Người càng tự chủ thì càng khỏe mạnh
MARTHA ROSENBERG
Bạn có cảm thấy rằng bạn đang chủ động kiểm soát các sự kiện trong cuộc sống của bạn không? Hay bạn cảm thấy rằng bạn đang bị áp đảo bởi những lực lượng ngoài tầm kiểm soát của bạn?
Điểm kiểm soát tâm lý (locus of control) dùng để chỉ mức độ tự quyết mà một người cảm thấy mình có được trong cuộc sống.
Nếu bạn tin rằng lựa chọn, hành động, và cách cư xử của bạn là yếu tố quyết định cuộc sống của bạn diễn ra như thế nào, thì bạn được cho là có “điểm kiểm soát tâm lý nội tại” (internal locus of control). Nhưng nếu bạn tin rằng cuộc sống của bạn được quyết định bởi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì bạn được xem là có “điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại” (external locus of control).
Tất nhiên, hầu hết mọi người đều có sự kết hợp của cả hai điểm kiểm soát này – họ thấy rằng họ có ý chí và khả năng tự do, nhưng cũng thấy rằng “sự may mắn” và hành động của người khác cũng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Một nguy cơ của việc quá tin tưởng rằng cuộc sống của bạn được điều khiển bởi các yếu tố bên ngoài là khi mọi thứ không suôn sẻ, bạn có thể đổ lỗi cho người khác và thoái thác trách nhiệm, chẳng hạn như đổ lỗi cho giáo viên về điểm kém trong bài thi.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu y khoa chứng minh mối liên quan giữa khả năng kiểm soát tâm lý nội tại với sức khỏe tinh thần và thể chất. Cảm giác kiểm soát được cuộc sống của bạn, đôi khi được gọi là ‘hiệu quả bản thân’ – self-efficacy – đã được chứng minh là có thể giúp những người bị chứng đau nửa đầu, tiểu đường, bệnh thận, động kinh, HIV, bệnh Parkinson, ung thư, trầm cảm, đau kinh niên, nghiện cocaine, béo phì, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, kiệt sức trong công việc, xấu hổ, và thậm chí là nghiện internet.
Một điểm kiểm soát tâm lý nội tại – niềm tin vào khả năng định hướng cuộc sống của một người – thậm chí còn có thể giúp mọi người đối phó với việc sống trong các khu phố tội phạm cao. Điều này có mối tương quan với sự sẵn sàng thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe dự phòng như chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư tuyến vú, thực hiện sàng lọc/sửa đổi hành vi (recycling behavior), và thậm chí cải thiện thành tích bóng bầu dục ở đại học.
Mối liên quan giữa bệnh nghiêm trọng và điểm kiểm soát tâm lý nội tại
Chắc chắn là các vấn đề sức khỏe có thể đe dọa cảm giác tự chủ và ‘hiệu quả bản thân’ của chúng ta. Khi nói đến các tình trạng như ung thư và các bệnh thần kinh như Parkinson và sa sút trí tuệ, chúng ta hiểu rằng chúng ta không gây ra chúng và thường cảm thấy bất lực trước tiên lượng bệnh tình. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng cảm giác kiểm soát tâm lý nội tại vẫn giúp ích cho tình trạng sức khỏe.
Theo một bài viết năm 2022 trên tạp chí Patient Preference and Adherence, bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đã trải nghiệm về khả năng kiểm soát nội tại tốt hơn khi tham gia vào việc ra quyết định điều trị và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ sử dụng ngôn ngữ mang tính chất thông cảm với bệnh nhân. Trong Journal of Health Psychology, những bệnh nhân thiếu khả năng kiểm soát tâm lý nội tại và cảm thấy bất lực trước hoàn cảnh bị trầm cảm nhiều hơn. Và trong Tạp chí Journal of Psychology, những phụ nữ bị ung thư vú được cho là có các chiến lược đối phó và chất lượng cuộc sống tốt hơn khi họ có điểm kiểm soát tâm lý nội tại.
Béo phì và điểm kiểm soát tâm lý
Một tình trạng khiến nhiều người rơi vào cảm giác bất lực trước ‘béo phì’. Nhiều người thừa cân thường nói rằng họ không thể giảm cân và rằng chỉ là vì họ được “sinh ra theo cách đó” hoặc rằng họ “có thân hình to béo”.
Một nghiên cứu năm 2018 trên International Journal of Research and Analytical Reviews lưu ý rằng thanh thiếu niên có điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại tin rằng các yếu tố bên ngoài khiến họ ăn nhiều và “có mức cortisol cao hơn, rất có thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của họ, ví dụ: thừa cân/béo phì”.
Các nhà nghiên cứu cũng suy đoán rằng những người béo phì với điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại có thể khiến họ nhận được sự chăm sóc kém hơn từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Và “những người tập trung vào nội tâm sẽ có xu hướng giảm cân thành công hơn.”
Một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì cho thấy có mối liên hệ giữa điểm kiểm soát tâm lý của người mẹ và con cái của họ. Cải thiện điểm kiểm soát tâm lý của các bà mẹ khi mang thai có thể có những tác động tích cực đến cân nặng và điểm kiểm soát tâm lý của những đứa trẻ.
Nghiện rượu và ma túy và điểm kiểm soát tâm lý
Giống như những người ăn quá nhiều, nhiều người sử dụng ma túy và rượu quá mức cho rằng các yếu tố bên ngoài khiến họ làm thế; các nhà tâm lý học nói rằng như vậy nghĩa là họ thiếu điểm kiểm soát tâm lý nội tại. Nghiên cứu trên Tạp chí Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện đã xác nhận điều này và phát hiện ra rằng điểm kiểm soát tâm lý nội tại có mối tương quan chặt chẽ với việc phục hồi sau nghiện ở những người lạm dụng cocaine.
Các nhà nghiên cứu trên Tạp chí Tâm thần học Công nghiệp đã viết rằng điểm kiểm soát tâm lý ở bệnh nhân nghiện rượu “có khuynh hướng ngoại tại”, nhưng nếu điều này được thay đổi, bệnh nhân sẽ “có khả năng cải thiện”. Tuy nhiên, việc thiếu điểm kiểm soát tâm lý nội tại trong chứng nghiện rượu có thể chuyển biến tích cực khi những người nghiện rượu có được niềm tin tâm linh.
Trong khi các bệnh nhân được nghiên cứu thừa nhận họ không có đủ tự chủ để ngừng uống rượu, họ có được niềm tin rằng,”Thượng đế kiểm soát việc ngừng uống rượu ban đầu” và “Chúa kiểm soát đối với việc duy trì trạng thái tỉnh táo liên tục của một người”. Các nhà nghiên cứu cho biết “những thay đổi trong niềm tin vào Đấng Thiêng Liêng liên quan đến việc kiểm soát rượu trong suốt quá trình hồi phục” rất đáng để nghiên cứu thêm.
Các lợi ích sức khỏe khác của điểm kiểm soát tâm lý nội tại
Lạm dụng rượu và cocaine không phải là chứng nghiện duy nhất có thể được hưởng lợi từ việc cải thiện hiệu quả bản thân và niềm tin vào khả năng định hướng cuộc sống của chính người đó. Một bài báo trên tạp chí Toxics đã cải thiện “sức khỏe” điểm kiểm soát tâm lý giúp những người trẻ tuổi kiểm soát việc hút thuốc lá và thuốc lá điện tử. Các nhà nghiên cứu đã viết trên tạp chí CyberPsychology & Behavior, chứng rối loạn mới được công nhận là “nghiện internet” bắt nguồn từ điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại chứ không phải là nội tại.
Các nhà nghiên cứu đã viết trên tạp chí Alzheimer Disease & Associated Disorders, điểm kiểm soát tâm lý nội tại mạnh hay yếu là một yếu tố quyết định mức độ hiệu quả của những người đã thực hiện “thử nghiệm dự đoán”. Và, tương tự như “sự kiểm soát của Chúa” được thấy ở một số người nghiện rượu đang hồi phục – “điểm kiểm soát tâm lý sức khỏe tâm linh” – có tương quan với tỷ lệ hài lòng với cuộc sống cao hơn ở những người Mỹ gốc Phi sống sót sau bệnh ung thư vú, theo Journal of Psychosocial Oncology. Một lần nữa, cảm giác rằng một người không “kiểm soát” hoàn cảnh của chính mình được thay thế bằng sự “kiểm soát” của sức mạnh tâm linh.
Cuối cùng, điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại thậm chí có thể ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc, mà các nhà nghiên cứu đã viết trên Tạp chí Nâng cao Sức khỏe Hoa Kỳ. Những người có điểm kiểm soát tâm lý ngoại tại có thể cảm thấy căng thẳng trong môi trường không thoải mái, trong khi những người có điểm kiểm soát tâm lý nội tại thích ứng tốt hơn với nhiều sự tự chủ hơn.
Chắc chắn, có rất nhiều khía cạnh của cuộc sống – từ gene di truyền, công việc đến gia đình và điều kiện kinh tế-xã hội – không nằm trong tầm kiểm soát hoặc thậm chí không nằm trong sự lựa chọn của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng cảm giác làm chủ được hoàn cảnh, cho dù khi chia sẻ việc ra quyết định với các nhà cung cấp dịch vụ y tế, xác định những cái mới trong điểm mạnh cá nhân hoặc đức tin thiêng liêng, đều đóng góp tích cực cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Điểm kiểm soát tâm lý nội tại giúp chúng ta không cảm thấy hoàn toàn bất lực trước hoàn cảnh và bị các yếu tố bên ngoài chi phối, từ đó giúp ích cho sức khỏe của chúng ta.