• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Ngôn ngữ vô hình của mỹ thuật: Ẩn mình trong những điều triển hiện

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 16/9/2023
bigger smaller Báo lỗi

Loraine Ferrier

Nếu không hiểu ngôn ngữ của nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng hoặc các phong tục và lễ nghi thời bấy giờ, thì bất kỳ ai thưởng lãm tác phẩm “Lady With an Ermine (Portrait of Cecilia Gallerani)” (Thiếu nữ cùng chú chồn Ermine; Chân dung của nàng Cecilia Gallerani) của danh họa Leonardo da Vinci có lẽ sẽ cảm thấy bức tranh này hơi kỳ lạ. Tác phẩm này vẽ một thiếu nữ đang ôm một chú chồn ermine.

Vào thời đó, bức chân dung nàng Gallerani của danh họa Leonardo đã truyền tải rất nhiều thông điệp mà không cần một từ ngữ nào. Thay cho cú pháp, các họa sĩ thời kỳ Phục Hưng như ông Leonardo đã cẩn thận xâu chuỗi một loạt chủ đề với nhau để khắc họa địa vị, tính cách, và các phẩm chất của nhân vật chủ thể. Những người thưởng lãm tranh thời kỳ Phục Hưng nhận biết được ngôn ngữ nghệ thuật thị giác này, bất kể họ nói ngôn ngữ nào.

Ý nghĩa của các chủ đề này đã được đặt định từ nhiều thế kỷ trước. Các tín đồ Cơ Đốc thời Trung Cổ tin rằng mỗi tạo vật của Chúa đều hàm chứa một mục đích thiêng liêng; vì vậy họ đã phân loại các loài chim, động vật, và thậm chí các loài sinh vật kỳ quái trong những tư liệu tôn giáo được biết đến như những quyển “ghi chép về loài vật”. Tác phẩm này đã mô tả chi tiết về môi trường sống, nơi cư ngụ, và các đặc tính bề ngoài của mỗi loài vật và sau đó kết nối các loài vật này với các giá trị đạo đức và truyện ngụ ngôn của Cơ Đốc Giáo.

Thư viện & Bảo tàng Morgan tại New York lưu giữ một bản thảo cuối thế kỷ 12 đầy thú vị “Workshop Bestiary” (Chuyên đề về sinh vật). Khải thị đầu tiên của bản thảo này thuộc về Đấng Christ. Trên cùng một trang, hai chú sư tử liếm những đứa con chết non của chúng sống lại, một câu chuyện ngụ ngôn về sự phục sinh của Đấng Christ.

Bản thảo “Chuyên đề về sinh vật,” khoảng năm 1185, không rõ tác giả, có lẽ là ở Lincoln hoặc York, Anh quốc; kích cỡ 8 1/2 inch x 6 1/8 inch. Bản thảo này được Ngài J. Pierpont Morgan mua lại. Thư viện & Bảo tàng Morgan, New York. (Ảnh: Tài sản công)
Bản thảo “Chuyên đề về sinh vật,” khoảng năm 1185, không rõ tác giả, có lẽ là ở Lincoln hoặc York, Anh quốc; kích cỡ 8 1/2 inch x 6 1/8 inch. Bản thảo này được Ngài J. Pierpont Morgan mua lại. Thư viện & Bảo tàng Morgan, New York. (Ảnh: Tài sản công)

Lấy cảm hứng từ truyền thống ghi chép về sinh vật, những quyển sách biểu tượng của thế kỷ 16 và 17 đã trở nên phổ biến trên toàn châu Âu lục địa. Những cuốn sách này hàm chứa nội dung tín ngưỡng và thế tục – với việc các nghệ sĩ đôi khi tìm về các tác phẩm văn học Hy Lạp và La Mã thời cổ đại chẳng hạn như “Aesop’s Fables” (Truyện Ngụ Ngôn của Aesop) và “Lives of the Noble Greeks and Romans” (Cuộc Đời Của Các Nhà Quý Tộc Hy Lạp và La Mã) của Plutarch để lấy nguồn cảm hứng. Mỗi mục trong quyển sách biểu tượng đều có một hình ảnh minh họa, một câu phương châm, và lời giải thích.

Chú chồn Ermine của danh họa Leonardo thì sao?

Danh họa Leonardo đã tạo ra một bản ghi chép về sinh vật thần thoại của riêng mình vào những năm cuối đời, cùng một mục cho loài chồn ermine phỏng theo các ghi chép về sinh vật thần thoại khác. Trong tác phẩm này, ông kể rằng chồn ermine ăn mỗi ngày một bữa, và nó sẽ sớm đầu hàng những người thợ săn thay vì chạy trốn vào hang ổ vấy bùn của mình.

Do đó, bộ lông trắng muốt của chồn ermine tượng trưng cho sự thuần khiết và chừng mực về đạo đức, và như vậy, tầng lớp giàu có trong xã hội rất quý bộ lông trắng tinh khôi của chồn ermine cùng chiếc đuôi có ngọn màu đen của nó. Thậm chí các vị vua và hoàng hậu Âu Châu còn khoác lên mình những chiếc áo choàng lông chồn ermine trong lễ đăng cơ, ngụ ý tuyên bố rằng họ sẽ trị vì [đất nước] với sự thuần khiết và chuẩn mực về đạo đức.

Tác phẩm “The Ermine as a Symbol of Purity” (Chồn Ermine là một biểu tượng của sự thuần khiết) của danh họa Leonardo da Vinci, khoảng năm 1494. Tranh vẽ bằng bút mực lên những vết phấn đen trên giấy; đường kính: 3 1/2 inch. Bảo tàng Fitzwilliam, thành phố Cambridge, Anh quốc. (Ảnh: Tài sản công)
Tác phẩm “The Ermine as a Symbol of Purity” (Chồn Ermine là một biểu tượng của sự thuần khiết) của danh họa Leonardo da Vinci, khoảng năm 1494. Tranh vẽ bằng bút mực lên những vết phấn đen trên giấy; đường kính: 3 1/2 inch. Bảo tàng Fitzwilliam, thành phố Cambridge, Anh quốc. (Ảnh: Tài sản công)
Ad

Danh họa Leonardo đã minh họa tài tình hành vi của chồn ermine trong bức tranh “Chồn Ermine là một biểu tượng của sự thuần khiết” vẽ bằng bút mực của ông. Trong bức họa, một người thợ săn đang chuẩn bị giết loài sinh vật này. Chồn ermine không nao núng hay chạy trốn. Chú chồn đó thà mất mạng chứ không làm vấy bẩn bộ lông trắng tinh khiết của mình trong khi chạy trốn.

Vì sao thiếu nữ lại ôm lấy một loài gặm nhấm?

Trong tác phẩm “Thiếu nữ cùng một chú chồn ermine”, danh họa Leonardo đã khắc họa nàng Gallerani mới 16 tuổi trong chiếc áo đầm dài nhung sang trọng và thêu họa tiết bằng chỉ vàng – nàng đang quay đầu ngược hướng với thân thể, một tư thế năng động thời bấy giờ. Các họa sĩ thời kỳ Phục Hưng khắc họa những thiếu nữ đến tuổi cập kê với mái tóc buông xõa, trong khi những quý cô đã đính hôn hoặc đã kết hôn sẽ chia ngôi giữa và buộc tóc ở phía sau. Danh họa Leonardo không vẽ mái tóc của nàng Gallerani buộc lên hay xõa xuống, mà là kiểu tóc coazzone – kiểu bím tóc của người Tây Ban Nha phổ biến ở miền bắc nước Ý. Mái tóc của nàng buộc ở phía sau nhưng vẫn vấn quanh khuôn mặt, cùng một dải ruy băng buộc quanh trán để giữ cố định tấm mạng che mặt có viền bằng vàng.

Tác phẩm “Lady With an Ermine (Portrait of Cecilia Gallerani)” (Thiếu nữ cùng một chú chồn ermine; Chân dung của nàng Cecilia Gallerani) của danh họa Leonardo da Vinci, khoảng năm 1490. Tranh sơn dầu và màu pha keo (sơn màu sử dụng keo thực vật hoặc keo động vật, nhưng không phải trứng, như một chất kết dính) trên gỗ; kích cỡ 21 inch x 15 1/2 inch. Bảo tàng Quốc gia, thành phố Krakow, Ba Lan. (Ảnh: Tài sản công)
Tác phẩm “Lady With an Ermine (Portrait of Cecilia Gallerani)” (Thiếu nữ cùng một chú chồn ermine; Chân dung của nàng Cecilia Gallerani) của danh họa Leonardo da Vinci, khoảng năm 1490. Tranh sơn dầu và màu pha keo (sơn màu sử dụng keo thực vật hoặc keo động vật, nhưng không phải trứng, như một chất kết dính) trên gỗ; kích cỡ 21 inch x 15 1/2 inch. Bảo tàng Quốc gia, thành phố Krakow, Ba Lan. (Ảnh: Tài sản công)

Ông đã khắc họa phần đầu của chú chồn ermine giống với tư thế của nàng Gallerani, ngụ ý rằng người thiếu nữ này cũng có sự thuần khiết và khiêm tốn điển hình của chồn ermine.

Tuy nhiên, nhiều ngụ ý cũng nằm ở chú chồn ermine của nàng Gallerani. Một số học giả tin rằng chú chồn tượng trưng cho tên gọi của nàng Gallerani, “Gale” trong ngôn ngữ Hy Lạp có nghĩa là chồn ermine. Những người khác tin rằng chú chồn cho thấy mối liên kết giữa nàng Gallerani và người bảo trợ quan trọng nhất của danh họa Leonardo, quan nhiếp chính người Ý kiêm Công tước xứ Milan, ngài Ludovico Sforza, người đã đặt hàng sáng tác bức họa này cũng là người thuộc Dòng hiệp sĩ Ermine. Câu phương châm của dòng hiệp sĩ này là “MALO MORI QVAM FOEDARI,” ngôn ngữ Latinh có nghĩa là “Thà chết vinh còn hơn sống nhục.”

Nhiều bức họa thời kỳ Phục Hưng giống như tác phẩm “Thiếu nữ cùng một chú chồn Ermine” của danh họa Leonardo cũng hàm chứa các câu chuyện toàn vẹn giống như vậy – giàu hình tượng và tính truyền thống.

Cô Lorraine Ferrier, nữ tác giả viết về mỹ thuật và thủ công cho The Epoch Times. Bài viết của cô chủ yếu xoay quanh các nghệ sĩ và nghệ nhân đến từ vùng Bắc Mỹ và Âu Châu, những nghệ sĩ với phong cách sáng tác thấm đẫm vẻ đẹp và giá trị truyền thống. Cô đặc biệt quan tâm đến những ngành nghệ thuật và thủ công hiếm gặp và ít được biết đến. Cô hy vọng rằng chúng ta có thể bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống. Cô sinh sống và sáng tác tại vùng ngoại ô thành phố London, Anh quốc.

Thanh Ân biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin