• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 11/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 14/5/2022
bigger smaller Báo lỗi

Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, người nghệ sĩ lừng danh trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sự công nhận và tôn trọng mà ông nhận được từ các quan chức Trung Cộng đột ngột chấm dứt khi ông đứng lên bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mình. Ông đã bị giam giữ tại Trung Quốc bốn lần, bị đánh đập và tra tấn chỉ vì thực hành môn thiền định ôn hòa. 

Sau thời gian bị giam cầm và bị tra tấn nghiêm trọng, ông Trương Côn Luân hiện nay định cư ở Hoa Kỳ, nơi ông đang sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp và là người phụ trách tuyển chọn cho triển lãm nghệ thuật được trưng bày nhiều nhất trên thế giới, “Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn”. Triển lãm bắt đầu vào năm 2004, đến nay đã đi qua hơn 50 quốc gia với hơn 1,000 buổi trưng bày trên toàn thế giới, từ New York cho đến Paris, từ Toronto cho đến Milan. Cuộc triển lãm phơi bày một trong những vi phạm nhân quyền bi thảm nhất trong thời đại chúng ta – cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc – đồng thời khẳng định sức mạnh của cái đẹp trong nghệ thuật.

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
Một bức tượng Bồ Tát ¾ kích thước thật, 2008, Trương Côn Luân. Đá nhân tạo và đá hoa cương. (Courtesy of Kacey Cox from “Sacred Art”)

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
Một bức tượng Bồ Tát ¾ kích thước thật khác, 2008, Trương Côn Luân. Đá nhân tạo và đá hoa cương. (Courtesy of Kacey Cox from “Sacred Art”)

Nguồn cảm hứng

Johanna Schwaiger, điêu khắc gia và là giảng viên của Học Viện New Masters chia sẻ rằng cô may mắn được làm việc cùng giáo sư Trương trong thời gian học việc ngắn hạn vào năm 2003 tại xưởng của ông ở vùng ngoại ô thành phố New York.

“Cuộc gặp gỡ với giáo sư Trương Côn Luân là một cột mốc lớn trong hành trình trở thành nghệ sĩ của tôi. Tôi đã rất ngạc nhiên trước kỹ năng điêu luyện và đức kiên nhẫn mà ông ấy dành cho công việc của mình. Nhưng ấn tượng lớn nhất mà ông để lại cho tôi là sự vị tha và lạc quan sau tất cả những gì mà ông đã trải qua khi bị giam giữ tại Trung Quốc.”

“Tinh thần của ông ấy không hề suy sụp, mà hoàn toàn ngược lại. Sứ mệnh của ông rất rõ ràng, và ông sáng tác nghệ thuật không vì bản thân mình mà nhằm tôn vinh sự thật và cái đẹp. Ông làm việc với nhiều tác phẩm suốt cả ngày, và mỗi tác phẩm đều có yêu cầu cao. Có một tác phẩm mà ông dành nhiều tâm sức hơn cả, đó là một bức tượng Đức Phật có kích thước lớn hơn người thật.”

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
“Đức Phật”, 2002, Trương Côn Luân. (Courtesy of Kacey Cox from “Sacred Art”)

Câu chuyện của giáo sư Trương Côn Luân

Ông Kacey Cox, nhà làm phim có trụ sở tại Toronto, đã dành bảy năm để đồng hành cùng triển lãm Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn trong hành trình xuyên thế giới cho bộ phim tài liệu “Nghệ thuật thiêng liêng” (Sacred Art).

 

Ad

Ông Cox đã ghi lại một cuộc phỏng vấn thân mật với giáo sư Trương về trải nghiệm khi bị giam giữ tại Trung Quốc cũng như sứ mệnh của ông trong nghệ thuật, mà ông đã từng chia sẻ với tạp chí trực tuyến Canvas của Học viện New Masters.

Giáo sư Trương nói: “Tôi là giám đốc Khoa Điêu Khắc của Trường Nghệ Thuật Sơn Đông. Năm 1985, tôi đã làm một bức tượng cao 15 mét tại mỏ Hưng Long. Vào năm 1986, tôi làm một bức tượng thời nhà Đường cao 30 mét. Đó là bức tượng cao nhất ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Tôi đã ở đỉnh cao của sự nghiệp nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa trọn vẹn. Bất kể bạn có bao nhiêu tiền và bạn nổi tiếng như thế nào… những thứ này chỉ tồn tại trong vài thập niên. Tôi không biết ý nghĩa của đời mình.

