Nhìn qua văn học Việt nam 1941 (số 4)
Thơ: Giòng nước ngược của Tú Mỡ
Sau bao nhiêu ngày lâu vắng tiếng trong làng văn, làng báo, vừa rồi ta mới lại thấy ông Tú-mỡ với tập thơ trào phúng Giòng nước ngược của ông.
Cũng như tập truớc xuất-bản vào năm 1934, tập này có một giá trị không ai trôi cải được.
Tự ông, ông đã là một bài thơ trào phúng:
“Tá-Mỡ nghe tên rõ chán-chê
Làm thiên hạ tưởng béo sù ghê
Chẳng thua cụ Y lườn nung núc
Cùng hệt ông làm bụng lặc lè.
Mà hóa người thon như cái nhái
Té ra mình xác tựa con ve
Đôi hàng sườn sụn da căng sát
Hai hũm quat xanh nước đổ be
Màu mỡ vì chưng ra cả bút
Thân hình nên mới ngàng như que
Tú này béo mép, người không béo
Há phải như ai tưởng lợn sề.
(Mỡ .. mà chẳng mỡ)
Cho đến những người xung quanh ông, bác phán, ông tham, người quen kẻ lạ… những việc xảy ra xung quanh ông, việc gia đình, việc xã-hội, việc trước việc sau…
Tất cả cái gì của có thể là đối tượng để ông cười và làm cho người ta cười.
Những bài nho nhỏ trình bày những “lớp tuồng” nho nhỏ hợp lại thành một vở kịch đời đầy ý-vị.
Sau khi Tú-Xương qua đời, gần bốn mươi năm, nay ta mới lại có một nhà thơ như Tử-Mỡ và một tập thơ như Giòng nước ngược, một tập thơ mà nhà văn học sử ta sau này không thể bỏ qua được (1).
Những tập khác: Bức tranh thơ của Cô Anh Thơ; Thơ say của Vũ Hoàng-Chương; Mấy vần thơ (tập mới) của Thế-lữ
Giáo dục: Một nền giáo dục mới của Thái Phi
Có lẽ là cuốn sách được người ta nói đến nhiều nhất trong năm vừa rồi, không mấy tờ báo là không nói đến để mà khen.
Nhắc lại những lời khen ấy ở đây không phải là phận-sự của tôi, một người đã từng gần Ông Thái-Phi, đã “từng trông thấy sự hi sinh của ông cho công cuộc giáo-dục nhi-đồng” đã từng, ngay từ khi những tư tưởng về nền giáo-dục hiện thời của ông còn bị đem ra chế riễu, hi-vọng một ngày kia người ta sẽ hiểu những tư-tưởng của ông hơn. Tôi chỉ dám, nhân lúc tính lại sổ văn học, ghi tên cuốn sách lên bảng danh dự bên những cuốn sách quí nhất của năm văn học vừa qua.
Kịch: Mơ Hoa của Đoàn Phú Tứ
Những cuộc kỷ niệm văn học. Dở cuốn lịch nhỏ của tôi dùng tôi thấy năm vừa qua, được ghi mấy cuộc kỷ niệm những người có công với văn học nước nhà Từ buổi chiều hôm thứ năm 29 Mai 1941 Hanoi đã nghìn năm văn-vật ta thêm ra một nơi có quan-hệ về lịch-sử văn-hóa Việt-nam mà người đời nay nên đến chiêm-ngưỡng và người đời sau sẽ đến bằng-điếu, ấy là bia đá kỷ niệm cổ Alexandre de Rhodes, người có công-nghiệp lớn trong việc sáng tạo ra chữ quốc-ngữ ta. Đứng trước bia ấy tất cả dân tộc Việt-nam nên cúi đầu tỏ lòng biết ơn”.
Trên đây là mấy lời tối trích trong một bài tường-thuật lễ kỷ-niệm Alexandre de Rhodes. Mấy lời thanh-thực ấy có thể thốt ra ở bất cứ người nào, đủ tỏ rằng người mình, tuy có cái bề ngoài lạnh lùng nhưng không đến nỗi thờ ơ đối với những người đã có công xây thêm cho cái lâu đài văn hóa của ta được ít nhiều,
Ở bờ hồ Hoàn kiếm nơi còn lại bao nhiêu dấu tích của lịch sử, trong một khung cảnh rất dản dị. A de Rhodes đã được ghi tên trên một tấm bia, bằng những nét vàng: Một mặt bằng chữ Pháp, một mặt bằng chữ Nho và quốc ngữ.
Đức A Lịch Sơn Đắc Lộ
“Sinh ở A-vi-nhông ngày 15 tháng ba năm 1591 xuất-gia tu vào Dòng tên (Gia-tô-Hội) năm 1612. Đi từ thành Lít-sơ-bon sang Ấn-độ ngày 29 tháng năm năm 1693. Cốt sang truyền giáo ở Nhật-bản, nhưng vì hồi bấy giờ xứ này cấm truyền giáo, nên lại được úy sang Việt-Nam. Trong khoảng từ năm 1624 đến năm 1646, khi lưu ở trong Nam thuộc về chúa Nguyễn, lúc ở ngoài bắc dưới quyền của Trịnh có hai lần ở kẻ-chợ là Hà-nội bây giờ (1627-1630).
Người truyền giáo có kết quả lớn lao, sau muốn bảo tồn cái kết quả ấy và muốn dùng nên thánh giáo chắc-chắn cho giáo đồ Việt-nam, Người được phép tòa-thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháp (1652)
Khi phải dời bỏ xứ Việt-Nam, người lấy làm tức, nên có nói rằng: ‘Phần xác ta đời bỏ đất Nam, với đất Bắc, nhưng thực ra lòng là văn quyến-luyến, nói cho đúng, vẫn bàn hoàn với cả hai nơi, và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy…’
Sau người được cử sang nước Ba-Tư, người mất ở Ích-ba-han ngày 16 tháng một năm 1660, hưởng thọ bảy mươi tuổi. Người soạn ra nhiều truyện-kí đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng và người đã xuất bản được quyển sách Bổn và quyển Tự-vị tiếng Việt-Nam, tiếng Bồ-đào-Nha và tiếng La-tinh là những sách bằng tiếng Việt-Nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên – nên tên người cùng lưu-truyền với cái công-nghiệp phát minh ra chữ Quốc-ngữ.” (lời bia)
Chiều hôm ấy, lễ khánh-thành bia kỷ niệm nói trên đã cử-hành một cách long-trọng. Sau mấy bài diễn-văn, học-sinh nam, nữ các trường công, tư lần-lượt diễu qua trước tấm bia… Cảm-động nhất là khi các trò nhỏ của Hội Truyền-Bá-Quốc Ngữ đi lên trong những bộ quần áo tuy sạch-sẽ nhưng những miếng vá không che hết nỗi nghèo nàn.
Thật đã sống đáng với một người trong những người đầu tiên đã đem truyền bá chữ quốc-ngữ, một người có công với văn hóa Việt-Nam. Ngoài ra, trong năm, ta được dự mấy cuộc kỷ niệm những người gần hơn cũng có công với nền văn chương Việt nam: Mồng mười tháng tám, hội Khai-trí Tiến-đức tổ chức cuộc kỷ niệm nhà thơ bất hủ Nguyễn Du ở Nha trang hộ Cercle Annamite diễn thuyết về thi sĩ Hàn Mạc-Tử để kỷ niệm cái đêm ấy năm ngoái, nhà thi sĩ trẻ tuổi qua đời; ngày 20 tháng tư hai nhà xuất bản lớn ở Hanoi và một hội Bắc-kỳ tổ chức cuộc diễn thuyết về thi sĩ Tản Đà…
Nhưng những buổi tối đi nghe diễn thuyết, tốt tự hỏi chẳng nhẽ văn chương ta lại chỉ có bấy nhiêu ngày đáng kỷ niệm, tôi nghĩ đến những nhà thơ, nhà văn khác…
Mỗi lần tôi đi ngang ngắm cái bi-đình nguy nga ở bờ hồ, tôi không khỏi cung kính tưởng nhớ đến một người khác cũng có công với nền văn hóa ta, người đã đặt ra chữ nôm, tiếng đã sinh ra quốc ngữ của ta bây giờ.
Trong thâm tâm tôi ước ao một ngày kia ở dân đây cũng trong một khung cảnh như vậy, chúng ta có một đài kỷ niệm, một tấm bia trên dưới khắc mấy chữ vàng chói lọi: Hàn Thuyên, người đặt ra thơ phú nôm.
Và tôi tưởng sẵn có lòng sùng bái danh nhân những ngày kỷ niệm về các bực công thần và đài kỷ niệm tôi mơ tưởng không bao lâu nữa ta sẽ được thay.
(Còn nữa)
LÊ THANH
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)