Tiếp theo phần I

Năm Ứng Thiên thứ ba (996) đời Lê, Hoàng Thành Nhã, tướng trấn Triều Dương (thuộc Hải – Ninh, Bắc-kỳ), có nhận được 113 người, vừa già, trẻ, giai, gái, do tên giặc Văn Dũng dẫn đi, trốn sang châu Khâm (bên Tàu) mà quan tỉnh Quảng Tây là Trần Nghiêu Tẩu buông thả cho về. Vậy thì không rõ còn sót bao nhiêu người nữa. 

Năm thứ mười đời ấy, Hoàng Khánh Tập, đầu mục thành Nhật

Hiệu, (theo sách An-Nam chí, thì tức là Hiệu Thành Trường, nhưng vẫn không chỉ rõ ở đâu; có nhẽ về vùng giáp bể tỉnh Nghệ An, Trung-kỳ bây giờ, vì việc này chép trong sử liên tiếp ngay với việc vua Đại Hành ngự vào Hoan châu, tức là Nghệ, rồi xảy ra những việc dân trường này phản và dân trường kia trốn đi), dắt cả bọn hơn 450 người lên Khâm châu, nhưng lại phải khua đi ở bờ bể, không được ở chỗ châu lỵ.

Đời vua Nhân Tôn nhà Trần vào năm Thiệu Bảo thử bẩy (1285) quân Ô Mã Nhi kéo đến Đông Bộ Đầu (tức là bờ sông Nhị Hà). Nước mình dẫu cơ hồ bị giẫy bằng như bãi đất, nhưng trong nước còn có tưởng tài như Trần Quốc Tuấn, sứ thần như Đỗ Khắc Chung, vận vân…, thi non sông cũng còn hi vọng vững như kim âu được. Khốn nạn thay bọn Tĩnh quốc đại vương là Quốc Khang, Chương hiến hầu là Trần Kiện và tất cả liêu thuộc là lũ Lê Tắc đã vội dẫn gia quyến đi hàng quân địch! Rồi  Toa Đô cho đưa cả lũ sang Yên Kinh (Tầu).

Kiện bị Nguyễn Địa Lô, người phà Quốc Tuấn. bắn chết ở dọc đường. Còn thừa đều thoát khỏi và sống sót ở bên Tàu.

Sau, Lê Tắc có viết quyền An-Nam-chí-lược kể hết địa lý, phong tục và truyện sử nước Nam lưu hành ở nước người. Văn chiêu hầu là Lộng và Chiêu quốc vương là Lê Tắc,

đều là kim chi ngọc diệp nhà Trần, cũng lục tục đem gia quyến ra hàng địch cả ! Ích Tắc rất thông minh, hiểu nhiều kinh sử, văn chương giỏi, đá cầu mạnh, đánh cờ cao, chỉ hiềm tâm địa bán nước, đến nỗi thường viết thơ riêng cầu quân Nguyên kéo sang Nam để tùng trung thủ lợi. Kết cục Ích Tắc, người trên trán có vệt như con mắt kia, chết ở đất Bắc

Đồng thi, bọn Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long vân vân cũng đều đưa gia quyến ra hàng giặc rồi sang Tầu cả.

Năm Xương Phù thứ chín đời Phế Đế nhà Trần (1385), Minh có sai sứ cầu hai mươi vị sư, vì bọn Nguyễn Tông Đạo bị tống sang Kim Lăng khai rằng “ sư Nam biết phép dựng đạo tràng hơn sư Bắc ”.

Năm Quang Thái thứ ba đời Thuận Tôn nhà Trần (1390), Nguyễn Khang chạy sang Minh, tự xưng là cháu họ Trần (tức là Thiên Bình, sau xưng là Trần Cảo) được Minh sai tướng đưa về nước năm Khai Đại thứ tư đời Hồ Bán Thương (1406)

Sau khi hoàn toàn thất bại, cha con, anh em, con cháu họ Hồ đều phải áp giải sang Kim lăng. Hồ Trừng tiến phép thần sang (súng), được Minh cho làm quan và ân xá cho cả họ. Cùng chuyến đi này, Hồ Đỗ, Nguyễn Ngạn Quang, vân vân… đều đến Kim Lăng. 

Năm Vĩnh Lạc thứ mười một đời Minh (1413), Hoàng Phúc chọn thợ sang Yên Kinh đóng thuyền. Sau lại chiến dụ quan cũ tiên triều đưa sang Yên Kinh làm quan và tìm những người học thức giỏi đưa sang Kinh (Tàu) lục dụng. 

Tất nhiên những người kể trên này còn giòng giõi ở Tầu hoặc ít hoặc nhiều, nhưng không biết hiện ở vào tỉnh nào vậy.

  TRẦN HÀM TẤN

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn