Người Úc không muốn đưa Thuyết sắc tộc trọng yếu vào các lớp học
Một cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Úc không ủng hộ sự xuất hiện của Chính trị Bản sắc (Identity Politics) trong các lớp học, vì lo ngại việc chương trình giảng dạy quốc gia mới sẽ đưa Thuyết sắc tộc trọng yếu (critical race theory) vào trong các trường học.
Cuộc thăm dò ý kiến về Thuyết sắc tộc trọng yếu, do Viện Công Vụ (IPA) thực hiện, đã hỏi 1,121 người Úc bốn câu hỏi và trong đó 82% ý kiến không đồng ý với tuyên bố rằng sinh viên buộc phải thấy có lỗi vì màu da của họ.
Khoảng 86% ý kiến không đồng ý rằng trường học nên khiến các nam sinh cảm thấy xấu hổ vì giới tính nam của mình, và 69% ý kiến không cho rằng trường học nên dạy trẻ em rằng Úc là một quốc gia phân biệt chủng tộc.
Nhóm tuổi 25–34 có số lượng người đồng ý với mỗi câu hỏi nhiều nhất, trong khi những người trả lời trên 55 tuổi có nhiều ý kiến không đồng ý nhất. Một phần tư trong độ tuổi 25–34 đồng ý rằng học sinh nên biết rằng Úc là một quốc gia phân biệt chủng tộc.
Hơn nữa, 85% những người được khảo sát đồng ý rằng học sinh nên được dạy rằng tất cả người dân Úc đều bình đẳng bất kể màu da, chủng tộc, hay tín ngưỡng tôn giáo.
Giám đốc IPA Bella d’Abrera cho biết: “Điều đáng khích lệ là những người Úc chủ lưu đang phản đối chính trị bản sắc và Thuyết sắc tộc trọng yếu trong các lớp học. Không phụ huynh nào muốn con họ bị bẽ mặt trong lớp học, như gần đây chúng ta đã thấy tại Trường Cao đẳng Parkdale, nơi các nam sinh bị nói rằng họ là ‘kẻ áp bức’ vì là người da trắng và theo đạo Thiên Chúa.”
Ở một trường học khác, các nam sinh mới 12 tuổi đã bị bắt đứng lên ở trong hội đồng nhà trường và xin lỗi các bạn nữ vì hành vi phân biệt giới tính và hành hung của phái nam.
IPA đã phản đối những thay đổi trong chương trình giảng dạy mới của Cơ quan Báo cáo và Đánh giá Chương trình giảng dạy của Úc (ACARA) kể từ khi những thay đổi này được công bố lần đầu tiên trước công chúng vì lo ngại rằng chương trình đó sẽ “buộc học sinh sử dụng bản sắc chính trị” và “biến họ thành những nhà hoạt động chính trị.”
Nhóm nghiên cứu tin rằng cuộc thăm dò cho thấy người Úc chủ lưu cũng không ủng hộ hệ tư tưởng này trong các lớp học.
Bà d’Abrera nói: “Người Úc nói không với Thuyết sắc tộc trọng yếu là đúng. Họ theo trường phái bình đẳng và không ủng hộ những hệ tư tưởng gây chia rẽ trong lớp học. Chúng tôi cần bảo đảm không đưa thuyết này vào lớp học.”
Bà nói rằng mặc dù việc nghiên cứu lịch sử bản địa là quan trọng, nhưng đề nghị về chương trình giảng dạy “cấp tiến” sẽ đưa nó vào trong mọi lĩnh vực học tập và cũng dạy những lời nói dối lịch sử, như là phiên bản “dark emu” của lịch sử.
Phiên bản “dark emu” của lịch sử đề cập đến một giả thuyết cho rằng thổ dân Úc không phải là những người săn bắn hái lượm. Thay vào đó, họ thành thạo trong cách sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và quản lý đất đai và sống ở các thị trấn lớn trong những ngôi nhà cố định.
Bà d’Abrera nói: “Chương trình giảng dạy cấp tiến này sẽ tẩy não trẻ em bằng ngôn ngữ cánh tả của thực dân và xâm lược và sẽ dạy chúng căm thù Úc.”
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành ACARA, David de Carvalho đã nói rằng những thay đổi đối với chương trình giảng dạy sẽ bao gồm tất cả di sản văn hóa của Úc.
Ông Carvalho nói: “Cơ sở lý luận trong Chương trình giảng dạy công dân và quyền công dân được đề nghị của Úc cho các Lớp 7–10, vốn đặt ra khuôn khổ bao quát trong đó nội dung nên được diễn giải, nêu rõ Chương trình giảng dạy của Úc “thừa nhận rằng Úc là một quốc gia thế tục với nền văn hóa đa dạng, xã hội đa tín ngưỡng và là một di sản Cơ đốc giáo.”
Ông cho biết chương trình giảng dạy này cũng nhấn mạnh “hệ thống chính phủ liên bang, bắt nguồn từ hệ thống Westminster, và các giá trị dân chủ tự do làm nền tảng cho hệ thống này, chẳng hạn như tự do, bình đẳng và pháp quyền.”