Những người dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự thật có nền tảng đạo đức cao
Khi những người cộng sản như Mao Trạch Đông, Fidel Castro, hay Vladimir Lenin lật đổ các chính phủ để áp đặt quyền kiểm soát toàn trị, họ luôn ở thế thiểu số.
Ngày nay ở Hoa Kỳ, với danh nghĩa “tiến bộ”, một nhóm thiểu số những người cánh tả cấp tiến đã kiểm soát phần lớn giới học viện của chúng ta, cách chúng ta giao tiếp trực tuyến, cách đưa tin của hầu hết các tin tức chúng ta xem trên truyền hình và đọc được trên các tờ báo, và thậm chí là cách mà chúng ta bị quản lý. Phần lớn điều này là do ảnh hưởng từ Trung Cộng đứng phía sau sân khấu.
Nhóm thiểu số cánh tả cấp tiến này tìm cách dựng lên rằng thế giới quan của họ là chủ đạo và không có tiếng nói hay ý tưởng nào khác là hợp lệ.
Nhóm này sẵn sàng tấn công những người dân Hoa Kỳ tử tế, vốn là những người tin vào truyền thống và Chúa – khiến họ cảm thấy mình thuộc nhóm thiểu số.
Thực tế là những người dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự thật vốn là những người coi trọng truyền thống không chỉ chiếm đa số, mà còn có nền tảng đạo đức cao. Họ không cần phải dùng đến bạo lực mà thay vào đó họ tìm kiếm sự thật vì công lý.
Chúng ta thấy điều này đang diễn ra ngay bây giờ, với những cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri, những người dân Hoa Kỳ ấy đang theo đuổi những thủ tục thích hợp, đồng thời mở ra bức màn che chắn sự thật và lẽ phải.
Đây là những người tôn trọng luật lệ tại nơi cư trú, hiến pháp, luật tự nhiên do Thượng đế ban tặng. Họ sẵn sàng gác lại lợi ích của bản thân vì lẽ phải.
Đây là những người từ chối chế độ chuyên chế dưới mọi hình thức và yêu đất nước của họ cũng như các nguyên tắc và các giá trị mà đất nước này đại diện.
Đây là những người trân trọng di sản và truyền thống của mình.
Ấy vậy mà, mặc dù chiếm đa số, những người này lại bị gạt ra ngoài lề và bị coi là lạc hậu bởi những người cố gắng khiến họ phải im lặng dưới danh nghĩa của sự tiến bộ.
Điều này có gì khác so với các chiến dịch mà những người cộng sản ở Trung Quốc tiến hành chống lại những người mà họ gọi là “những kẻ cực hữu”, “những kẻ tư bản”, “những kẻ địa chủ,” hay “những người hoài cổ”? Chỉ cần hỏi những người sáng lập tờ báo này [về điều đó], họ vốn là những người đã từng sống và trải qua sự đàn áp của cộng sản ở Trung Quốc.
Ngày nay ở Hoa Kỳ, nhân danh sự tiến bộ, sự thật bị bóp méo và bạo lực cũng như những lời đe dọa được dùng để hăm dọa [mọi người].
Đó là những lời đe dọa mà bà Emily Murphy, giám đốc của Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ, đã nhận được trong khi cơ quan của bà chờ đợi các kết quả của cuộc bầu cử.
Trong một bức thư công khai, bà viết rằng bà đã nhận được “những lời đe dọa trực tuyến, qua điện thoại, và qua đường bưu điện nhắm vào sự an toàn của tôi, gia đình tôi, nhân viên của tôi và thậm chí cả vật nuôi của tôi nhằm ép buộc tôi sớm đưa ra quyết định.”
Tương tự như vậy, những kẻ cực đoan đeo mặt nạ Antifa và những người có thiện cảm với cộng sản khác đã dùng bạo lực và đe dọa để bịt miệng những người mà họ phản đối.
Khi hàng trăm nghìn người ủng hộ Tổng thống Donald Trump cùng tập trung tại Hoa Thịnh Đốn hôm 14/11 cho một cuộc biểu tình ôn hòa kêu gọi sự liêm chính của cuộc bầu cử, một số người đã bị các thành viên Antifa mặc đồ đen tấn công khi họ đang đi một mình trên đường sau khi cuộc biểu tình kết thúc.
Trong suốt mùa hè vừa qua, khi những đám đông phá hủy các tượng đài của đất nước chúng ta và dùng các hình thức bạo lực và cướp bóc khác, nhiều người lớn lên ở đất nước Trung Quốc cộng sản đã nhận xét rằng điều đó gợi nhớ đến cuộc Cách mạng Văn hóa.
Sự thực là những người tìm kiếm chân lý và thiện lương, và trân trọng các truyền thống và nguyên tắc của quốc gia họ, trên thực tế là những người có nền tảng đạo đức cao.