Nhìn qua văn học Việt Nam 1941 (số 5)
Việc làng báo
Vì giá các vật-liệu cao, nhân công đất, thêm vào đây nhiều nguyên-nhân khác, một số nhật, tuần báo phải đình-bản, gieo sự tẻ-lạnh trong làng ngôn-luận ở xứ ta. Một tờ báo cổ nhất của Bắc-kỳ hình như vì “lẽ kinh-tế” cũng đình-bản đề nhường chỗ cho những tờ báo trẻ hơn.
“Nó “nghỉ” tháng Avril sau khi xuất-đản 7.265 số. Có thể gọi là một ngày lịch-sử, ngày ta không thấy cái tờ báo già nua ấy nữa. Tờ báo già-nua không còn làm vui lòng được mọi người nhưng đã có một thời oanh-liệt đằng-đẵng non mươi năm.
Ra đời vào năm 1913 do ông Schneider sáng-lập, T. B. T. V. ra mỗi tuần ba kỳ trú-trọng về phần nghị-luận và văn-chương nhiều hơn là tin-tức. Nó có cái giá-trị rõ-rệt về việc hướng-dẫn quốc-dân hơn là những tờ báo có giá trị bây giờ.
Kể từ năm 1914, có cuộc Pháp Đức chiến-tranh nó giữ cái trách-nhiệm làm cho chính-phủ hiểu dân mình và trái lại dân mình hiện chính-phủ.
Năm 1915 ông Nguyễn Văn-Vĩnh ra đứng chủ-trưởng bộ biên-tập gồm có các ông: Phạm Duy-Tốn, Phan Kế Bính, Phạm Huy-Lục, Dương Bá-Trạc, Trần Văn-Quang, Nguyễn Văn-Luận, Nguyễn-Sĩ-giác, Nguyễn Đỗ -Mục, Dực-Văn, Dương Phương-Dực (1)…
Năm 1918, ông Nguyễn Văn-Vĩnh đứng giám-đốc, ông Phạm Huy-Lạc chủ-bút, ông Nguyễn Văn-Luận quản-lý, cho xuất bản hàng ngày. Từ năm ấy Bắc-hà ta mới mới có tờ nhật-báo đầu tiên viết bằng quốc-văn.
Năm 1934, ông Nguyễn Văn-Vĩnh hoàn-toàn nhường lại tờ báo thân-yêu cho ông Nguyễn Văn-Luận, để ông Luận giữ cho đến ngày cuối cùng của nó.
Ngoài ra chúng ta còn phải ghi ngày 15 tháng tư năm vừa qua, Nguyễn Văn-Của tiên-sinh trong Nam-ky tạ-thế. Tiên-sinh là một bực kỳ-cựu trong làng báo ta. Trong non nửa thế-kỷ tiên-sinh đứng chủ-trương tờ Lục-tỉnh tân-văn, một tờ báo cổ nhất của Đông-dương. Tôi còn nhớ khi ở trong Nam, đã có lần được hân-hạnh gặp tiên-sinh tại tòa nhà riêng đô-xộ trước nhà thờ lớn Saigon. Với giọng nói hiền từ nhưng nhiều quả-quyết, tiên-sinh đem tất cả kinh-nghiệm đã thâu-lượm được trong nghề mà khuyến-khích tôi. “ Khó lắm thay, nghề làm báo !…” tiên-sinh kết-luận…
Mấy tháng sau, ngày 26 tháng 9 ta, ngoài Bắc, Đông-Châu Nguyễn Hữu-Tiến tiên-sinh qua đời, hưởng thọ 67 tuổi. Tiên-sinh đỗ tú-tài, người làng Đông-ngạc, huyện Từ-liêm, phủ Hoài-đức, tỉnh Hà-đông. Năm 1917 báo Nam-phong ra đời, tiên-sinh giúp việc biên tập. Phần-nhiều tiên-sinh chuyên về việc dịch-thuật, mục đích truyền-bá tư-tưởng Á-đông.
Những bài như Lược-ký về lịch-sử nước Tàu, Văn học sử nước Tàu, Lịch sử luân-lý học nước Tàu, Học thuyết tư tưởng nước Tàu, đăng trong Nam-Phong, nay các bạn trẻ ta lục ra đọc còn lĩnh hội được nhiều về văn-chương và tư-tưởng.
Tiên-sinh đã cùng ông Tùng-Vân, Nguyễn Đôn Phục cộng-tác trong hai dịch-phẩm: Mạnh-tử quốc-văn giải thích và Luận-ngữ quốc-văn giải thích, hai quyển sách mà bay giờ người ta mới nhận thấy chân giá trị. (Xin coi lại bài nhà văn Đông-châu mới ra thể trong Tri-Tân số 24, trang 12, 13, 16).
Thế là trong một năm nay Nguyễn văn-Của tiên-sinh và Nguyễn-hữu-Tiến tiên-sinh đã bước vào quá vắng, sau bao nhiêu năm tận tay để bồi đắp cho nền văn-chương, tư-tưởng nước nhà. Lấy tư-cách là kẻ đã được hưởng ít nhiều di-nghiệp của các tiên-sinh, tôi xin nghiêng mình kính-cẩn truy niệm trong dịp này. (2)
Kết luận
Chúng tôi vừa đem trình-bày những tài-liệu nhặt được một cách vội-vàng. Giữa lúc chúng tôi viết những giòng này, nhiều sách chúng tôi chưa đọc kịp, nhiều truyện chưa chép đủ, những bản thống kế chưa lập xong. Chắc còn có nhiều điều rất đáng chú ý mà chúng tôi bỏ sót. Tuy vậy chúng tôi thiết tưởng, với bấy nhiêu đã có thể có được một khái-niệm không sai-lạc lắm về văn-học Việt-nam năm vừa qua.
Một nhà viết sử sau này, nhìn từ đầu thế kỷ thứ hai mươi đến nay và từ nay về sau, sẽ nhận thấy ở những năm 1940-41 một đoạn đường quanh rõ-rệt, ít nhất là đoạn đầu của một đường quanh.
Bắt đầu từ khoảng 1925 ta đã que nô-lệ tư-tưởng lãng-mạn Pháp: Tóm-tắt, văn-chương ta có thể gọi là một thiên tình-sử đẫm lệ, trong ấy nhân-vật hoàn-toàn khuất-phục dưới sự hướng-dẫn của hoàn-cảnh nhu-cảm:
Quá 1930 trở đi, chủ-nghĩa lãng mạn vẫn chiếm một địa-vị quan-trọng nhưng với một hình-thức khác: đang ở trạng-thái thụ-động chuyển sang trạng thái tự-động: Người yêu không chịu chi ngồi khóc mối tình trắc-trở, hắn khóc than, hắn phân tích nỗi đau thương, và đồng thời hắn phấn đấu để chiếm lấy hoàn toàn cái phần sống về hắn.
Chủ nghĩa cá nhân được tự do phát triển. Đến 1937-38, lại một hình thế lãng mạn mới. Nhà văn rồi đến cả độc giả đua nhau làm nghệ-sĩ, nghĩa là theo quan niệm của họ những người hư hỏng trong tâm-hồn và ở đời sống. Văn chương chỉ có mục đích gieo sự hỗn loạn, khuyến khích sự phá hoại “phá hoại gia đình mà nó làm đứt hoặc rã rời giây liên lạc, phá hoại sự cần lao mà nó phản đối bằng cách hô hào quyền lười biếng phá hoại tổ-quốc mà nó lung lạc sự đoàn kết khi nó không làm tiêu tán sự thống nhất .” Giá không có sự thay đổi lớn lao chắc có lẽ thứ văn chương phóng đãng kia sẽ đưa xã hội ta đến chỗ mục nát hoàn toàn.
Từ năm 1939 cuộc thế giới chiến tranh mở đầu. Tiếng súng nổ, nhà văn ta đương miên man trong cuộc sống trụy lạc nhổm dậy trông thấy cái nguy cơ của sự lười biếng sự ích kỷ nhận rõ cái trách nhiệm thiêng liêng của mình.
Họ đứng dậy rũ áo tìm cách đoạn tuyệt với cái quá khứ nặng nề của họ. Bây giờ là thời đại của lịch sử của sự sống còn, của sự chiến đấu. Họ dự bị bắt tay vào việc.
Tuy ngày nay ta chưa được thấy một cách rõ rệt quả sự hành-động của họ ta có thể chắc chắn rằng trong trí ho vừa có một cuộc cách mệnh lớn lao, họ đã dàn xếp một chương trình mỗi người theo một con đường để giúp ích cho mình cho nhà cho nước, để kiến thiết một xã hội mới trong ấy cần lao và danh dự là nền tảng.
Trong khi chúng tôi viết những giòng này, những chiếc lá cuối cùng của năm chờ rụng, chờ rụng theo những ngày cuối cùng của năm gần hết.
Rồi đây giữa một đêm ba mươi, xung quanh tôi trong khi người ta rộn ràng mở cửa, cái xuân mới tượng trưng một cuộc đời hứa hẹn, chúng tôi cũng sẽ mở cửa để được cảm động chờ đón cái lớp nhà văn đến với một tâm-hồn đổi mới để gửi vào họ đóa hoa hi vọng tươi đẹp của đầu năm (3). Và chúng tôi chắc rằng chúng tôi không chờ một ảo-mộng.
(Hết)
LÊ THANH
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Ông Dương Phượng-Dực, một nhân-viên trọng-yếu, đã theo tờ bảo: T. B. T. V. đến số cuối cùng. Chính ông đã cho chúng tôi những tài-liệu để viết đoạn này. Chúng tôi xin có lời thành-thực cảm ơn ông.
2) Chúng tôi mới được tin rằng thi-sĩ Lê-Bát tức Y. Lelba. Thanh tùng-Tử đã qua đời ngày 19.12.4941. Chúng tôi sẽ nói đến thi sĩ trẻ tuổi ấy một cách đầy-đủ khi viết tập này thành sách. L. T.