• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Nguồn gốc và tầm quan trọng của sắt thời Ai Cập cổ đại

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 18/9/2021
bigger smaller Báo lỗi

Từ lâu, các nhà khoa học đã suy đoán rằng người Ai Cập cổ đại đã tận dụng kim loại từ thiên thạch để tạo ra các công cụ bằng sắt. Hiện nay, phân tích về một con dao găm được tìm thấy trong lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamen đã chứng minh điều đó – rằng người Ai Cập có được sắt từ bầu trời. Nhưng tại sao họ lại sử dụng một nguồn kim loại kỳ lạ như vậy trong khi có rất nhiều sắt trên Trái Đất?

Trước đây, chúng ta không nghĩ rằng người Ai Cập cổ đại lại xuất sắc trong việc sản xuất vật dụng bằng sắt vào cuối thời kỳ lịch sử của họ, khoảng năm 500 trước công nguyên (TCN). Không có một bằng chứng khảo cổ nào cho thấy sắt xuất hiện nhiều ở bất kỳ nơi đâu tại vùng Thung lũng sông Nile. Ngay cả một lượng lớn phế phẩm nóng chảy giàu sắt được tìm thấy ở vùng đồng bằng cũng được tạo ra khi luyện đồng. Khi Tutankhamen qua đời 800 năm trước đó, sắt là vật liệu hiếm hơn vàng.

Nguồn kim loại sắt tự nhiên phổ biến nhất trên Trái Đất là quặng sắt – ​​đá chứa sắt liên kết hóa học với các nguyên tố khác. Chúng cần được xử lý bằng cách nung chảy cả khối nguyên liệu để chiết xuất một dạng sắt chất lượng thấp, sau đó được đập bằng búa để loại bỏ tạp chất. Điều này cần có bí quyết, nỗ lực và công cụ phù hợp, nhưng chúng ta không tìm thấy bằng chứng nào như vậy ở Ai Cập cổ đại.

Nguồn cung cấp quặng sắt dồi dào ở cả Ai Cập, Bán đảo Sinai và các nguồn văn tự cho thấy rằng người Ai Cập đã biết đến kim loại này từ rất sớm trong lịch sử. Nhưng quặng sắt chủ yếu chỉ được sử dụng để tạo ra bột màu dùng trong nghệ thuật và trang điểm. Một nguyên nhân có thể là do quặng sắt dễ tìm được có chất lượng kém nên không thể luyện thành kim loại hữu ích hơn.

Các vì sao đưa sắt đến Trái Đất

Nhưng sắt không chỉ đến từ quặng sắt. Có bằng chứng cho thấy nhiều xã hội tiền sử trên toàn thế giới, vốn không có khả năng tiếp cận quặng sắt hoặc kiến ​​thức về nấu chảy sắt kim loại, đều đã sử dụng sắt kim loại được tìm thấy từ các thiên thạch. Món quà quý giá từ thiên nhiên này vẫn cần phải được tạo thành một vật dụng hữu ích, thường là những vật dụng bằng sắt rất căn bản, chẳng hạn như những mảnh kim loại mỏng nhỏ có thể được sử dụng làm lưỡi dao hoặc uốn cong thành những hình dạng khác.

Nếu người Ai Cập cổ đại biết có thể tìm thấy sắt trong các thiên thạch đến từ bầu trời – nơi của các vị thần – thì nó sẽ là vật dụng mang tính biểu tượng quan trọng đối với họ. Do đó, họ có thể xem sắt như một vật liệu thần thánh, không phù hợp để chế tạo thành một công cụ dùng hàng ngày, mà chỉ dành cho những người có địa vị cao.

Các thiên thạch thậm chí có thể đóng một vai trò trực tiếp hơn trong quốc giáo. Ví dụ, đá “Benben” được thờ trong đền thờ thần Ra ở Heliopolis được cho là một thiên thạch. Từ “benben” có nguồn gốc từ động từ “weben”, có nghĩa là “tỏa sáng”.

Nguồn gốc và tầm quan trọng của sắt thời Ai Cập cổ đại
Vật thể bằng sắt sớm nhất được biết đến ở Ai Cập cổ đại: một hạt sắt thiên thạch từ một nghĩa trang thời tiền sử. (Ảnh: Diane Johnson/Bảo tàng Manchester)

Ngôn ngữ cổ đại cũng cung cấp manh mối về cách người Ai Cập nhận biết sắt – và họ biết thiên thạch là nguồn cung cấp kim loại. Các nhà dịch thuật đã tranh luận rất nhiều về từ tượng hình sớm nhất cho sắt; họ thường nhầm lẫn giữa từ đồng và sắt. Từ “bi-A” thường được dịch là “sắt”, nhưng cũng dùng để chỉ một loạt các vật liệu cứng, đặc, giống như sắt.

Ad

Từ này đã được sử dụng trong nhiều văn bản bao gồm Văn bản danh dự về Kim tự tháp – các tác phẩm tôn giáo ban đầu có niên đại khoảng năm 2375 TCN, nhưng có thể xuất hiện sớm hơn rất nhiều. Chúng được chạm khắc trên các bức tường bên trong của một số kim tự tháp. Những văn tự đề cập đến sắt kết nối nó với bầu trời và xương của vị vua đã qua đời – người được cho là sẽ sống mãi mãi như một ngôi sao bất diệt trên bầu trời.

Từ đầu của Vương triều thứ 19 (khoảng năm 1295 TCN), một từ tượng hình mới cho sắt đã xuất hiện: “bi-A-n-pt,” nghĩa đen được dịch là “sắt từ trên trời”. Tại sao từ mới này đột nhiên xuất hiện đúng vào thời điểm này vẫn là điều bí ẩn; sau đó từ này đã được áp dụng cho tất cả các loại sắt kim loại. Một lời giải thích rõ ràng cho sự xuất hiện đột ngột của từ này là một sự kiện lớn hoặc mưa thiên thạch lớn.

Phần lớn dân số Ai Cập cổ đại có thể đã chứng kiến điều này, thắc mắc về nơi viên sắt bí ẩn đến từ đâu. Một sự kiện có thể giải thích hiện tượng này là vụ va chạm thiên thạch Gebel Kamil ở miền nam Ai Cập. Mặc dù niên đại chính xác của nó vẫn là một ẩn đố, nhưng dựa trên khảo cổ học gần đó, chúng ta biết nó đã xuất hiện trong vòng 5,000 năm qua.

Ý nghĩa trong nghi lễ

Sắt cũng có mối liên hệ với các cổ vật tế lễ ví dụ như những vật dụng dùng trong nghi lễ Mở Miệng, được thực hiện ở lối vào của một ngôi mộ vốn dùng để biến xác ướp thành một thực thể có tiềm năng sống. Các văn tự sau này, bao gồm cả các cổ vật trong đền thờ, đề cập đến các dụng cụ được sử dụng trong nghi lễ này là những lưỡi kiếm bằng sắt có ý nghĩa “hai ngôi sao”. Có thể sắt được phép đóng một vai trò quan trọng trong nghi lễ này vì sự tương quan của sắt với thiên thạch. Đây là một hiện tượng tự nhiên mạnh mẽ, và sức mạnh nội tại của nó có thể gia tăng hiệu lực cho nghi lễ.

Chúng ta cũng biết rằng những lưỡi dao bằng sắt quan trọng đến mức được nhắc đến trong thư tín ngoại giao. Ví dụ nổi tiếng nhất là một bức thư của Vua Tushratta của Mitanni (ngày nay ở miền bắc Iraq và Syria) kể chi tiết về của hồi môn cho con gái ông về làm vợ ông nội của Tutankhamen, vua Amenhotep III. Chữ cái này ám chỉ một lưỡi dao găm “habalkinu”, một từ ít được ghi chép có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hittite cổ đại mà một số nhà ngôn ngữ học đã dịch là “thép”.

Chỉ những phân tích chi tiết hơn về hóa học và cấu trúc vi mô của các hiện vật khác mới cho chúng ta biết liệu thiên thạch có phải là nguồn sắt phổ biến mà người Ai Cập cổ đại sử dụng hay không. Chúng ta cũng cần xác định thời gian, địa điểm bắt đầu, và cách thức nung chảy quặng sắt ở Ai Cập để hiểu thêm về nguồn gốc, sự cải tiến, và các kỹ thuật cụ thể của công nghệ gia công kim loại ở Ai Cập cổ đại. Bằng cách kết hợp điều này với kiến ​​thức của chúng ta về tầm quan trọng của sắt trong văn hóa, chúng ta có thể nâng cao hiểu biết thực tiễn về giá trị thực sự của kim loại này ở Ai Cập cổ đại.

Tác giả Diane Johnson là cộng sự nghiên cứu sau tiến sĩ về Khoa học Vật lý của trường The Open University, Anh quốc.

Diane Johnson
Ngân Hà biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin