• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 10/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Nhà soạn nhạc Franz Schubert và con đường dẫn đến trường phái lãng mạn

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 26/6/2022
bigger smaller Báo lỗi

PETE MCGRAIN

Câu chuyện về nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert (1797–1828) là một trong những câu chuyện thương tâm nhất trong âm nhạc cổ điển. Khi các nhà sử học nhìn lại tác phẩm của ông, họ đánh giá chúng ngang bằng về mọi mặt với các tác phẩm của Mozart, Bach, và Beethoven. Ngoài một số nhà soạn nhạc thời đó (Schumann, Liszt, và Brahms), những người đã tìm ra và ái mộ các sáng tác của ông, tài năng thiên phú của ông có thể đã hoàn toàn bị đánh giá thấp.

Điều này chắc chắn là do nhà soạn nhạc Schubert qua đời ở tuổi 31, tám tháng sau buổi biểu diễn đầu tiên và duy nhất trước công chúng của ông vào năm 1828. Mãi sau khi ông qua đời, kho tàng âm nhạc quý báu này mới được phát hiện. Tất nhiên, lúc đó ông không có mặt để trải nghiệm sự công nhận mà ông xứng đáng được nhận.

Minh chứng cho tài năng thiên phú của ông là các tác phẩm tiếp tục sống theo năm tháng. Giáo viên âm nhạc chính thức đầu tiên của ông – là ông Michael Holzer, người chơi đàn organ và chủ xướng của Nhà thờ Giáo xứ Lichtental – thừa nhận rằng ông không tìm được gì để dạy cho cậu bé này; chỉ nhìn cậu bé Schubert trong “sự ngạc nhiên và im lặng”.

Đối với thính giả ngày nay thì điều đó không phải là bi kịch. Chúng ta vẫn còn âm nhạc tuyệt vời của ông ấy để khám phá. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hỏi ông Schubert sẽ cảm thấy thế nào nếu ông biết rằng âm nhạc của ông chạm đến bao trái tim.

Bản Fantasy ‘Người Lang Thang’

Nhà soạn nhạc Franz Schubert và con đường dẫn đến trường phái lãng mạn
Chân dung Franz Schubert, 1846, của Josef Kriehuber.

Tôi là một người hâm mộ thực sự của các bản sonata dành cho piano. Với biểu diễn piano độc tấu, thì không có gì có thể che dấu được. Không có sự che chở của dàn nhạc; các chi tiết của mọi thứ – giai điệu, đối âm, hòa âm và nhịp điệu – đều được phơi bày. Thiên tài của tác giả vì thế mà được bộc lộ, cũng như nhân cách của người ấy. Mỗi nốt nhạc là một manh mối cho thấy tác giả là người như thế nào.

Schubert, một quý ông nhút nhát, dí dỏm, bí ẩn, và tò mò. Những bản sonata dành cho piano của ông đóng góp một cách đáng kinh ngạc cho di sản của chúng ta và cho thấy ông ấy là người có cảm xúc nội tâm vô hạn. Có đủ giai điệu vui tươi khi tao nhã khi kiểu cách để thưởng thức, nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn, các bản sonata của ông thể hiện một cách tinh tế sự lãng mạn, tình cảm da diết, và nỗi niềm khát khao.

Bản Fantasy in C, Op. 15, thường được gọi là “Wanderer” Fantasy (Người lang thang), được viết cho piano độc tấu vào năm 1822, và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và được biểu diễn thường xuyên nhất của Schubert. Tác phẩm đó được xem là một trong những sáng tác tuyệt vời nhất trong toàn bộ các tác phẩm piano. Bản Fantasy bốn phần này được liên kết bằng một chủ đề thống nhất với mỗi chuyển động nối một cách mượt mà sang chuyển động tiếp theo, bắt đầu với một biến tấu của phần nhạc mở đầu trong sáng tác trước đó “Der Wanderer”. Bản nhạc này (trong tiếng Đức gọi là ‘lied’ tức là bài thơ được phổ nhạc) ban đầu được sáng tác vào năm 1816 cho piano và giọng hát với lời bài hát và tựa đề bắt nguồn từ một bài thơ của Georg Philipp Schmidt von Lübeck.

Ad

Bản Fantasy “Người Lang Thang” được xem là tác phẩm thử thách nhất của ông; ông được cho là hầu như không có khả năng tự chơi bản nhạc đó. Được sáng tác trong thời kỳ Hậu Khai Sáng (post-Enlightenment), tác phẩm này ám chỉ sự khởi đầu của thay đổi thị hiếu – sự phức tạp, cảm giác tìm kiếm, và thời đại của ông. Về mặt âm nhạc, bản nhạc thật tuyệt vời; như một tài liệu tham khảo về văn hóa, nó hoàn toàn có sức cuốn hút.

Trong bài hát, ‘người lang thang’ tìm kiếm một phương trời an vui xa xôi nhưng không tìm thấy giữa chốn nhân gian: “Ở nơi đâu, mảnh đất thân yêu của tôi? Tìm kiếm và luôn nhớ về, nhưng chưa bao giờ được biết đến…” Đang tìm kiếm hạnh phúc, người lang thang hỏi, “ở nơi đâu?” và một hơi thở ma mị trả lời, “Ở đó, nơi anh không ở, có hạnh phúc của anh.”

Bản Fantasy “Wanderer” thoát khỏi hình thức cổ điển ở chỗ nó được sáng tác ra để biểu diễn không nghỉ giữa các phần. Cả kỹ thuật và cấu trúc điêu luyện đã làm say đắm các nhà soạn nhạc thời kỳ Lãng mạn khác, đặc biệt là nhà soạn nhạc người Hungary Franz Liszt, người đã soạn lại cho piano và dàn nhạc. Chỉnh sửa bản nhạc gốc của Schubert, Liszt đã sắp xếp lại phần cuối cùng và thêm những đoạn thay thế vào bản Fantasy.

Âm nhạc mang tính thơ

Nhà soạn nhạc Franz Schubert và con đường dẫn đến trường phái lãng mạn
Hình minh họa bài thơ “Erlkönig” của Johann Wolfgang von Goethe (được dịch là “vua của các nàng tiên”), năm 1849, bởi Moritz von Schwind. Narodni Galerie Praha, Praha. (Ảnh: Tài sản công)

Có hơn 900 tác phẩm của Schubert để bạn khám phá, từ những điệu valse truyền thống của Vienna như cảnh trong mơ “Serenade” cho dàn nhạc giao hưởng trọn vẹn (khoảng 100 nhạc công), viola, hoặc cello cho đến bản lied đầy chất thơ của ông. “Erlkönig” (được dịch là “Vua của các nàng tiên”) là một trong những bản nhạc lied xuất sắc hơn của Schubert. Lấy bối cảnh bài thơ cùng tên của Johann Wolfgang von Goethe, đây là một sáng tác đầy kịch tính và thử thách, được nhiều người xem là một kiệt tác của đầu thời kỳ Lãng Mạn.

Bản nhạc lied kể về câu chuyện của một người cha nhanh chóng phi ngựa về nhà, ôm đứa con trai đang sốt và ngóng trông cha. Khi mở màn, đứa trẻ trải qua “ảo giác” về linh hồn ác độc của Erlking (hiện thân của thần chết), kẻ đang cố gắng thu hút cậu bé. Khi họ chạy băng rừng, người cha sợ hãi cố gắng an ủi con mình bằng cách nói rằng những trải nghiệm siêu nhiên chỉ là chuyện tự nhiên, một vệt sương mù, lá cây xào xạc, và những rặng liễu đong đưa. Lúc họ về đến nhà, người cha phát hiện ra con trai mình đã qua đời.

Khi sáng tác ra tác phẩm mang tính sân khấu và kiệt xuất này, Schubert chỉ mới 18 tuổi năm 1815. Được sáng tác cho giọng hát với phần đệm piano, bài hát có bốn nhân vật – người kể chuyện, cha, con trai, và Erlking – đều được một giọng ca duy nhất hát. Tất cả các nhân vật được hát với giọng thứ ngoại trừ Erlking, nhân vật  được hát trong giọng trưởng.

Quý vị cũng sẽ nghe thấy kiểu chơi đàn piano một cách kịch tính mà sau này làm nhạc đệm với nhiều giai điệu trong phim đen trắng thời ban đầu. Tiếng đàn piano mô phỏng tiếng vó ngựa phi nước đại với một đoạn liên ba riêng biệt và đoạn điệp khúc trầm bổng (chủ đề âm nhạc lặp lại).

Tác phẩm “Thần chết và Thiếu nữ” (‘Death and the Maiden’)

Nhà soạn nhạc Franz Schubert và con đường dẫn đến trường phái lãng mạn
Tác phẩm “The Penitent Mary Magdalene” của Carlo Dolci. Dầu trên vải. Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Stockholm. (Ảnh: Tài sản công)

Bản nhạc tứ tấu dành cho đàn dây (String Quartet) số 14, còn được gọi là “Death and the Maiden” (‘Thần chết và Thiếu nữ’), được sáng tác vào năm 1824 sau khi Schubert biết về cái chết sắp xảy ra của mình. Bản tứ tấu được lấy cảm hứng từ một trong những bản nhạc lied trước đó của ông, dùng cùng một nhan đề, và được phổ theo một bài thơ của thi sĩ Đức Matthias Claudius. Chủ đề của tứ tấu là về nỗi sợ cái chết và niềm hy vọng về sự thoải mái và thanh bình sau đó. Trong cuộc đối thoại giữa thiếu nữ và thần chết, cô gái trẻ sợ hãi xua đuổi thần chết, kêu lên: “Hãy đi đi, kẻ man rợ bằng xương! Tôi vẫn còn trẻ – hãy đi!”

Câu hát được lĩnh xướng bởi thần chết “Death” trong bản lied của Schubert có nội dung:

“Hãy đưa tay cho ta, cô là sinh linh công bằng và dịu dàng;

Ta là một người bạn và không đến để trừng phạt cô.

Hãy vui vẻ! Ta không man rợ,

Ad

Nhẹ nhàng cô sẽ ngủ trong vòng tay của ta.”

Bất chấp bệnh tật và trầm cảm, Schubert vẫn tiếp tục viết những bản nhạc nhẹ nhàng, có giai điệu gợi lên cảm giác ấm áp và thoải mái. Bản nhạc String Quartet số 14 lần đầu tiên được biểu diễn riêng vào năm 1826 và không được xuất bản cho đến năm 1831, ba năm sau khi ông qua đời.

Bản giao hưởng dở dang (Unfinished Symphony)

Nhà soạn nhạc Franz Schubert và con đường dẫn đến trường phái lãng mạn
Chương thứ 3 từ “Bản giao hưởng dở dang” của Franz Schubert. (Ảnh: Tài sản công)

Để dành thời gian viết Fantasy “Người lang thang” (“Wanderer” Fantasy) cho người bảo trợ giàu có Carl Emanuel Liebenberg von Zsittin, Schubert đã ngừng viết thứ mà sau này được gọi là “Bản giao hưởng dở dang”. Thật không may, “Bản giao hưởng dở dang” vẫn dở dang, và bản Fantasy “Người lang thang” đã không được trình diễn trước công chúng cho đến năm 1832, rất lâu sau khi nhà soạn nhạc qua đời.

Nếu còn nghi ngờ gì về tình cảm thuần khiết của Schubert, “Bản giao hưởng dở dang”, còn được gọi là Bản giao hưởng số 8, sẽ nhanh chóng xóa tan mọi nghi ngờ. Mặc dù bản giao hưởng thiếu phần cuối, phần sẽ hoàn thành một tác phẩm về hình thức, nhưng bản nhạc không thiếu xét về bất cứ phương diện nào khác.

Ad

Do tính trữ tình của cấu trúc kịch tính, bản giao hưởng số 8 dở dang thường được xem là bản giao hưởng lãng mạn đầu tiên, xác lập vị trí của Schubert trong biên niên sử âm nhạc. Phạm vi giao hưởng táo bạo trong âm nhạc của Schubert cũng như sức mạnh kịch tính và sự căng thẳng về cảm xúc của nó tôn vinh ông là một người “lãng mạn” – người có ảnh hưởng đến nhóm huyền thoại âm nhạc tiếp theo như Franz Liszt và Richard Strauss.

Thật dễ hiểu vì sao tác phẩm của ông được xem là ngang hàng với các tác phẩm của Mozart, Bach, hay Beethoven. Các sáng tác của Schubert vẫn được khán giả khám phá, đánh giá cao về chiều sâu và cách thể hiện đầy cảm xúc. Tôi chỉ ước ông ấy biết rằng chúng ta vẫn biết đến tên ông ấy sau gần 200 năm.

Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin