôi.
Một mình Tô-định chịu hai,
Xung nam đột bắc, thế coi anh hùng.
Hăm-hăm tả đột hữu xung,
Chém Tô giữa trận như rồng cuốn mây.
Quận Ngô mất vía chạy ngay,
Định bèn táng đảm, mình rày tháo ra (1).
Đem binh về giữ dinh nhà,
Chị em Trưng-Trắc bấy giờ đuổi theo.
Nàng gan đương trận cố liều,
Khua thằng Tô-định như bèo gió đưa.
Đốt tan lũy ải doanh-cơ,
Ngô-binh thế túng như cờ mất xe,
Bèn cùng nàng, giáp can qua,
Nàng giơ hoàng-việt, chém pha một hồi (2).
Thế bằng hùm đói tranh mồi,
Chưa ăn đã hết, nào ai lập nhìn ?
Cầm đầu Tô-Định giơ lên,
Ngô-binh nhìn thấy bỗng liền đảo qua.
Nhường hươu mở lưới chạy pha,
Mình còn ở việt, hồn đã về Ngô.
Ngẫm nhời đàn trẻ ca xưa:
“Giời mưa nước chảy”, đoài là phương tây.
Thượng-lưu được thể chảy ngay,
“Có lên đè lúa cả rày” thác hư.
Chữ “Tô” “thảo “đầu”, “hòa”, “ngư”,
Ứng điềm Định thác bấy giờ lênh-đênh
XIX – Trưng-binh vào đến Tô-dinh,
Chiêu an sĩ tốt, dỗ-dành quan quân.
Ai đâu ở đấy yên thân,
Đợi chờ xá sĩ, dời chân về nhà.
Ta thời ở giữ nước ta,
Người Ngô cho nó về nhà nước Ngộ.
Bao nhiêu sĩ tốt ngày xưa,
Phải Tô Định hiếp, bây giờ được yên.
Truyền ra đứng cửa hiên-môn,
Ai nguyền phu-phụ, ai nguyền lại quê.
Dầu ai hết sức trợ thi,
Tòng quân ra chỉ nam nhi mặc mình.
Của Tô-Định, tịch để dành,
Phân chia thảy thảy, một manh chẳng hề.
Ơn đều trên dưới thỏa thuê,
Nàng bèn sa giá giở về Hát-môn.
XX Muôn dân từ đấg khỏi hèn,
Nẻo sông khỏi lội, đường non khỏi trèo
Quan quân cả bấy cũng đều
Tôn nàng làm chủ, xem triều Việt-bang.
Tôn hiệu xưng là Trưng-vương (3),
Thiết quan phân chức, sửa sang việc làm.
Tang chồng bèn mới tế đem,
Hoặc nhân có kẻ hỏi nàng (6) rằng “bị”.
“Li thời thượng tiếc những bài,
Sự phiền Thái Tổ vị nhời Hoài vương.
Chưa chi đã vội đao thương,
Di Tề hổ mặt, Vũ Dương thẹn lòng”
Vua rằng: “Chư tướng chẳng thông,
Nếu binh quải hiếu thì lòng chẳng vui.
Tự nhiên khi nhụê nên đồi,
Sầu mà đã dậy, nó coi ra gì?
Vậy bèn trang điểm phương phi,
Nó quen lòng dục, nó thì nể nang.
Cho nên binh nó trễ tràng,
Thừa cơ ta mới phô phang anh hùng”.
Chu tưởng ai nấy phục tòng,
Khen vua liệu địch Tô công phen tàu (5).
Nữ ngưu nên đứng cao tay,
Gái danh hào kiệt, họa rày có hai.
Sức ra vực nước giúp đời,
Nghĩa chồng chưa vẹn, dân giời được ơn.
Quét thanh bụi bụi gio tàn,
Thu về thảy thảy giang sơn bản đồ.
Dạy từ canh tý làm vua,
Đến nhâm-dần kể thì vừa ba năm (6).
Thành ngoài dự sáu-muoi-nhằm,
Thu về một mối tay cầm lâng-lâng.
Mở thông nẻo bể đường rừng,
Trong không hươu đỗ, ngoài không cáo thành.
XXI – Nói việc Tô-Định bại binh,
Giở về sau trước bày tình Hán-Quang.
Rằng: “Quan thứ-sử Nam-bang
Là người Tô-định phải thương bỏ mình,
Có hai con gái dậy binh,
Giết quan, xưng hiệu, đặt mình làm vương.”
Quang-Vũ tức giận nhiều nhường,
Vật chị Giao-chỉ chút phương nốt ruồi.
Mà lại chẳng phải con giai,
Và danh con gái xứng tại trượng-phu.
Bèn sai Mã-Viện bây giờ,
Dư mười muôn lẻ binh hòa kịp sang.
XXII – Nàng nghe Đông-Hán vua Quang
Tin gièm lòng chẳng chút thương chư hầu.
Nhật-trình quân cả kẻo vào,
Được thua một trận thế nào sẽ hay.
Lên yên hoàng-việt cầm tay,
Ba quân ủng ủng hẹn ngày tiến binh.
Giáp nhau ở cõi Man-thành,
Phong-vân nổi trận, lôi-đình ra oai.
Ngất giời rợp bóng tinh kỳ,
Can qua lộn lạo thành trì chiến phong.
Nữ nam ra sức anh-hùng,
Bằng hùm tranh thịt, bằng rồng tranh châu,
Trưng-vương khôn khéo quá ư,
Khiến người bèn gượng cắm cờ của dinh.
“Thỉnh hàng” hai chữ rành-rành,
Mã-Viện xem thấy lui binh ra ngoài.
XXIII – Trưng-vương khiến sứ đến nơi ;
“Tướng quân có nhớ chữ Hoài-hầu chăng ?”
Mã-Viện bèn mói bảo rằng:
“Nhân sao mày cố hung-hăng tranh cường ?”
Sứ rằng: “Binh có phép thường,
Xem khi động tĩnh mới nhường sức nhau,
Vậy bèn khiến tôi sang hầu,
Bắc nam bờ cõi ai đâu đấy làm.
Định kỳ cống thuế cứ năm,
Xưng thần triều cống, nào làm tôi Ngô.”
Viện bèn cắt cõi chia cho,
Man-thành lập lũy, đấy là Tư-minh.
Đồng-trụ cắm ở Man-thành,
Hán, Trung hai nước dẫn binh cùng về (7).
XXIV – Ai ngờ tạo-hóa đến kỳ ?
Tiên-hồn lại nhớ tiên-vì thiên-gia,
Chị em nhuốm bệnh lên hà,
Nửa đêm bỏ đất, lối ra lên giời.
Chị em nhuốm bệnh nền hà,
Trong ngoài tướng-ta ngùi-ngùi,
Tiếc công mở đời hưởng nghiệp chưa lâu.
Chị em cùng chửa nối sau,
Bảo nhau lập miếu, cùng nhau phụng thờ.
Tiết cao sáng nửa giăng thu,
Trong như nước lọc, sạch như gương mài.
Ơn trên Thượng-đế xét-soi,
Vì chồng bả nghĩa, vì đời ra công.
Nước Nam hễ sái văn-cung,
Vua dự công-đồng, hành vũ hành vân.
Ngôi cao đệ nhất phúc-thần,
Đời đời huyết thực, dân dân phù trì.
XXV – Dịp nhân có khách đi về,
Qua từ cảm cảnh, nên thơ bút bài:
“Vụ-tiện di chủng, xuất hồng-nhan.
Dũng-lược kiêm tư, tuyệt thế-gian.
Bán điểm ngân-trang, hào-khách-tụ,
Nhất huy kim-thuẫn, Định binh tàn.
Tam-kỳ giang-khẩu can qua tẩy,
Bách-Việt phong-cương nhất đán hoàn.
Công cải đương thời nhận báo tự,
Anh-linh trạch cập mãn giang-san.” (8)
Dễ xui lòng khách vãng lai,
Đọc thơ nên cảm, ngậm-ngùi đôi khi.
Từ vua yến-giá qua thì,
Chủ mà chẳng có, ai vì con thơ ?
Sẩy đàn tan nghé bơ-vơ,
Bạng khoe sức bạng, cò khoe sức cò.
Đời bèn lại thấy tri-thù,
Muôn dân lại phải nê-đồ khốn thay !
(Trích ở quyển Thiên-nam ngữ-lục ngoại-kỷ, sách viết bằng chữ nôm của Trường Bác-cổ, Số AB 478, tờ 28a – 30a.)
Ứng hòe-NGUYỄN VĂN TỐ sao lục
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Đoạn này cũng có nhiều câu điệp ý.
2) Đại-Việt sử-ký tiền-biên (quyển 3, tờ 4b) và Khâm định việt-sử thông-giám cương-mục (q.2, tờ 10a) đều chép là Trưng-Trắc ( cùng em gái là Trung-Nhị khởi binh đánh hãm chân-trị (dinh thái-thú), Tô-Định phải chạy về Nam-hải, Quận bà rất hùng-dũng, đi đến đâu như gió lướt (sở chí phong mĩ), các man-lái quận Cửu-chân, Nhật-nam và Hợp-phố đều hưởng-ứng.
3) Đại Việt sử ký toàn-thư (q3, tờ 2a) chép “vua húy Trắc, họ Trưng, văn họ Lạc, là con gái Lạc tướng huyện Mê-linh, châu Phong”; nhưng dưới lại chua rằng “Cường-mục tập-lãm chép họ Lạc là nhầm”.
4) Xuất vận.
5) Đaị-việt sử-ký tiền-biên (q.3, tờ 4b) chép rằng: ( Xét dã-sử nói khi bà mới ra quân, chưa hết tang chồng mà bà trang-sức những đồ thịnh-phục; các tướng hỏi bà, bà nói: Việc binh không ngại sự tòng quyền, nay nếu theo lễ mà hủy dung thì nhuệ-khí tự nhiên kém, cho nên ta thịnh-phục để phấn-khởi quân sắc; vả lại kẻ kia trông thấy chắc là động tâm; tâm đã động thì chí tranh-đấu phải trệ-nải, như thế thì ta dễ lấy phần được. Chúng đều phục là không nghĩ kip”.
6) Đại- Việt sử-ký toàn thư (q3, tờ 2a) cũng chép: “ Treng-vương ở ngôi ba năm, rất hùng-dũng, đuổi Tô-Định, dựng nước, xưng vương, nhưng vì là nữ chủ, nên không thành được công tái-tạo”. Đại-Việt sử-ký tiền-biên (q3, tờ 4a) bàn thêm một câu rằng: “Trưng-vương là con gái, hô một tiếng mà đuổi được thái-thú người Tàu, như đuổi đứa nô-lệ, lấy lại đất Lĩnh-nam, dựng nước xưng vương, thật là người hào-kiệt trong nữ-lưu. Nhưng vì tài nhược, lại gặp vận nước mới bĩ, nên chẳng được lâu dài, đáng tiếc thay.
7) Việc này sử ta và sử tàu chép khác hẳn. Quyên Hậu-Hán kỷ q7 tờ 8a nói rằng: “Năm Kiến vũ 18 (năm 42 Tây lịch), mùa hạ, tháng tư Phục ba tướng-quân là Mã Viện, Phù lạc hầu là Lưu Long Lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chi, Bình lạc hần là Hàn vũ, đi đánh Giao chỉ. Đi đến Hợp phố thì toàn chí bị bệnh chết. Mã Viện định vượt bề vào Giao chỉ, nhưng thuyền nhỏ không đi nổi mới hỏi đường đi núi: bấy giờ mới qua bể theo núi mở đường đi hơn một nghìn dặm, từ phía tây đến Lãng bạc đánh Trưng trắc Trưng nhị, đầu hàng vài nghìn người. Hàn vũ sau cũng bị bệnh chết. Mã viện đem quân đuổi theo Trưng trắc Trưng nhị đến Cẩm khê, rồi phá được luôn, Trưng trắc Trưng nhị và các tướng vài trăm người chạy .