Nghiên cứu và bình luận về Thơ tự do III
Tiếp theo của phần II
Duy nhất về âm-nhạc, về Ý-nghĩa, về thị-giác
Luật thơ cổ-điển không cho một ý thơ đi từ câu trên xuống câu dưới; hết một câu là người ta có thể ngừng đọc mà có đủ ý-nghĩa. Đến thời-kỳ văn thơ lãng-mạn phát-triển, luật ấy không được trọng nữa. Người ta làm những câu thơ ngắn dài tùy theo ý định trước, nhưng hễ gặp vần và đủ số tiếng đã định thì cứ xuống giòng, nghĩa là ngắt câu tuy rằng ý thơ chưa hết. Các thi-sĩ ta làm thợ giải-phóng cũng ngắt câu khi chưa hết ý như vậy:
Và làm sao lỡ nhịp trăng đang
Dịu-dàng đàn những ánh tơ xanh
Xuân-Diệu
Muốn bỏ sự giả-dối mà người ta lợi-dụng từ trước đến giờ đề chiều theo một vài luật, luật về vần, luật về số tiếng, nhiều nhà thơ tự-do không công-nhận sự tự-do xuống giòng ấy.
Một câu thơ tự-do phải là một câu ngắn đủ ý-nghĩa
Về âm-nhạc cũng vậy; một câu thơ tự-do phải là một bản đàn, ít nhất cũng là một câu đàn có thể đứng. tự-lập. Nó có thể không phụ-thuộc những âm-điệu khác và đã có một giá trị, một ý-nghĩa về âm-nhạc
Duy-nhất thứ hai đã phụ-thuộc bổ-khuyết và chu-đáo cho duy nhất thứ nhất.
Một câu thơ cũng phải là một bức tranh hay là một phần bức tranh có đủ ý-nghĩa. Đọc câu thơ, nghĩa là nhìn vào bức tranh hay phần bức tranh, người ta có thể ngừng không phải đưa con mất đi một nơi khác mà cũng có sự bằng lòng vì đã được thấy một cái gì có ý-nghĩa.
Duy-nhất thứ ba phụ-thuộc và bổ-khuyết duy-nhất thứ nhất,
Tóm-tắt ba duy-nhất ấy, Gus-tave Kahn, nhà thơ Pháp, ông tổ của thơ tự-do, đã nói vắn-tắt nhưng đủ nghĩa: “Một câu thơ phải là một đoạn văn ngắn hết sức, đọc hết có thể ngừng giọng mà có đủ nghĩa về thị-giác và ý-nghĩa. Hiểu như vậy, người ta có thể nói rằng một câu thơ là một chân điệu dài hợp bởi nhiều chân nhỏ.” (duy-nhất về âm nhạc).
Từ chân điệu đến số tiếng trong câu thơ
Điệu là ở cái gì nó trở lại một cách đều-đặn; trong thơ cũ sự đều-đặn ấy đã được có vì số tiếng ở câu thơ nhất định, mỗi câu thơ có vần:
“ Lẳng-lặng mà nghe họ chúc nhau,
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”
(Tú-Xương)
Nếu phân-tích hai câu ấy ra, ta sẽ có: Lẳng lặng – mà nghe – họ chúc nhau –
Chúc nhau – trăm tuổi – bạc đầu râu –
Ba sóng nhỏ hợp lại thành một sóng lớn, tất cả cái sóng lớn ấy là một câu.
Tính chân tiếng (pied-mol) thì ta có mỗi câu bẩy chân. Nhưng tính chất điệu thì ta có mỗi câu ba chân can-hệ khác nhau. Tất cả những cái sau cùng cần phải có bảy tiếng là cốt để cũng có số chân điệu, sóng giống như hai cái sóng (tức điệu) của hai câu trên.
Nếu bây giờ cắt bỏ ở mỗi câu đợt sóng nhô đầu, ta vẫn có hai câu thơ, hay là hai sóng lớn, hợp lại bởi hai sóng con, ở đây ta có hai câu thơ ngũ ngôn.
Cắt bỏ ở mỗi câu đợt sóng nhỏ cuối-cùng, ta vẫn có hai câu thơ hay là hai sóng lớn hợp lại bởi hai sóng con đều nhau.
Ta có thể thay hai tiếng nào ở một sóng nhỏ bằng một tiếng hoặc dài, hoặc vì sự mạnh-mẽ của âm-thanh mà sự can-hệ của sóng ấy vẫn không thay đổi, ta vẫn có câu thơ với bấy nhiêu chân điệu những số chân tiếng lại ít hơn. (Xem thí dụ với tiếng thương ở Tri-Tân số 18, trang 5: Thư-ơng cởi áo cho nhau).
Từ chân điệu đến vần trong câu thơ.
Một điều nữa đáng chú-ý là không cần phải có những sóng đều nhau liên-tiếp. Người ta có thể có một sóng lớn tiếp đến một, hai, ba sóng bé, hoặc trái lại, nghĩa là người ta có thể có một câu dài rồi đến một, hai, ba câu ngắn khác nhau.
Như vậy cái “quả-nhiên” thứ nhất của cách tính chân điệu là trong một câu thơ không còn phải quan tâm đến số chân tiếng nghĩa là tiếng.
Cũng trong hai câu thơ của Tú Xương tiếng NHAU ở câu thứ nhất đã có sau sáu tiếng, RÂU đã đến sau sáu tiếng, (tính cả tiếng ấy là bảy). Cứ sau khi đọc sáu tiếng, ta được thấy cái gì đã thấy và đang chờ. Tiếng RÂU tức là vần, là một tiếng có âm gần giống tiếng NHAU. Người ta đặt nó ở đây là để ngắt cái sóng lớn. Nếu bây giờ ta dùng một tiếng khác, âm không giống hẳn nhưng chỉ na-ná, người ta cũng ngắt cái sóng được ở chỗ ấy, nghĩa là vẫn có cái điệu người ta muốn. Ở đây không những người ta tha-thứ sự ép vần, mà còn cho phép dùng “làm vần” những tiếng âm khác nhau nhiều nữa.
Người ta nghiệm xét rằng, trong câu thơ, thường những đặc-sắc của “thanh” không cũng có thể gây nên điệu, nghĩa là chân điệu. Nếu sự nghiệm-xét ấy có lý, thì có thể cứ cuối câu chỗ trước kia ép phải có vần, bây giờ người ta đặt những tiếng “thanh” giống nhau, cũng có những chân điệu, nghĩa là cả câu thơ. Hoặc không cần để ý đến vần nữa. Người ta không phải làm những câu thơ:
“ Les demoiselles chez Ozy
“ menées
“ Ne doivent plus songer aux hy
“ mendes
Tôi chưa được thấy những bài thơ không vần ở thơ ta, nhưng ở thơ Pháp thì tôi đã có dịp đọc nhiều: một sự làm cho tôi ngạc nhiên là những câu thơ ấy cũng có những điệu mềm-mỏng lạ thường:
“ Plus d’ardentes lueurs sur le ciel alourdi
“ Qui semble tristement rèver.
“ Les arbres sans mouvement,
“ Mettent dans le loin une dentelle grise.
“ Sur le ciel qui semble tristement rèver,
“ Plus d’ardentes lueurs..
“ Pres de liang en tormi
Le grillon fre lonne d`exquises ro-mances
“ Sous le ciel qui semble tristement rever ”
Marie Krysiuska
Rythmes pittoresques
Cái “quả-nhiên” thứ hai của cách tính chất liệu là trong một bài thơ không cần quan-tâm đến vần, có càng hay, không cũng được, miễn là thế nào cho thơ có âm-điệu thì thôi.
Tổng luận: bỏ hết những luật phiền-phức và không chắc-chắn chỉ giữ một luật chung về điệu và ba luật: duy nhất về thị-giác, về ý-nghĩa, về âm-nhạc.
Tất cả ý-nghĩa của cuộc cách mệnh về thi-ca vừa qua là ở đó, và gần tất cả luật của thơ đã được gọi là tự do cũng ở đó.
Trở lại với từ-khúc
Người ta nói rằng thơ mới là từ-khúc. Từ-khúc có nhiều điều nhất-định như Nhất-tiễn-mai, Cách-phố-liên, Hoa-phong-lạc,.. nhiều lắm không kể hết được.
Nên hiểu rằng những điệu mang những tên trên chỉ là những bài từ làm ra với tất cả sự tự-do của một người. Những bài có diện
Trở lại với từ-khúc
Người ta nói rằng thơ mới là từ-khúc, Từ-khúc có nhiều điều nhất-định như Nhất-tiễn-mai,Cách-phố-tiên, Hoa-phong-lạc,.. nhiều lắm không kể hết được.
Nên hiểu rằng những điệu mang những tên trên chỉ là những bài từ làm ra với tất cả sự tự-do của một người. Những bài có điệu hay được người ta chú-ý bắt chước là có một điệu với một tên.
“ Bằng-lăng non vàng, cảnh minh diết
“ Mây in mái tóc, thân pha tuyết.
“ Ủ dột nét mày ngài,
“ Điểm trang cũng bởi ai ?”
(Bồ-tát-man)
“Vườn xuân cỏ cây tươi tốt,
“ Khí xuân đầm-ấm dương hòa,
“ Dan-díu cùng ai lời thề-thốt,
“ Hẹn dưới hoa ”.
Và:
“ Cắt tóc để lo ma,
“ Tủi phận đàn bà !
“ Muốn cắt tóc chưa đành, giọt lệ sa !
“ Nghĩ sao chẳng từ xưa cắt sớm, đem thân nhờ cửa phật.
“ Làm sư, làm tiểu một đời qua..
“ Tóc ơi: Hỡi tóc ;
“Như ai trâm ngọc, lược ngà,
“ Ta thời phải cắt mày đem bán để lo ma.
(Hương la đới)
Đọc và xét kỹ những bài từ trên này, ta nhận thấy những đặc sắc: Vần liền, vần cách tùy ý, số chữ không nhất định, điệu tự mình đặt.
Với bấy nhiêu đặc-sắc về hình thức, ta đã có thể liệt từ-khúc vào thơ tự-do và nói rằng thơ tự-do chỉ là từ-khúc. Sự nhận xét ấy tuy cũng xác đáng, nhưng chỉ xác-đáng trong phạm vi của nó.
Như tôi đã nói trên, những đặc sắc về hình-thức chỉ là những đặc-sắc phụ. Còn bao nhiêu đặc-sắc khác can hệ hơn nó phân biệt từ-khúc là từ-khúc mà thơ tự-do là thơ tự-do…
(Hết)
LÊ THANH