Nhật Bản và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau về việc tạm giam giữ nhà ngoại giao Nhật Bản ở Bắc Kinh
Nhật Bản và Trung Quốc đã đổ lỗi cho nhau về vụ tạm giữ một nhà ngoại giao Nhật Bản ở Bắc Kinh gần đây trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nước.
Hôm 23/02, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đã đệ trình một cuộc phản đối mạnh mẽ về việc giam giữ một trong những nhà ngoại giao của họ ở Bắc Kinh và đã yêu cầu một lời xin lỗi. Bộ này nhấn mạnh rằng việc giam giữ này đã vi phạm Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao đảm bảo quyền miễn trừ của các nhà ngoại giao khỏi quyền tài phán dân sự và hình sự của nước sở tại.
“Người của một cơ quan ngoại giao sẽ là bất khả xâm phạm,” Điều 29 của công ước nói. “Ông ấy sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ hình thức bắt giữ hoặc giam giữ nào. Quốc gia tiếp nhận sẽ đối xử với ông ta một cách tôn trọng và sẽ thực hiện tất cả các bước thích hợp để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào con người, quyền tự do, hoặc nhân phẩm của ông ta.”
Nhà ngoại giao Nhật Bản này đã bị bắt giữ khi đang thực hiện nhiệm vụ hợp pháp của mình. Việc giam giữ kéo dài vài giờ.
Cùng ngày, tại một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã cáo buộc nhà ngoại giao Nhật Bản ở Bắc Kinh này tham gia vào các hoạt động “không phù hợp với chức năng của ông ấy” ở Trung Quốc. Bà lưu ý rằng theo công ước, các nhà ngoại giao có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp và quy định của nước sở tại.
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên đã từ chối yêu cầu nêu rõ cái gọi là hoạt động không phù hợp mà bà đang đề cập.
Hôm 22/02, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeshi Mori đã triệu tập ông Yang Yu, đặc trách Đại sứ quán kiêm Đại sứ lâm thời của Trung Quốc tại Tokyo và yêu cầu Trung Quốc xin lỗi về vụ việc này. Ông cũng thúc giục Trung Quốc ngăn chặn tái diễn những tình huống như vậy.
Theo Associate Press, một quan chức của Bộ Nhật Bản ẩn danh cho biết nhà ngoại giao Nhật Bản ở Bắc Kinh này đã được thả vào cuối ngày 21/02, trích theo nghị định thư. Quan chức này cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy nhà ngoại giao bị lạm dụng thể chất trong cuộc thẩm vấn.
The Epoch Times đã liên hệ với Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh và Bộ Ngoại giao Trung Quốc để đưa ra bình luận nhưng cả hai đều không đồng ý thảo luận các chi tiết.
Quan hệ giữa hai nước đã nguội lạnh trong những năm qua về các đảo tranh chấp, đặc biệt là sau khi Trung Cộng đưa luật bảo vệ bờ biển có hiệu lực vào tháng 02/2021, bật đèn xanh cho việc sử dụng vũ lực nếu thấy cần thiết.
Ngoài ra, hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và các nỗ lực tăng cường nhằm đe dọa Đài Loan đã đẩy Nhật Bản rời xa Trung Cộng hơn.
Là nền dân chủ gần Đài Loan nhất, cách khoảng 68 dặm, Nhật Bản quan tâm sâu sắc đến an ninh quốc gia của nước láng giềng Đài Loan nhờ mối quan hệ văn hóa và lịch sử giữa hai quốc gia này.
Sự phô trương sức mạnh quân sự dai dẳng của Trung Quốc, bao gồm cả các cuộc xâm nhập không phận, đã đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với hòn đảo dân chủ, tự trị này.