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
“Đường Trại Nghê”, tác phẩm xây năm 1986 của Trương Côn Luân. (Courtesy of Zhang Kunlun)

Năm 1989, trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và nghệ thuật, giáo sư Trương đã chuyển đến Montreal và giảng dạy tại Đại Học McGill danh tiếng.

Mãi đến năm 1996, khi ông quay về Trung Quốc để chăm sóc mẹ vợ và biết về môn thiền định Pháp Luân Công, ông mới cảm thấy mình trở thành một con người mới.

“Khi đáp phi cơ trở về Trung Quốc, tôi nhận thấy Pháp Luân Công đang được truyền bá rất nhanh. Ở hầu hết các sân cỏ và quảng trường, mọi người đang luyện các bài công pháp thiền định của Pháp Luân Công trong yên bình… Điều đó thật tuyệt vời.”

Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu một chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công. Hàng triệu người đã mất việc làm; nhiều người đã bị bỏ tù, tra tấn, và thậm chí bị sát hại. Ông tiếp tục giải thích:

“ĐCSTQ đã sử dụng tất cả các cơ quan, báo chí, đài phát thanh và truyền hình, thậm chí huy động cả quân đội và công an nhà nước. Cả đất nước chìm trong khủng bố. Đó là một cuộc truy lùng quy mô lớn.”

“Lúc đó, tôi muốn làm một bức tượng Đức Phật cao 75 mét. Nhưng kể từ khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã bị đưa vào danh sách đen và luôn gặp nguy hiểm. Tôi cũng trở thành nạn nhân và bị giam giữ.”

Giáo sư Trương quyết định viết một lá thư gửi cho chính phủ Trung Quốc, giải thích rằng đức tin của mình vào Pháp Luân Công là có ích cho xã hội. Vào tháng 7/2000, giáo sư Trương bị công an tạm giữ. Trong một trại giam, ông đã bị tra tấn bằng dùi cui điện.

“Bạn có thể ngửi thấy mùi da thịt bỏng rát,” ông nhớ lại. Chân và tay của ông bị bỏng nặng; chân trái bị thương nặng đến mức ông gặp khó khăn khi đi lại trong suốt 3 tháng trời.

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
Tác phẩm điêu khắc từ trải nghiệm của chính Trương Côn Luân, 2002, về một phương pháp tra tấn phổ biến mà ông đã phải chịu đựng ở Trung Quốc. (Ảnh: Được sự đồng ý của Kacey Cox/“Sacred Art”)

“Tôi bị theo dõi suốt 24 giờ một ngày bởi một nhóm lính canh. Sau vô số buổi tẩy não, lừa dối, ép buộc và tấn công tâm lý, tôi hầu như gục ngã. Việc tra tấn tinh thần như vậy còn tồi tệ hơn cả những tra tấn về thể xác. Họ chuyển tôi đến Trại Lao Động Cưỡng Bức Loan Thôn. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc có thể bị chết ở đó, bởi vì trại Loan Thôn nổi tiếng với việc bức hại các học viên đến chết. Tôi đã không nghĩ rằng mình có thể sống sót.”

“Trước sự ngạc nhiên của tôi, họ đã sử dụng một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Một phó chính ủy nói, ‘Chúng ta có một giáo viên nghệ thuật ở đây. Ông có thể dạy vẽ không?’ Tôi nói, ‘Tôi không có hứng thú.’ Sau đó, anh ta ép tôi ngồi ở đó. Anh ta mang bút lông, mực và giấy đến và bảo tôi vẽ. Tôi thực hiện hai nét cọ. Anh ta ghi hình lại. Rồi họ tung tin này ra công chúng để lừa dối mọi người. Điều này làm tôi đau đớn nhất. Sự tàn phá về tinh thần vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.”

Ad

Đoạn phim cưỡng chế này về sau đã bị các quan chức cộng sản vu khống rằng ông đã từ bỏ Pháp Luân Công và hợp tác với chính quyền. Tuyên truyền dối trá này đã được gửi cho nhóm các quan chức Canada đang gây sức ép buộc chính phủ Trung Quốc phải thả ông Trương.

Với sự giúp đỡ của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế và chính phủ Canada, giáo sư Trương được trả tự do sớm khỏi trại giam vào ngày 10/1/2001 và trở về nhà ở Canada. Từ đó, quyết tâm bảo vệ tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc trong ông trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

“Ngày nay, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp trong các nhà tù. Tôi phải thay mặt họ lên tiếng ngăn chặn cuộc bức hại. Tôi không thể chỉ quan tâm đến hạnh phúc của bản thân mình. Nhưng tôi nên làm gì? Nghệ thuật là nghề nghiệp của tôi. Tôi chỉ có thể làm điều đó thông qua nghệ thuật.”

“Tôi đã nghĩ, rằng tôi có nên bắt đầu một cuộc triển lãm nghệ thuật không? Tôi không thể kêu gọi các học viên từ Trung Quốc đóng góp các tác phẩm vì họ đang bị bức hại, vậy nên tôi tìm kiếm những nghệ sĩ ngoại quốc. Tôi gọi điện và gửi email. Tôi bắt đầu tìm kiếm họ ở khắp nơi.”

Ad

“Vào thời điểm đó, chúng tôi đã tập hợp được 15 nghệ sĩ cùng chung sứ mệnh. Lúc bắt đầu, chúng tôi không chắc cần phải làm gì. Vì tôi có kinh nghiệm về hội họa, nên trong nhiều trường hợp, tôi thực hiện bố cục, còn người khác thì vẽ.”

“Triển lãm đầu tiên diễn ra năm 2004, tại Hoa Thịnh Đốn. Mục đích của tôi là khiến các chính phủ trên thế giới thức tỉnh về vấn đề này và kêu gọi công lý. Một số thành viên Quốc hội đã đến xem cuộc triển lãm. Họ rất cảm động. Họ nói rằng nhiều người hơn nữa nên xem những bức tranh này. Điều này đã truyền cảm hứng cho chúng tôi. Vậy nên sau này chúng tôi bắt đầu tổ chức triển lãm trên khắp thế giới.”

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
“Triển lãm Quốc tế Chân Thiện Nhẫn” năm 2016 tại Black Diamond Gallery ở Adelaide, Nam Úc. (Ảnh: En.Minghui.org)

Bên cạnh các công việc đó, giáo sư Trương vẫn tiếp tục hoàn thiện tác phẩm bức tượng Đức Phật.

“Tôi nhớ mình đã ngạc nhiên thế nào khi nhìn thấy tác phẩm điêu khắc có kích thước lớn hơn kích thước người thật, được chế tác tinh xảo tại nơi làm việc của ông. Một hình ảnh đại diện cho Đức Phật, một bậc giác giả ở thế giới khác, tỏa ra năng lượng của lòng từ bi thuần khiết khiến nước mắt tôi chực trào ra,” cô Johanna Schwaiger nhớ lại.

Người sống sót sau thảm họa diệt chủng người Áo và là nhà thần kinh học, nhà văn Victor Frankl đã viết rằng “những gì muốn tỏa sáng thì phải chịu đựng sự thiêu đốt.” Những thử thách và lòng mộ đạo đã rèn nên giáo sư Trương, một nghệ sĩ tỏa sáng như ngọn hải đăng của đức tin, nhẫn nại, công lý và vẻ đẹp cho tất cả chúng ta.

Nghệ sĩ Trương Côn Luân: Từ tù nhân lương tâm đến nhà dẫn dắt nghệ thuật quốc tế
“Triển lãm Quốc tế Chân Thiện Nhẫn” khai mạc tại Florence, Ý, tại Phòng Tranh Aria vào năm 2015. (Ảnh: Được sự đồng ý của Kacey Cox/“Sacred Art”)

Để xem bộ phim tài liệu “Sacred Art”, vui lòng truy cập SacredArtFilm.com

Masha Savitz là nhà báo, tác giả của “Fish Eyes for Pearls”, họa sĩ và nhà làm phim, người viết kịch bản và đạo diễn cho bộ phim tài liệu “Red Reign”.

Phương Du biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin