• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 11/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

MỘT NỮ ANH HÙNG BỊ MAI MỘT: BÀ LƯƠNG GIẾT GIẶC MINH HẠ THÀNH CỔ – LỘNG

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/12/2020
bigger smaller Báo lỗi

Giời quang trong một màu xanh dịu…Gió hơi phe phẩy cành lá, ngọn cây…Một cánh đồng mông – mênh đất nỏ, một màu bàng bạc, chi chít những người đang tới tấp làm, kẻ bừa, người đập, người gon luống, kẻ đặt ngọn, cười nói luôn luôn vui vẻ… Xung quanh những làng mạc xa xôi rải rác bao vây như cắt đứt hẳn cánh đồng này với các cánh đồng khác. Mấy dẫy đồi đất thấp tẹt, liên tiếp nhau thành hình thước thợ trơ – trọi phơi ít cỏ áy vàng phản chiếu với nền trời xanh. Về phía bắc, một dải dân – cư, tựa sườn đồi, thành một làng dài, những làn khói lam lẩn – quất luồn qua hàng tre xanh thẫm…

Đấy là quang cảnh nơi di chỉ thành Cổ – lộng khi tôi đến thăm vào một buổi đầu xuân. Tôi đến, gặp giữa vụ “làm màu”, nên cánh đồng đông đặc những người, khiến tôi mường tượng đến ức vạn quân Minh ngày trước đang thao diễn.

Hiện nay, thành chỉ còn di tích như mấy lớp đồi đất, dân gian đã ở cả lên mặt thành. Thường thường, người ta còn cầy lên được những mảnh gươm giáo gẫy của quân Tàu ngày trước. Mà dân vùng này, có lẽ từ sau khi hạ được thành Cổ – lộng, lúc nào cũng ra dáng thái bình, mặc dầu thời cục bây giờ đương nghiêm trọng.

Nhưng ta phải đi sâu vào lịch sử của thành.

Thành Cổ – Lộng? Tục gọi thành Cách, ở vào địa phận làng “Bình Cách” có lẽ đặt từ sau khi đã phá thành. Vì Bình Cách có nghĩa là “san phẳng và thay đổi lại”.

Ngày nay, nói đến thành ấy ít ai biết. Bởi vì trong các sử trước đây đều không chép rõ ràng. Từ “Việt Sử Toàn Thư” của Ngô – Sĩ – Liên đời Lê và “Khâm Định Việt Sử” của triều Nguyễn đến quyển Việt – Nam – Sử – Lược của ông Trần – Trọng – Kim đều chỉ nhắc đến thành Cổ – Lộng có một lần: Mộc Thạnh bị quân vua Giản – Định đánh thua ở bến Bô – Cô (bến Gián – Khẩu bây giờ), phải bỏ chạy về thành Cổ – Lộng: thế thôi ! Như vậy thì còn ai quan tâm đến !

Nhưng xét lại, địa vị của thành Cổ – Lộng, thời ấy, rất quan trọng. Mộc Thạnh đắp thành ấy ngay sau khi bắt được cha con Hồ – Quý – Ly vào khoảng năm 1407.

Thành đắp ở giữa đồng bằng, rộng hơn 100 mẫu (360.000m2), trên bờ sông Đáy. Tương truyền đắp thành ấy, quân Minh phải lấy đất ở quả núi Thiên – Kiện (tục gọi núi Bô) ở gần đấy.

Ad

Mục đích đắp thành ấy cốt để trấn giữ cả đường bộ theo con đường thiên – lý bây giờ, và đường thuỷ theo sông Đáy (lúc ấy gọi là sông Ninh Giang) lên đến Việt – trì (lúc ấy là tam đới). Nó ngăn được quân của Giản Định và Trùng Quang không cho Bắc Tiến. Nó chẹn lối quân vua Lê không ra đánh thành Đông Quan (nay là Hà Nội) được. Nó còn một mục đích nữa là làm liên lạc mật thiết thành Đông quan với thành Tây đô (Thanh Hoá).

Thành Cổ – lộng đã ở vào địa vị sung yếu và lợi hại như thế, nên hãm được thành, tưởng cũng đã là một kỳ công rồi. Hơn nữa,thành ấy lại bị phá do mưu mô của một người đàn bà, thì cái võ công ấy đáng lẽ ta phải chú ý lắm mới phải. Thế mà không hiểu vì sao các nhà làm sử trước kia lại nhất luật tước bỏ việc ấy đi, khiến quốc – dân ta không mấy ai biết đến: Thật đáng tiếc !

Nhưng di – tích còn có thể bổ khuyết cho sử sách.

Tôi đến thăm thành với một tâm – niệm thành – kính tìm ra dấu vết đoạn lịch sử vẻ – vang của một võ công kỳ lạ ấy.

Khắp vùng quanh thành, ai cũng biết bà Kiến – quốc Phu – nhân đã phá được thành Cổ – lộng. Hiện có đền thờ bà và ruộng của vua Lê phong thưởng bà vẫn còn để quân cấp cho làng Chuế – cầu là nơi sinh quán của bà và phụng thờ bà.

Từ Thành qua cánh Đồng Hang là ruộng của bà, rẽ theo mấy con đường đất nhỏ gồ – ghề, ngoắt ngoéo, ta đến đình thôn Ngọc Chuế, làng Chuế Cầu là nơi thờ bà: một toà đình cổ, đằng trước có bờ rào ruối dày và cao, sén phẳng như bức tường vậy, đủ cả cửa tò vò, cột đồng trụ, đôi sấu, toàn một màu xanh biếc trông rất đẹp. Đằng sau đền, một cái miếu con, thưa thớt ít cây xanh rờn, ở trong có cái lăng rất cổ. Đấy là mộ hai ông bà Kiến – Quốc đã giúp sức phá thành Cổ – lộng.

Trong đền trần – thiết cũng như các đền đình ở Bắc kỳ. Các đồ tự khí phần nhiều rất quý giá, có thứ sắm tiwf đời vua Lê – Thái – Tổ. Ở hòm sắc còn đủ cả các sắc phong của Lịch Triều từ trước đến giờ.

Cho được rõ ràng đoạn lịch sử oanh liệt ấy, tôi xin thuật lại dưới đây, trích theo trong cuốc “U – linh lục” của quan thượng thư đời Lê – Uy – Mục (1505) là Lê Tung, người đã làm ra quyển Việt – sử Thông – Giám và soạn ra nhiều bi – ký ở các đền tại Hà – nội. Cuốn sách ấy nay để thờ làm “thần tích” tại đền bà.

Về khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương, ở làng Chuế – Cầu, tổng Tử – Mặc, huyện Ý Yên (nay thuộc Nam Định), chỉ được một người con gái, có chí – khí, có sức khoẻ hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang – trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương – thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng dù hèn hạ cũng cam, miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người cùng làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hoà thuận.

Thời ấy nước ta đã bị thuộc Minh, dân – gian rất khổ – sở vì chính – trị hà – khốc !

Bà Lương ở cách thành Cổ – lộng không xa, càng được mục – kích cái thảm – trạng của đồng – bào, trong lòng rất căm tức. Bà thường bảo chồng: “Tang bồng hồ thỉ là chí con giai, vải sồi tần tảo là phận con gái. Nhưng ngày xưa đã có hai bà Trưng và bà Triệu vốn quần – thoa mà vượt cả đàn ông, lưu danh trên sử đến nay còn truyền, ý chàng nghĩ sao?”

Ông Đinh đáp: “Nếu nàng quả có chí theo bà Trưng và bà Triệu, tôi may cũng được thơm lây. Xin theo ý nàng”.

Ad

Bà Lương vốn là người đẹp, nên qua lại thành Cổ – lộng thường bị quân Tầu bông đùa chòng ghẹo. Bà bèn bàn cùng chồng xin dọn hàng bán quà nước ở bên thành, lợi dụng sắc đẹp để dò tình hình quân giặc: một là lập cách đánh được thành, hai là giết mấy tay cừ – khôi cho hả dạ.

Ý đã định, bà liền đi bán hàng. Còn ông Đinh thì bí – mật củ hợp dân đinh các nơi.

Bà thấy tình hình quân giặc trễ biếng tướng – soái ham mê tửu sắc ngủ say trong trướng, việc canh phòng phó mặc bọn quân thường. Da dĩ quân Tầu sợ rét, thường hay ngủ trong cái túi lớn, cứ tối thắt lại một nút, sáng dậy đạp tung buột nút ra. Bấy giờ bà ở đấy đã lấy lòng được hết các tướng – sĩ, nên họ thường mượn bà thắt nút.

Lúc ấy vua Lê đã khởi nghĩa ở Lam Sơn, xa gần đều biết tiếng. Bà Lương bèn mật vào tâu tình – hình với vua Lê. Vua Lê sai quân gián điệp đi thám – thính, quả nhiên thấy đúng như vậy. Bà liền cùng quân gián – điệp tức tốc về yết kiến vua Lê, xin đem quân đến đánh và giao cho ông Đinh dẫn dân – đinh đốc chiến.

Ad

Vua Lê khen ngợi: 

  • Ta không ngờ trong đám phụ – nữ, lại có người chí – khí thế, mưu

lược thế ! Nếu mà đánh úp giết được giặc cho ta, để có lối ta tiến ra Bắc, tất có trọng – thưởng !

Bà tâu:

  • Thiếp là một gái hèn, mong nhờ uy – đức Đại – vương may giết

được giặc dữ. Thiếp nào có công gì !

Vua Lê liền sai Lê – Khôi, Đinh – Liệt, Đinh – Lễ, Nguyễn – Xý, Bùi

Hưng – Nhân đem năm nghìn quân tinh nhuệ đi tắt đường rừng cùng bà thẳng đến Thành. Bà về trước báo ông Đinh sắp soạn dân – đinh đi tiên – phong. Còn bà về hàng, theo lệ thường, mua rượu thịt, mời tướng – sĩ Tầu ăn uống,  lấy cớ là đi lễ xa về ăn mừng. Bà lại kén thêm ít con gái ở xa về để cho quân Tầu say sưa mê – mệt !

Rượu ngon, gái đẹp: quân Tầu có ngờ đâu ! Đến nửa đêm, các tướng – sĩ cao – trật lại chui cả vào túi nhờ bà Lương thắt nút. Lần này bà thắt hai ba lượt cho rõ chặt.

Quân trong thành đã ngủ say, bà đem bọn con gái ra mở cửa thành, ông Đinh tức khắc đem quân vào, quân phục bốn nơi đều dạy, ùa vào đánh giết. Quân Tầu nửa say nửa tỉnh, không biết làm thế nào, chỉ đành chịu chết. Các tướng soái đều bị đánh chết ở trong túi. Sáng ra, thành đã bình. Thây chết ngổn ngang, quân lính và dân đinh sở tại phải dọn vất xuống cái sông con liền đấy mới khai để cho xác chẩy ra sông Đáy.

Vua Lê được tin, mừng lắm, giao cho bà Lương và ông Đinh cờ kiếm để giữ Thành. Trong Thành vàng bạc châu báu đều để cho bà quản – nhận. Lại sai Nguyễn Trãi ghi công, đợi khi đánh xong quân Minh, sẽ định thưởng.

Đến năm mậu thân (1428), tức là Thuận thiên năm đầu, vua Lê hội quần thần ở điện Giảng – Vũ để thưởng công lao đánh giẹp. Vua bảo mọi người rằng:

  • Trẫm khởi binh tự Lam – Sơn, dẹp quân Tầu, cứu sinh – linh. Sở dĩ

lâu ở Thanh Hoá , không thẳng ra lấy Đông quan được là vì có thành Cổ – lộng ngăn lối. May có một người đàn bà bày mưu giúp sức, giúp ta phá được Thành, để quân ta có lối tiến ra Bắc. Thật là một kỳ – công hiếm có. Vậy ý ta muốn thưởng trước, các khanh bàn thế nào ?

Mọi bầy tôi đều tâu:

  • Lũ tôi xin vâng.

Vua bèn gọi bà Lương đến, tỏ ý phong thưởng.

Bà phục xuống tâu:

  • Thần thiếp phận hèn bồ – liễu, vốn nơi thảo dã, may làm được 

thành công là nhờ ở mưu – tính của nhà vua, chứ thần – thiếp nào có sức gì ! Vả, tiện – phu hiền lành, thực thà, không dám lạm dự quan cao chức trọng. Chỉ xin làm dân áo vải nước Nam, được thấy cảnh tượng thái – bình, thế là phỉ nguyện.

Vua phán:

  • Con gái có công to, mà không khoe – khoang: thật còn hơn con

giai một bậc ! Nhưng khanh  tự nhận là thảo – dã, ta cũng lấy cảnh thảo – dã mà thưởng lộc cho, lại phong thêm tước trật, ý khanh thế nào ?

Bà xin vâng mệnh.

Vua bèn phong ông Đinh làm Kiến – quốc công, Trung – Dũng đại – thần, bà làm Kiến – quốc công, Trinh – Liệt Phu – nhân, ngôi ở trên hầu bá, lại cấp cho ruộng hơn một ngàn mẫu, tuỳ ý kén chọn.

Phu nhân lậy tâu:

  • Muôn tâu bệ hạ, thần thiếp đội ơn hậu thưởng, ân đức vô cùng.

Nay sinh quán thần, đất hẹp, dân nhiều, xin bệ hạ cho mở rộng ruộng đất, miễn sai – dịch cho chốn quê hương. Xin bệ hạ rộng thương truẩn y cho.

Vua bằng lòng, cho phu – nhân cưỡi một con ngựa chạy khắp xa gần chỗ nào ruộng tốt thì lấy. Hễ chỗ nào chân ngựa dừng lâu là nêu lên làm ruộng của phu – nhân, giao dân đấy cầy cấy, nộp thuế cho phu – nhân.

Đến năm Thuận thiên thứ năm, mùa đông tháng mười hai ngày 25, phu nhân mất, vua Lê nhớ công, sắc phong tặng cả hai vợ chồng làm Phúc thần, sai quan làm lễ quốc tế, theo lễ tước vương, cấp thêm một trăm mẫu ruộng tốt làm tự – điền, lập đền thờ ở làng. Đền quay hướng nam, xây mộ ở khu đất phía bắc đền, giao cho dân làng Chuế – cầu trông – nom phụng – sự. Đến nay, hương khói vẫn còn.

Trên đây là thuật theo trong tập “U – linh – lục”.  Mặc dầu di – tích và văn tự vẫn ăn nhập với nhau để chứng nhận công – nghiệp của Kiến – quốc phu – nhân, tôi cũng xin đặt một dấu hỏi (?): 

Những vị tướng cầm quân đương thời – kỳ loạn – lạc có thể liều lĩnh đến chui đầu vào túi cho người ta thắt chặt lại không? Nhất là những vị ấy lại là kẻ xâm lấn phải đương đầu với đám dân khởi nghĩa ? Những tướng Tầu lại có thể dại dột đến như thế ư ? Hay là một chuyện thêm bớt.

Thì một bài minh của vua Lê Thánh – Tôn đã làm tan ở tôi mối nghi – ngờ ấy. Trong lòng sắc của ngài truy phong hai ông bà Kiến – quốc Phu – nhân vào năm Hồng – Đức nguyên niên (1470) có bài minh ngự chế này:

Vĩ tai Liệt Phụ

Khí hùng vạn binh !

Ngô – tặc thiết cứ

Cổ – Lộng chi thành.

Ngã Hoàng khởi nghĩa,

Đốc chí hướng minh !

Thiết kỵ mãnh chiến ! 

Nang quát công thành !

Khởi sử bỉnh bút

Trưng – Vương tề danh.

Miếu mạo hưởng tế:

Thiên cổ phong – thanh !

“Nang quát” là thắt túi vậy.

Vua Lê Thánh Tôn cách đời ấy mới vài mươi năm, mà lại chính tay ngài soạn bài minh để ca tụng chí khí và công nghiệp của Lương phu – nhân, sánh phu – nhân với bà Trưng, thì sự tích kia đã hiển nhiên rồi. Hơn nữa ruộng đất của dân làng Chuế – Cầu ngày nay còn rải – rác khắp vùng, chỗ nào cũng mang tên là “Ruộng bà Kiến – quốc”, thế càng đủ chứng thực đoạn lịch sử trên này lắm.

Chỉ lạ một điều: một đoạn lịch sử vẻ vang như thế, một võ công oanh – liệt như thế, một mưu tính kỳ diệu như thế, vậy mà trên Quốc – sử không có lấy một dòng một chữ nói đến ! Có lẽ các nhà làm sử sau này bị ảnh hưởng bởi cái lệ “nam ngoại nữ nội” trong luật Hồng – Đức mà không dám chép chuyện kia ra, sợ làm nêu cho nữ giới ?. Hay tại người ta ngại chép vào mang tiếng cho giống nòi, trong khi kháng ngoại phải dùng đến kế mỹ – nhân mà chính cái người lập nên công lớn kia lại là người tự đem sắc đẹp ra lợi dụng trước ? Nếu nghĩ thế thì thật nhầm. Trong thời kỳ ấy, bổn phận của tất cả mọi người, gái cũng như giai, phải báo thù đất nước. Làm trọn bổn – phận ấy, là bậc vĩ – nhân rồi. Đau lòng vì cảnh lầm than của giống nòi, căm – tức vì nỗi điêu – linh ở đất nước, Lương Phu – Nhân quăng kim chỉ, giúp một tay giải cứu đồng bào. Công nghiệp ấy thật đáng sùng bái.

Viết bài này, tôi trình chánh cùng quốc dân một điều khuyết điểm trong Việt – sử và đồng thời tôi xin hương hoa kỷ – niệm một vị cứu quốc nữ anh hùng mà dân ta ngày nay ít người biết đến !

CHU – THIÊN

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin