• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Nếu nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng, có thể bạn đang thiếu vitamin C

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 24/4/2021
bigger smaller Báo lỗi

Chảy máu nướu răng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh nha chu, còn được gọi là bệnh nướu răng, do nhiễm trùng nướu răng và viêm xương răng. Nướu răng của bạn có thể bị chảy máu ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh, được gọi là viêm nướu. Theo Giáo sư, bác sĩ răng hàm mặt Philippe Hujoel của Trường Nha khoa UW, nếu nướu của bạn bị chảy máu, điều đầu tiên nghĩ đến không nên là đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa nhiều hơn – mặc dù đây là điều mà Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo – mà nên tìm nguyên nhân, và đó có thể là do bạn đang thiếu chất dinh dưỡng.

Nếu nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng, có thể bạn đang thiếu vitamin C
Cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin C cũng là một cách tránh chảy máu nướu răng. (Ảnh: Stockbusters/Shutterstock)

Nồng độ vitamin C trong máu thấp liên quan đến vấn đề dễ chảy máu nướu răng

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập dựa trên việc ngăn ngừa bệnh còi xương, nhưng theo nghiên cứu của Đại học UW, liều này có thể quá thấp để đạt được đầy đủ lợi ích mà vitamin C đem lại. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến thành mạch máu bị mỏng, dẫn đến việc dễ chảy máu nướu răng hoặc xuất huyết võng mạc.

Sử dụng dữ liệu từ 15 thử nghiệm trên sáu quốc gia, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc bổ sung vitamin C làm giảm xu hướng chảy máu nướu răng ở những người có nồng độ vitamin C trong máu dưới 28 μmol/L. Nồng độ vitamin C trong máu được coi là bình thường khi >28 μmol/L; thiếu vitamin C nhẹ khi nồng độ ở mức 11–28 μmol/L; và thiếu Vitamin C nặng khi nồng độ <11 μmol/L.

Đối với những người có mức vitamin C > 48μmol/L, việc bổ sung vitamin C không làm giảm chảy máu nướu răng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, cả xuất huyết võng mạc và chảy máu nướu răng đều tăng lên khi nồng độ vitamin C giảm xuống khoảng từ 11 đến 28 μmol/L; 28 μmol/L là mức nồng độ được coi là đủ để bảo vệ chống lại bệnh còi xương.

Họ kết luận rằng khuyến cáo nhu cầu vitamin C nhằm ngăn ngừa bệnh còi xương có thể dẫn đến nồng độ vitamin C trong cơ thể quá thấp để ngăn chảy máu nướu răng. Hơn nữa, xu hướng chảy máu nướu răng và xuất huyết võng mạc có liên quan đến nồng độ vitamin C thấp và có thể là dấu hiệu của bệnh lý vi mạch hệ thống, bao gồm xuất huyết não, tim hoặc thận, có thể được chữa trị bằng cách tăng lượng vitamin C hàng ngày.

Tại sao cơ thể bạn cần vitamin C

Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, là một loại vitamin tan trong nước được tìm thấy nhiều trong trái cây và rau quả. Ngay cả với số lượng nhỏ nhưng vitamin C có công dụng rất lớn, giúp bảo vệ protein, lipid, và thậm chí DNA và RNA trong cơ thể bạn không bị các loại phản ứng oxy hóa được tạo ra trong quá trình trao đổi chất bình thường, cũng như do tiếp xúc với độc tố, chẳng hạn như khói thuốc lá và ô nhiễm không khí.

Vitamin C cũng tham gia vào quá trình sinh tổng hợp collagen, carnitine, và catecholamine. Vitamin C còn tham gia vào chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, chuyển hóa axit béo, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, và giúp mạch máu bền vững, cũng như các quá trình và đường dẫn truyền khác.

Tác dụng chống cảm lạnh của vitamin C cũng nằm trong số các công dụng được nghiên cứu nhiều nhất, và nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vitamin C dự phòng cũng như điều trị khi bắt đầu các triệu chứng cảm lạnh có thể làm giảm các triệu chứng và thời gian cảm lạnh.

Ad

Nó cũng có thể hữu ích đối với bệnh COVID-19. Theo ghi nhận của Tiến sĩ Andrew Saul, tổng biên tập của Orthomolecular Medicine News Service, ở liều cực cao, vitamin C hoạt động như một loại thuốc kháng virus.

Sức khỏe răng miệng là một phần sức khoẻ của bạn

Nếu nướu của bạn bị chảy máu hoặc bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào khác với sức khỏe răng miệng, việc tìm kiếm nguyên nhân cơ bản là chìa khóa quan trọng, vì những gì xảy ra trong miệng của bạn không chỉ nằm ở đó.

“Răng của bạn là cơ quan được kết nối với toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn Và về cơ bản là một phần bộ não của bạn, giống như đôi mắt của bạn,” nha sĩ sinh học, Tiến sĩ Dominik Nischwitz cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2020 về chăm sóc răng miệng toàn diện. “Bạn có một dây thần kinh sọ khổng lồ ở đó được gọi là dây thần kinh sinh ba. Nó là một trong 12 dây thần kinh sọ và chiếm 50% không gian của tất cả các dây khác, vì vậy nó khá quan trọng.”

Mặc dù đánh răng và dùng chỉ nha khoa là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng nồng độ vitamin C trong máu thấp, đó là nguyên nhân khiến nướu của bạn bị chảy máu. Tiến sĩ Nischwitz tập trung nghiên cứu về dinh dưỡng và phát triển một phác đồ chữa các bệnh về xương bao gồm một số vi chất dinh dưỡng và tập trung vào vitamin D3 liều cao.

Ví dụ, nồng độ vitamin D trong máu lý tưởng là phải trên 60 nanogam trên mililit (ng/mL), và nếu nồng độ này thấp, bạn cần phải uống bổ sung trong vài tháng trước khi bắt đầu bất kỳ đợt điều trị nào. Phác đồ này cũng nhấn mạnh đến magiê, vitamin K2, vitamin C, và vitamin B, là những chất dinh dưỡng cần thiết cho răng nướu.

Dinh dưỡng cho nướu và răng miệng thêm khỏe

Bên cạnh đó cũng cần phải tối ưu hóa vi khuẩn trong đường ruột, trong miệng. Hệ vi sinh vật trong miệng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nước súc miệng kháng khuẩn, kem đánh răng chứa flour và nước có chứa fluor; vì vậy ngừng sử dụng những vật dụng này là bước đầu tiên để có một khoang miệng khỏe mạnh hơn.

Tiến sĩ Gerry Curatola, người sáng lập phòng khám Nha khoa Rejuvenation cho biết, “Về cơ bản, khó có thể thiết lập một hệ vi sinh vật cân bằng lành mạnh khi bạn làm phiền chúng, làm biến chất chúng hoặc làm chúng mất nước bằng các sản phẩm có cồn. Miệng của bạn là cửa ngõ dẫn đến sức khỏe toàn thân.” Ông khuyến nghị các chất dinh dưỡng để hỗ trợ nướu răng và sức khỏe tổng quát, gồm vitamin C, coenzyme Q10 (CoQ10), vì chảy máu nướu răng thường là dấu hiệu của sự thiếu hụt CoQ10. Ngoài ra còn có một số chất có lợi cho sức khỏe răng miệng như silica, calcarea fluorica (canxi florua), canxi photphat, và canxi cacbonat.

Cách tốt nhất để tăng nồng độ vitamin C trong máu của bạn

Nếu bạn phải đối diện với tình trạng chảy máu nướu răng, điều cần thiết là phải tối ưu hóa nồng độ vitamin C trong cơ thể của bạn. Một số nhóm người, bao gồm cả những người hút thuốc, uống rượu, hoặc bị bệnh viêm ruột, có thể cần tăng lượng vitamin C hơn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin C có thể phổ biến hơn số liệu ghi nhận được.

“Thật thú vị, một nghiên cứu chéo dựa trên dân số đối với gần 150 bệnh nhân nhập viện tại một bệnh viện đại học lớn ở Canada cho thấy 60% bệnh nhân có mức vitamin C huyết tương dưới mức tối ưu, và 19% bị thiếu, với nồng độ vitamin C gần bằng với người có bệnh còi xương,” Patrick lưu ý.

May mắn thay, rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, bao gồm ớt đỏ, ngò tây, bông cải xanh, kiwi, dâu tây, ổi, cà chua, và tất cả các loại trái cây họ cam quýt. Bạn có thể nhận được một lượng đáng kể vitamin C từ việc ăn uống nếu bạn ăn những thực phẩm này hàng ngày. Nếu bạn bị thiếu hoặc bạn muốn điều trị bệnh, có thể cần vitamin C ở dạng viên, nước để uống, hoặc tiêm truyền.

Tiến sĩ Joseph Mercola là bác sĩ chấn thương chỉnh hình, người sáng lập Mercola.com. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp nguồn kiến thức để giúp mọi người kiểm soát sức khỏe của mình.

Joseph Mercola
Công Thành biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin