• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

NGUỒN GỐC QUYỂN TRUYỆN KIỀU của cụ Nguyễn Du

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/12/2020
bigger smaller Báo lỗi

Nguồn gốc một tác phẩm là các tài liệu ( sách vở, giấy tờ, v.v..) mà tác giả đã kê cứu và căn cứ vào đó để viết thành tác phẩm của mình. Đối với việc văn học phê bình, có tìm được được nguồn gốc một tác phẩm, mới định rõ được rằng trong tác phẩm ấy, phần nào là phần tác giả mượn người trước,  phần nào là phần tác giả đã sáng tạo ra, rồi mới định được cái giá trị, cái đặc sắc của tác phẩm ấy.

Từ trước đến giờ, ai cũng biết rằng Nguyễn Du tiên sinh đã theo Một cuốn tiểu thuyết Tàu để soạn cuốn Kim Vân Kiều. chính tác giả,  ngay đầu quyển truyện (câu 7-8), cũng đã cho ta biết rằng tác giả đã đọc một cuốn Phong tình cổ lục trước khi viết truyện Kiều: 

“Kiểu thơm lần giở trước đèn,

 Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”

Nhưng ta phải nhận rằng mấy chữ “Phong tình cổ lục”  nghĩa là một cuốn “ sách cũ chép truyện phong tình”  chỉ là một danh từ phổ thông dùng để chỉ chung hết thảy các truyện phong tình, chứ không phải là nhan riêng một cuốn sách. Vậy cuốn tiểu thuyết Tàu,  theo đấy cụ Nguyễn Du đã viết cuốn truyện nôm, nhan là gì và do ai làm ra?. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết và mỗi nhà có một ý kiến khác. Các nhà khảo cứu về vấn đề ấy đều bằng cứ vào những sách vở đã in hoặc đã chép tay ở bên nước ta. Muốn giải quyết vấn đề ấy, phải tìm được cuốn tiểu thuyết Tàu đã phát hành ở bên Tàu trước khi cụ Nguyễn Du viết cuốn truyện Kiều mà các tình tiết cũng giống tình tiết cuốn truyện nôm của ta. Gần đây, chúng tôi đã may mắn được xem một cuốn sách, cuốn ấy, theo nhận xét của chúng tôi, là cuốn tiểu thuyết Tàu là của Nguyễn Du đã theo đấy để viết truyện kiều. Vậy  trong bài này, chúng tôi sẽ lần lượt xét các ý kiến của các nhà khảo cứu đối với vấn đề “ Nguồn gốc quyển truyện Kiều”, rồi bằng cứ vào cuốn tiểu thuyết nói trên mà giải quyết vấn đề ấy.

1 – Ý kiến của tác giả

Ý kiến thứ nhất – Trong bài Tiểu dẫn bản dịch chữ Pháp truyện Kim Vân Kiều xuất bản năm 1844 -1885, ông Abel Des Michels đã viết:

“Khi tôi sắp trả lại nhà in bản in thứ nhất về bài tiểu dẫn này, tức là hôm sau ngày tôi đã được cái hân hạnh đọc trước Viện khảo cổ một bản luận án trong đó tôi có nói hiện chưa tìm thấy cuốn tiểu thuyết Tàu làm nguồn gốc cho cuốn truyện của Nguyễn Du, thì tôi đã nhận được cuốn tiểu thuyết ấy mà tôi vẫn tìm tự lâu nhưng không thấy, do ông giáo sư Trương Minh ký đã tìm thấy ở Sài Gòn và có lòng tốt gửi ngay cho tôi. Cuốn ấy nhan 金雲翹錄 Kim Vân Kiều Lục, cái nhan ấy cũng hầu đồng nghĩa với cái nhan của cuốn truyện nôm. Chẳng may, như tôi vừa nói cuốn ấy do một bản in vừa khắc ở Hà Nội ra, lại không ghi tên tác giả. Ngoài bìa, chỉ thấy ghi rằng bản in ấy, do một nhà nho tên Phước Bình Lê duyệt lại và khắc lại, xuất bản về đời Tự Đức trong tháng mạnh thu năm Bính tý, tức là năm 1876”.

Ad

Vậy theo ông Abel Des Michels, nguồn gốc truyện Kiều là cuốn Kim Vân Kiều lục. Nhưng dưới đây ( khi ta xét đến bản khảo chứng A, ta sẽ rõ rằng cuốn ấy chỉ là bản dịch cuốn truyện Kiều nôm ra Hán văn do một nhà nho đã viết sau khi truyện Kiều xuất bản.

Ý kiến thứ nhì – Trong sách Littérature annamite ( Văn chương Việt nam) xuất bản năm 191, ông Georges Cordier đã viết:

“ Truyện  Kim Vân Kiều là một cuốn truyện phỏng theo cuốn tiểu thuyết Tàu Thanh nhân tài tình lục 清人才情録 vẫn được liệt vào hạng tài tử mà đã do một bậc nổi tiếng Thánh Thán phê bình 

Cái ý kiến ấy đã do ô. H.Maspéro chỉ trích trong bài bình phẩm cuốn sách nói trên, nên ô. Cordier, trong sách Morceanx choisis d`auteursannammites ( Việt văn hợp tuyển) xuất bản năm 1932, đã theo ý kiến ô.Maspéro mà viết rằng: “ Truyện Kim Vân Kiều là một cuốn truyện phỏng theo tiểu thuyết Tàu do Thanh Tâm tài tử đã xuất bản, theo lời ô.Maspéro.”

Ý kiến thứ ba – Ô.H.Maspéro trong bài bình phẩm cuốn sách của ô. Cordier đã viết:

“ Tôi không biết ô. C  (Cordier) đã thấy cái nhan ông kể ra ( tức là cái nhan Thanh nhân tài tình lục) ở đâu, bản chép tay của Pháp quốc Viễn đông học viện ( tức là Trường Bác cổ – Hà nội) có ghi ở ngoài bìa cái nhan Thanh Tâm tài tử  mà bốn chữ này chỉ là cái hiệu của  Phạm Quí Thích, một danh sĩ về cuối đời Lê, còn ở trong thì ghi cái nhan 金雲翹傳 Kim Vân Kiều Truyện: cuốn tiểu thuyết này được coi là một cuốn ngoại thư của Kim Thánh Thán, trong có lời bình luận của ông ký tên thư viện của ông, Quán hoa đường bình luận và lời hiệu chú của Phạm Quí Thích (Thanh tâm hiệu chú). Bản in ở Hà Nội năm 1896 thì ghi cái nhan là Kim vân kiều lục và không có tên tác giả. Tôi không cần phải nói thêm rằng các lời bình luận ấy mà cho là của Kim Thánh Thán thì thật không lấy gì làm chắc cả; cứ ý tôi thì đó là một sự sai lầm mà cái nguyên nhân như sau này:

Quán hoa đường là tên thư viện của Thánh Thán mà Hoa đường ở tỉnh Hải Dương là tên làng của Phạm Quí Thích; một người sao chép nào đó, cậy mình biết rộng thêm ngay chữ “Quán” lên trên mấy chữ “Hoa đường bình luận”, thành ra cái tên Kim Thánh Thán vốn nổi tiếng được đem vào đấy. Vậy đối với nguồn gốc truyện Kim Vân Kiều, ta chỉ có thể nói rằng truyện ấy dich theo ( kể cái tác phẩm của cụ Nguyễn Du, thì chữ dịch đáng hơn chữ phỏng mà ô. C đã dùng, vì tác phẩm ấy không khác gì bản nguyên thư, chỉ trừ những điều vì ngôn ngữ khác nhau và thi luật bắt buộc phải thay đổi không kể) một bản tiểu thuyết Tàu do Phạm Quí Thích xuất bản và hiệu chú vào khoảng cuối thế kỷ 18.

Khi ta xét đến 2 bản khảo chứng C và D, ta sẽ có dịp bàn đến ý kiến này.

Ý kiến thứ tư – Ô. Thượng Chi,  trong một bài khảo về truyện Kiều đăng trong tạp chí Nam Phong hồi tháng Décember 1919 đã viết: “Ai cũng biết rằng gốc truyện Kiều là tự Tàu, cũng như gốc bài tuồng Le Cid là tự Tây Ban Nha…Nhưng từ trước đến này chưa biết  rõ nguyên tích truyện Kiều thế nào. thường nghe tương truyền rằng có bản Kiều chữ thuật chuyện đến hồi Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường thì thôi, nhưng không thấy bản ấy lưu hành, mà chỉ thấy những bản dịch lại truyện Kiều nôm ra chữ mà thôi: có lẽ nhiều người lại nhận lầm bàn chữ dịch ấy với bản chữ nguyên chăng?. Gần đây ký giả có đọc một tập thuyết bộ đề là Ngu sơ tân chí, thấy trong có chuyện “Vương Thúy Kiều” của Dư Hoài tự Đạm Tâm, kể tường về lịch sử nàng Kiều, phảng phất như truyện Kiều nôm ta, mà việc thuộc về niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh; Ngỡ rằng có lẽ chính là nguyên bản chữ mà cụ Tiên Điền ta nhân đấy mà đặt tên chăng.”

Rồi ở các trang sau tác giả dịch nguyên văn chuyện ấy ra quốc ngữ.

Nhưng nếu đem so sánh truyện ấy với truyện Kiều của cụ Nguyễn du thì ta thấy chỉ có một hồi là hai truyện giống nhau, tức là hồi Thúy Kiều gặp Từ Hải, còn tất cả thân thế nàng Kiều trước hồi ấy thì khác hẳn; thứ nhất là trong truyện nói trên không thấy có hai việc cốt yếu làm chủ não cho cuốn Kiều nôm của ta: 1 – Việc Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền gắn bó với nhau: 2 – Việc Thúy Kiều bán mình để chuộc tội cho cha. Xem thế thì biết rằng truyện ấy không phải là nguồn gốc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.

Ý kiến thứ năm – Trong một bản Kiều nôm (Pháp quốc viễn đông học viện thư viện, sách Việt nam, số ABI2)  do Kiều Vinh Mậu đỗ phó bảng  năm 1880 chú thích và ấn hành năm Mậu Dần (1902) niên hiệu Thành Thái, nhà chú thích, trong mục “Lệ ngôn” có viết:

Ad

“1 – Cuốn Đoạn trường tân thanh, do quan tham tri bộ lễ Nguyễn Du soạn ra về đầu Bản triều, nguyên theo trong sách Thanh Tâm tài nhân là một cuốn ngoại thư của Thánh Thán nước Tàu và phiên dịch ra”.

Vậy theo ông Kiều Vinh Mậu thì nguồn gốc truyện Kiều là một cuốn sách Tàu nhan là Thanh Tâm tài nhân. Đó cũng là ý kiến của ông Bùi Khánh Diễn trong bản Kim Vân Kiều chú thích trong đó ông có dẫn ở phần chú thích nhiều đoạn  của quyển nguyên thư mà trên đầu ông nêu lên mấy chữ này: Nguyên truyện Thanh Tâm tài nhân chép rằng…

Dưới này,  khi ta xét đến bản khảo chứng D, ta sẽ rõ rằng mấy chữ “Thanh Tâm tài nhân” Không phải là nhan quyển tiểu thuyết Tàu mà là hiệu của tác giả.

Ý kiến thứ sáu –  trong cuốn Truyện cụ Nguyễn Du, tác giả truyện Thúy Kiều xuất bản năm 1924, hai ông Phan Sỹ Bàng và Lê Thước đã viết:

Ad

“Lịch sử cô Kiều thì chúng tôi đã tìm được một quyển tiểu thuyết Tàu, nhan là Kim Vân Kiều Truyện, so lại với chuyện quốc âm Thúy Kiều của mình, thì sự tích đầu đuôi giống nhau tôi chắc rằng truyện Đoạn Trường tân thanh của cụ Tiên Điền là tự quyển Hán của tiểu thuyết ấy dịch ra”.

Rồi hai ông lại chua thêm rằng: “… ở Bác Cổ có bản biên bằng tay còn bản chúng tôi tìm được thì in bằng giấy Tàu, mà chữ khắc cũng theo dạng chữ Tàu.”

II Xét các bản khảo chứng 

Vì thấy ý kiến các nhà khảo cứu về nguồn gốc truyện Kiều bất đồng như thế, chúng tôi bèn để ý xét kỹ các bản khảo chứng tức là các sách vở do các nhà ấy đã viện ra làm bằng cứ.

Bàn  khảo chứng A –  thư viện của Pháp quốc viễn đông học viện có một quyển sách in (số AC561) ở trang đầu thấy để:  (ở giữa) “Kim Vân Kiều Lục”; ở bên phải Đồng Khánh tam niên, trọng xuân, san khắc”.( khắc in tháng thứ nhì mùa xuân năm Đồng Khánh thứ ba 1888): ( bên trái) “ Chiêu Văn Đường tàng bản” (Chiêu Văn Đường giữ ván in.)

Sách này không có tên tác giả cũng, cũng không có tựa, gồm có 32 tờ, mỗi tờ có 20 dòng, mỗi trang 10 dòng. Nguyên văn in liền từ đầu đến cuối không chia làm hồi, so với nguyên văn cuốn Kim Vân Kiều Truyện ( bản khảo chứng C và D ) thì ngắn hơn nhiều mà cũng không có lời bình luận gì cả.  Quyển này tức là quyển Kim Vân Kiều Lục mà ông Abel Des Michels ( theo bản in năm 1876) và ông Maspéro (theo bản in năm 1896) đã nói đến. Nhưng hình như ông Maspéro lại cho quyền này với quyền Kim Vân Kiều Truyện (bản khảo chứng C) cũng là một.

Nếu ta đọc kỹ quyển sách này thì ra nhận ra rằng đó là một bản thoát dịch quyển truyện Kiều nôm của cụ Nguyễn Du ra hán văn do một nhà nho ẩn danh đã viết ra. Bán hán văn  và bản truyện nôm phù hợp với nhau, chỉ khác một điều là các bài thơ ca của các vai trong truyện làm ra thì ở bản nôm của cụ Nguyễn Du chỉ nói đến thôi, chứ ở sách này thì có chép hẳn ra, mà những bài ấy cũng do dịch giả tự soạn ra vì nguyên văn khác hẳn nguyên vân chép trong quyển Kim Vân Kiều Truyện ( bản khảo chứng C và D).  Những tên các vai trong truyện cũng giống hệt các tên ta thấy trong bản nôm:  Vương ông,  Kim Trọng, Chung Công, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Thúc Ông, Từ Hải, v.v…Còn một điều nữa khiến ta tin được rằng sách này là một bản dịch do một văn sĩ người Nam viết ra: như ông Abel Des Michels đã nhận thấy, “ Sách này từ đầu đến cuối đều biết thành văn chương, chứ không pha quan thoại vào.”

Bản khảo chứng B – Thư viện của Pháp quốc viễn đông học viện lại có một quyển sách chép tay (số AC521) nhan là Kim Vân Kiều Lục tính diễn quốc âm thi (Kim Vân Kiều Lục, kèm thơ diễn ra quốc âm). Sách này tức là bản chép tay sách trên, chỉ khác một điều là các bài thơ hán văn đều có kèm bản dịch ra quốc âm, như nhan sách đã nói rõ.

Bản khảo chứng C – Thư viện của Pháp quốc viễn đông học viện còn có một quyển sách chép tay (số A 953) ở ngoài bìa có thể 4 chữ 青心才子Thanh tâm tài tử, và ở trang mặt có đề: Kim Vân Kiều -Thanh Tâm tài tử – quyển nhất. Sách gồm có 4 quyển và chia làm 20 hồi. Đầu quyển thứ nhất có đề Quán hoa đường bình luận – Kim Vân Kiều Truyện quyển chi nhất – Thánh thán ngoại thư – Thanh tâm tài tử biên thứ. Đầu các quyển sau cũng đề y như thế, chỉ khác tên quyển đổi đi, sách này tức là quyển chép tay mà ông Maspéro đã nói đến trong bài bình phẩm cuốn sách của ông Cordier nói trên. Trong đoạn sau ta sẽ thấy sách này tức là một bản chép tay của bản khảo chứng D.

Bản khảo chứng D – Bản này là quyển sách hai ông Phan Sỹ Bàng và Lê Thước đã nói đến trong quyển truyện cụ Nguyễn Du mà gần đây chúng tôi xem được .

Tả quyển sách – sách này in theo lối mộc bản, khuôn khổ một bề 12cm.5, một bề 21cm.2, gồm có 4 quyển đều đánh số từ riêng, mỗi tờ có 20 dòng, mỗi dòng 25 chữ. Hiện nay sách ấy thì thiếu mất những tờ đầu và những tờ cuối, các tờ có nhiều chỗ bị nhậy cắn; những tờ của quyển cuối thì khuyết mất một phần. Nội dung các quyền như sau:

Quyển I: từ hồi 1 đến rồi thứ 6, 35 tờ,  thiếu mất 21 giờ đầu;

Quyển II: từ hồi thứ 7 đến hồi thứ 12, 36 tờ;

Quyển III:  từ hồi thứ 13 đến rồi thứ 17, 33 tờ

Quyển IV: từ hồi thứ 18 đến tuần thứ 20, không rõ có bao nhiêu tờ hiện chỉ còn lại 21 tờ đầu.

Ở đâu có quyền có ghi những chữ này

Quyển II (tờ 1, mặt trên): “ Quán hoa đường bình luận – Kim Vân Kiều Truyện quyển chi nhị – Thánh thán ngoại thư –  Thanh tâm tài tử biên thứ:

Quyển III (tờ 1, mặt trên): “ Quán hoa đường bình luận – Kim Vân Kiều Truyện quyển chi tam – Thánh thán ngoại thư –  Thanh tâm tài tử biên thứ:

Quyển IV(tờ 1, mặt trên): “ Quán hoa đường bình luận – Kim Vân Kiều Truyện quyển chi tứ – Thánh thán ngoại thư –  Thanh tâm tài tử biên thứ:

Mỗi hồi có một cái để mục đặt thành hai câu biền văn (đối nhau) theo như lối vẫn dùng trong các tiểu thuyết Tàu (như trong Tam Quốc Chí diễn nghĩa), rồi bắt đầu là đoạn bình luận (không ký tên) in tụt xuống một hàng, kế đến lời kể chuyện trên đầu có hai chữ Thoại thuyết, cuối cùng có câu lề lối thường dùng trong các tiểu thuyết chia làm hồi: tái khán hạ hồi phân giải (lại xem hồi dưới phân giải) hoặc: Thả thinh hạ hồi phân giải (sẽ nghe hồi dưới phân giải).

Nhan sách – nhan sách giả Kim Vân Kiều Truyện có ghi ở đầu mỗi quyền. 

Tên tác giả là gì và soạn tự bao giờ? – Cứ theo mấy chữ “Thanh Tâm tài nhân biên thứ” thì người soạn sách này là Thanh Tâm tài nhân, ý chừng là hiệu của tác giả theo như thói thường của các văn sĩ Tàu và ta hay ký tác phẩm bằng hiệu. Tên thật của tác giả ta không rõ, nên ta cũng không biết được rằng tác giả đã sống về hồi nào. Nhưng các việc kể trong tiểu thuyết đều thuộc về đời Gia Tĩnh nhà Minh tức là tự năm 1522 đến năm 1566, mà sách ấy lại do Kim Thánh Thán sống tự năm 1627 đến năm 1662 phê bình, thế thì theo đấy ta có thể biết được rằng sách này làm vào khoảng cuối thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17.

Tên nhà phê bình  – Tên thực tác giả thì ta không rõ, những tên nhà phê bình thì ta được biết và chính là Kim Thánh Thán, một nhà phê bình nổi tiếng ở cuối đời nhà Minh. Vì những sách nào do Thánh Thán phê bình đều có để mấy chữ Thánh Thán ngoại thư (thí dụ trên đầu bộ Tam Quốc Chí diễn nghĩa), thế mà sách này ta cũng thấy để mấy chữ ấy ở đầu mỗi quyển. Vả chăng ta lại thấy đề mấy chữ Quán hoa đường bình luận, mà Quán hoa đường tức là tên thư viện của Thánh Thán.

Sách này in khắc ở đâu? – Sách này do một bản in ở bên Tàu mà ra. Giấy sách là một thứ giấy xưa kia bên Tàu thường dùng để in sách học và tiểu thuyết. Còn một điều nữa chứng minh sách này in ở bên Tàu. Ngày trước ở nước ta, những chữ ngự danh trong một triều (hoặc tên đặt khi nhà vua mới sinh ra, hoặc tên nhà vua chọn khi lên ngôi) đều coi là chữ húy cấm không được đọc và dùng suốt  khi triều ấy còn trị vì. Khi in sách hoặc khi viết giấy tờ, hễ gặp một chữ húy thì phải phải hoặc thay dùng chữ khác ( thú dụ chữ 德tên vua Tự Đức khi ngài lên ngôi thay làm chữ 辰), hoặc theo phép tỉnh hoạch nghĩa là bớt đi một hay nhiều nét của chữ ấy ( thí dụ hai chữ 洪任 là tên vua Tự Đức trước khi ngài lên ngôi, trong các bản in, phải khắc thành  洪仁 , hoặc 共王 cả phía bên trái mất đi hoặc để trắng). Cả những chữ mà một bộ phận là một chữ húy cũng phải theo phép ấy.  Vậy nếu quyển sách ta đương xét đây quả là sách in ở bên ta, thì phải sau khi sách ấy đã xuất bản ở bên Tàu, nghĩa là trong thời kỳ từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19,tức là trong các triều Hậu Lê (thời kỳ thứ nhất: 1428- 1527; thời kỳ thứ nhì (1533-17789), Mạc (1527-1592), Nguyễn Tây sơn( 1789-1802) và Bản triều, mà lẽ tất nhiên cái phép tỉnh hoạch nói trên phải theo: tùy theo sách ấy in về triều vua nào thì các chữ huý trong triều đó phải bớt nét đi. Ấy thế mà ta nhận thấy rằng trong các chữ húy ấy, những chữ nào có ở trong sách này đều khắc theo nguyên hình không hề bớt đi một nét nào cả. Xem thế thì biết rằng sách này không phải in ở bên ta mà đã do một bản in ở bên Tàu mà ra.

Bản khảo chứng C chỉ là một bản chép tay của bản khảo chứng D – Nếu đem so sánh hai bản thì ta thấy rằng bạn khảo chứng C (số sách A 953 của Pháp quốc viễn đông học viện) là một bản chép tay của quyển sách in ta đương xét đây, chỉ có một vài chỗ khác do sự chép sai mà ra. Trong các sự sai, ta phải kể đến cái hiệu của tác giả: nguyên trong bản in là Thanh Tâm tài nhân mà bản viết tay lại chép là Thanh Tâm tài tử.

Sách Kim Vân Kiều Truyện quả là nguồn gốc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du – Khi ta So sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều Truyện với nguyên vân truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình tiết hai quyển giống nhau. Các vai trong truyện Kiều nôm đều thấy trong cuốn tiểu thuyết Tàu.  Duy có một vài vai trong truyện nôm chỉ gọi bằng tên mà trong truyện Tàu còn gọi bằng tự nữa, như Kim Trọng còn gọi là Kim Thiên Lý, Từ Hải còn gọi là Từ Minh Sơn, Mã Giám Sinh còn gọi là Mã Quí hoặc Mã Bất Tiến.

Sự so sánh ấy lại tỏ rõ ràng cụ Nguyễn Du không phải chỉ dịch văn xuôi của Tàu ra văn vần của ta mà thôi. Tác phẩm của cụ thật có phần sáng tạo, đặc sắc: Cụ sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để tránh sự trùng điệp, cụ thay đổi nhiều điều tiết để tả cảnh ngộ hoặc tính tình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; cụ lại bỏ đi nhiều chỗ thô tục hoặc rườm rà vô ích.

Kết luận

Cứ theo những điều nói trên thì có thể kết lại như sau:

  1. Quyền Kim Vân Kiều Truyện xuất bản của Tàu và quyển Kim Vân Kiều Truyện chép tay (số sách A 953 của Pháp quốc viễn đông học viện) cũng là một.
  2. Tranh Tâm tài nhân chứ không phải Thanh Tâm tài tử (như các bản chép tay viết sai) là hiệu của tác giả chứ không phải là nhan quyển sách ấy như một vài người tưởng lầm (sự lầm ấy là do trên bìa các bản chép tay chỉ đề có bốn chữ Thanh Tâm tài tử).
  3. Mấy chữ “Quán hoa đường bình luận” thục có trong bản in ở bên Tàu chứ không phải do sự chép sai mà ra, vậy thì các lời bình luận ở đầu các hồi trong sách Kim Vân Kiều Truyện quả là của Kim Thánh Thán.
  4. Quyển Kim Vân Kiều Truyện và quyển Kim Vân Kiều Lục là hai quyển sách khác hẳn nhau: quyển trên là sách người Tàu làm ra và là nguồn gốc quyển truyện Kiều của Nguyễn Du; quyển dưới là sách của người Nam viết và tức là bản dịch truyện Kiều nôm ra hán văn sau khi truyện ấy đã xuất bản. (Vì hai quyển ấy có cái nhan hầu giống nhau, nên có nhiều người không xét kỹ nội dung, vội tưởng nhầm rằng hai quyển sách ấy cũng là một).

Tóm lại nguồn gốc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du là một quyển tiểu thuyết Tàu nhan là Kim Vân Kiều Truyện do một tác giả hiệu là Thanh Tâm tài nhân soạn ra về cuối thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17 và do Kim Thánh Thán 1627-1662 bình luận. Quyền tiểu thuyết ấy đã xuất bản ở bên Tàu. Ý hẳn cụ Nguyễn Du khi sang xứ Tàu năm 1813, đem về bên nước ta, rồi người ta theo đó mà chép ra nhiều bản. Sau khi của Nguyễn Du đã soạn quyển truyện Kiều nôm, một nhà nho ẩn danh ở nước ta mới dịch quyển truyện nôm ra Hán văn, tức là quyển Kim Vân Kiều Lục đã khắc in nhiều lần ở Hà Nội (1876, 1888, 1896).

 DƯƠNG QUẢNG HÀM

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin