Một cuộc cách mạng ‘tiêu dùng’ thực sự bắt đầu giành quyền kiểm soát nền giáo dục
Quý vị có thể quên – hay ít nhất là gắng làm ngơ trong ít phút – những cuộc bạo động đang diễn ra trong các thành phố của chúng ta, khủng khiếp và thường đáng sợ như chúng vốn là vậy.
Một cuộc cách mạng thực sự và quan trọng hơn đang được ấp ủ, trong trường hợp ở đây là một cuộc cách mạng tích cực, trong lĩnh vực giáo dục. Và điều này đang biểu hiện từ cấp mẫu giáo cho đến đại học.
Người ta chán ngấy. Người ta đang cố gắng thay đổi và rời xa hoàn toàn hệ thống giáo dục.
Đã có quá đủ phong trào “thức tỉnh” xâm chiếm các trường học của chúng ta.
Một ví dụ gần đây cho điều này là bức thư của một người cha, người đã giận dữ kéo con gái mình ra khỏi trường Brearley cao cấp của thành phố New York, đã được lan truyền nhanh chóng như thế nào.
Người cha này, ông Andrew Guttman, đã cáo buộc trường tư thục dành cho nữ sinh này là “thiếu khả năng lãnh đạo một cách hèn nhát và kinh khủng để xoa dịu một đám phản tri thức, phi tự do.”
Bức thư này, đạt đến thành công một cách xuất sắc, đã chỉ đúng vào nhiều vấn đề ngày nay, trong số đó là:
“Nếu ban quản trị thực sự nhìn nhận nghiêm túc về ‘tính đa dạng’, thì họ sẽ không khăng khăng truyền bá cho học sinh và gia đình của chúng lối tư duy một chiều, thứ làm gợi nhớ nhiều đến cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc.”
Mức độ nổi tiếng sau một đêm của bức thư (như những gì người ta đánh giá, sau khi đọc toàn bộ nội dung) trên khắp internet là thước đo về cách người cha này nói, không chỉ về trường Brearley mà còn về tình trạng hiện nay của đa số các cơ sở giáo dục, công và tư trên đất nước này.
Có thể nói, các gia đình đang thể hiện quan điểm của mình thông qua con cái họ bằng cách rời bỏ trường học, đưa chúng ra khỏi những cơ sở giáo điều này, với số lượng ngày càng tăng để dạy dỗ tại nhà. Tỷ lệ phần trăm này đang tăng lên – phần nào là do đại dịch nên việc học tập tại nhà được khích lệ trong lúc các trường học bị đóng cửa.
Thêm vào đó, trong đại dịch các bậc cha mẹ có thể xem những gì con họ đã được dạy qua Zoom. Họ đã không thích những điều đó.
Thế nên, những gì đang tiến triển là một cuộc cách mạng tiêu dùng trong lĩnh vực quan trọng nhất đối với tương lai của đất nước chúng ta – giáo dục.
Điều này bao gồm cả các trường tư thục – vốn bị các hiệp hội giáo viên và nhiều đảng viên Dân Chủ phản đối – nơi những ai không đủ khả năng chi trả cho những trường kiểu như Brearley trên toàn thế giới có thể gửi con cái của họ tới.
Trường học mở cửa lẽ ra là vì học sinh và gia đình của chúng, để chuẩn bị cho học sinh trở thành những công dân có học thức của một nước cộng hòa dân chủ và đóng góp cho xã hội với tư cách là thành viên của thế giới lao động. Trường học không phải tồn tại vì các giáo viên, các nhà quản trị, hay các chính trị gia quan tâm đến ý thức hệ.
Dù sao thì loại trường như Brearley cũng là nơi mà dịch vụ của họ được người tiêu dùng (sinh viên và gia đình họ) mua, bằng thuế hoặc học phí, bất kể các công đoàn giáo viên của chúng ta dường như đang nói gì đi nữa thông qua các hành động quân phiệt và thường ngoan cố của họ.
Giáo viên được cho là phải cung cấp dịch vụ có ích cho học sinh của họ, dạy chúng cách tư duy độc lập chứ không phải là nhồi sọ chúng.
Cách tiếp cận người tiêu dùng này đang bắt đầu thấm dần, một cách có ý thức và vô ý thức, vào hệ thống giáo dục hiện nay. Nó đi từ các cấp học thấp hơn, nơi mà việc học tại nhà (một số trong đó với các hình thức mới làm cho việc học tại nhà phong phú hơn hầu hết các trường học thông thường) được ưu tiên; cho đến tận đại học và cao học, nơi các phương pháp mới đánh giá tính hữu dụng của chúng đang được xem xét kỹ lưỡng.
Mọi người có nên học lên đại học không? Việc đó có đáng không? Và nếu có, thì học ở đâu?
Nhóm tám trường đại học xuất sắc Ivy League được ca tụng trong những ngày này đã trở thành tiên phong của phong trào “thức tỉnh”, với việc trường Princeton chỉ nhận 30% sinh viên da trắng vào lớp sinh viên mới năm thứ nhất của trường. Đó là khoảng một nửa số phần trăm người da trắng sống ở đất nước chúng ta, nếu quý vị tính người gốc Tây Ban Nha là người da trắng và còn ít hơn đáng kể nữa nếu quý vị không tính vào.
Chính sách ưu đãi (Affirmative actions*) là một chuyện. Còn đây là chính sách ưu đãi cực đoan và phân biệt đối xử đến tận cùng. Có gì đó trục trặc ở đây. Một số người (những người nắm quyền kiểm soát các cơ sở giáo dục “tinh hoa”) không còn sáng suốt nữa.
Trong khi đó, ngoài các trường Ivy và các cơ sở giáo dục tương tự, thì đại học ngày càng trở nên ít hấp dẫn hơn vì ít người nộp đơn xin học trên toàn quốc.
Nhiều trường đại học đang gặp khó khăn về kinh tế và đang trên bờ vực đóng cửa. Một số trường thậm chí đang (gấp gáp!) tìm kiếm những sinh viên theo phái truyền thống (conservative).
Điều này đem lại cho học sinh và gia đình của họ nhiều cơ hội kiểm soát hơn trong việc ăn học của họ – với tư cách là người tiêu dùng – và đem lại sự thay đổi có hiệu quả.
Nếu người tiêu dùng muốn có một nền giáo dục cân bằng hơn, dù họ có biết hay không, thì họ đều có vị thế để yêu cầu điều đó. Khi các trường đại học phải vất vả để có được sinh viên thì vấn đề này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các trường đại học sẽ cần phải thay đổi để có thể tiếp tục tồn tại.
Kiểu thay đổi này cũng có thể xảy ra ở các trường dự bị tư thục và thậm chí một số trường công lập.
Tất cả chúng ta cần sử dụng quyền người tiêu dùng này vào nền giáo dục vì lợi ích của đất nước chúng ta – và hầu hết tất cả chúng ta đều có thể làm được điều này. Hầu hết ai cũng có bạn bè hoặc người thân đi học cả.
Hãy nắm lấy thời cơ. Hành động để thay đổi nền giáo dục là loại hình mà mọi công dân đều có thể tham gia. Nếu quý vị đang tìm cách làm điều gì đó để bù đắp cho cuộc bầu cử rắc rối thì đây là một nơi tốt để bắt đầu. Quý vị sẽ có thể thay đổi theo cách tốt nhất.
Tác giả Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng, nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, đồng sáng lập PJMedia, và hiện là cộng tác viên biên tập của The Epoch Times. Mới đây Tiến sĩ Carol Swain đã phỏng vấn ông.
Quan điểm trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Roger L. Simon
Nguyễn Lê biên dịch