Những ông nghè triều Lê (số 24)
Khoa Quí-mùi niên-hiệu Quang-thuận thứ tư (năm 1463) đỗ mười lăm người đệ nhị giáp tiến sĩ xuất-thân. Theo bia Văn-miếu, thì thứ tự như sau này:
1. Phạm Lỗ, người xã Lỗi-dương, huyện Đường-An, phủ Thượng hồng. Làm quan đến Hình-bộ hữu-thị-lang. Là anh Phạm Sán. Đỗ nhị giáp khoa Ất mùi năm Hồng-đức thứ sáu (1475) (Chép theo đăng khoa bị khảo, quyển Hải dương tờ 11a và tờ 12a).
2. Nguyễn-Tài, người xã Hương-quát, huyện Tứ-kỳ, phủ Hạ hồng. Năm Hồng-đức canh dần (1470), vua Lê Thánh-Tôn (1460-1427) đi đánh Chiêm thành sai ông cùng với Đinh Thúc-Thông và Phạm-vĩnh-Dụ làm án-sát-sứ mọi doanh (Đăng khoa bị khảo tỉnh Hải-dương, tờ 42b). Khâm định Việt sử thông-giám cương mục (chính biên, quyển 21, tờ 40a) chép “tháng một năm Hồng-đức thứ nhất (1470) vua Lê-thánh-tôn đến Thiết-sơn thuỷ quân của lũ Đinh-Liệt và Lê-Niệm đi trước , trong quân thất hoả, chết hại hơn ba mươi người . Án-sát là lũ Đinh-thúc-Thông và Nguyễn-tài làm tờ lộ chương hạch tâu (lộ là để ngỏ). Vua ban sắc dụ rằng : “Về việc sáu quân được hay thua quan hệ ở chức tướng quân; cơ quan một doanh lợi hay hại, trách nhiệm ở chức án-sát. Quân lũ Đinh-liệt không có kỷ-luật, khác gì trò trẻ chơi ; Lũ ngươi hạch đó, thực đáng khen thưởng”. Đặc cách ban cho tiền có thứ-tự”. Nguyễn-Tài làm quan đến biến sát sứ là anh Nguyễn-Thận và em Nguyễn-Thiện : ba anh em làm quan đồng triều.
3. Đương-Văn-Đán, người xã Hà Lỗ, huyện Đông-ngăn, phủ Từ-Sơn. Mùa đông năm Quang-thuận Mậu-Tý (1468), làm cống bộ chánh-sứ sang Tàu. Sau làm đến thừa-chánh sứ (Đăng khoa bị khảo, tỉnh Kinh bắc, tờ 26a, chép là thừa-tuyên-sứ).
4. Nguyễn Tường, người xã Cao Cương, huyện Tân-phong, phủ Tam-đài. Đỗ cả khoa hoành từ: Việt sử cương mục (quyển 21 tờ 8b chép “tháng chạp năm Quảng-thuận thứ tám (1467), đặt khoa hoành-từ (trong sách Kiến-văn-lục), Lê-quý-Đôn nói về phép thi hoành-từ có : thơ, phú, tán, tụng, ca châm, không có thể lệ nhất-định) : quan-viên từ tứ-phẩm trở xuống đều được dự thi. Năm Quang-thuận thứ tám (1467) gồm ba mươi người họp ở Phượng-nghi-đường vua Lê-thánh-Tôn (1460-1497) tự ra đầu bài. Lang trung Nguyễn Tường, Lê-đình-Tuấn, tri-huyện Nguyễn-nhân-Thiếp, Đào-huấn-Cử, viên-ngoại-lang Phạm-như-Lam, Trần-quý-Huyên, đều trúng tuyển, được sung vào Bí thư giám đọc sách”. Nguyễn-Tường làm quan đến Hình-bộ tả thị lang (Đăng khoa lục, quyển 1 tờ 10a).
5. Lê-đình-Tuấn, người xã Thanh-Lãng, huyện Tế-Giang phủ Thuận-An. Đỗ cả khoa hoành từ với Nguyễn Tường (xem đoạn trên kia). Làm quan đến Đông-các hiệu-thư, Việt sử cương mục, (quyển 20, tờ 6 b) chép “tháng năm năm Quang-thuận thứ 7 (1466) Thái bộc tự thiếu-khanh là Lê-đình-Tuấn tâu rằng : “Việc làm ruộng là việc gốc trong thiên hạ, không nên để lỗi-thời (tức là trái mùa) : các quân trong nước xin để lại một nửa ứng bầu việc công, còn cho về làm ruộng”. Vua Lê Thánh-tôn (1460-1497) theo lời tâu”.
6. Đào-Bạt, người xã Tiền-liệt, huyện Bình-hà, phủ Nam-sách (Đăng khoa bị khảo, quyển Hải-dương, tờ 71b, chép là huyện Thanh-hà) Làm quan đến Thượng-thư là tằng-tổ Đào-Tôn.
7. Đỗ-Hân, người xã Cao-mặc huyện Thanh-miện, phủ Hạ-hồng (Đăng khoa bị khảo Quyển Sơn-nam, tờ 51b, chép là xã Cao-triều). Cùng với Trạng nguyên Lương-Thế-Vinh bổ vào Bí-thư-giám. Làm quan đến tả-thị-lang.
8. Phạm-Ngữ, người xã Phan-xá, huyện Nghi-xuân, phủ Đức-Quang. Nguyên quán ở xã Phù-ninh, huyện Đông-ngàn. Đỗ năm ba-mươi tuổi. Làm quan đến thiêm-đô ngự-sử (chép theo Đăng khoa bị khảo, thu, tập trung, tờ 11 a).
9. Nguyễn-Ký, người xã Linh-giang, huyện Chí-linh, phủ Nam-sách. Đỗ năm ba mươi tuổi. Đến năm bốn mươi tám tuổi, tức là năm Hồng-đức tân-sửu (1481) thăng Lại-bộ thượng-thư, giữ việc thuyên-tuyển hơn mười năm. Là tằng tổ Nguyễn-Nghiễm (Đăng khoa bọ khảo, quyển Hảo-dương, tờ 77b).
10. Vũ Nhữ-Nhuế, người xã Thượng-đặng, huyện Thanh-lâm, phủ Nam-sách. Đỗ năm hai-mươi-tám tuổi, làm quan đến Hàn-lâm-viện khởi-cư-chú (Đăng khoa bị khảo, quyển Hải-dương, tờ 56b)
11. Hoàng-Bồi, người xã Cam-giá hạ, huyện Phúc-lộc, phủ Quốc-oai. Đỗ năm hai mươi bảy tuổi năm Cảnh-thống nhâm tuất (1502) làm Quốc-tử-giám tư-nghiệp, thăng Hộ-bộ thượng-thư (Đăng khoa bị khảo, thu tập thượng, tờ 66a).
12. Đinh-thúc-Thông, người xã Vinh-quan, huyện Gia-viễn, phủ Trường-yên (Đăng khoa lục, quyển 1, tờ 11 b, in là Quan-vinh). Nguyên quán ở xã Vũ-lăng, huyện Thượng-phúc. Đỗ năm hai mươi hai tuổi. Làm quan đến thượng-thư. “Mới bắt đầu làm Hàn-lâm trực học sĩ. Khi vua Lê Thánh-Tôn (1460-1497) đi đánh Chiêm-thành, ông sung chức Hành-doanh án-sát-sứ, cùng lũ Nguyễn-tài tâu càn rỡ không đúng sự thực. Vua giận lắm, bắt cổi mũ làm đồ niệu-khí cho nhục” Dịch trong Đăng khoa bị khảo, thu tập hạ, tờ 54a, 54b; Việt-sử cương mục, quyển 21, tờ 40a, chép khác hẳn, xem truyện Nguyễn-tài dịch trên kia. Bổ chính thiếu vi, quyển 3. Hậu Tần kỷ, tờ 102a, dẫn chuyện Bái công bắt khách cởi mũ (quan) rồi tiểu tiện (niêu) vào trong, vì thế về sau có hai chữ niêu quan.
13. Võ-Hữu, người xã Mộ-trạch, huyện Đường an, phủ Hạ-hồng. Đỗ năm hai mươi tuổi. “Năm Cảnh-thống lúc đầu (1498) làm Lễ bộ thượng thư, tâu xin bổ đủ số đầu-bếp hiếu ở thự Thái-quan, cùng những tháng làm ruộng mùa hạ mùa đông cho quân lính chia nhau về, để cho đều sự khó-nhọc và sự thong-thả. Rồi thiên làm Hộ-bộ thượng-thư, được đề-cử kỳ điện thí năm Nhâm-tuất (1502). Lúc bấy giờ tuổi năm-mươi-nhăm, lần lần được tiến tước Tòng dương hầu (Đăng khoa lục, quyển 1, tờ 11b, in là Dương tòng hầu). Năm Đinh-hợi (1527) cùng Phan-đình-Tá bàn việc cho ngụy Mặc được chính thức dùng (chữ nho gọi là cửu-tích ; quyển Từ-Nguyên chua đời xưa thiên-tử ưu lễ đại-thần, cho đồ dùng khác với các quan, tỏ ý yêu-quý đặc-biệt ; chín thức ấy là xe ngựa, áo mặc, nhạc khí, cổng sơn đỏ, nền điện làm từng bực, quân hổ-bôn, cung tên, thiết-việt, rượu cự-sưởng, là một thứ rượu làm bằng gạo nếp đen. Võ-Hữu phụng mạng đi sách phong cho Mạc-Đăng-Dung (1527-1529) làm An-Hưng-Vương : đời bấy giờ người ta cho ông vào hạng a-dua thứ nhất. Sau dần-dà làm quan nhà Mạc. Thọ tám-mươi-bảy tuổi. Võ-phương-Đề chép truyện ông lại nói ông không chịu thờ nhà Mạc : chưa biết ai phải. Ông là bác Võ-Đôn, tổ năm đời Võ-Lương, tổ sáu đời Võ-đình-Lâm, tổ xa Võ-đình-Thiều và Võ-đình- n” (Dịch trong Đăng khoa bị khảo, quyển Hải-dương, tờ 11a-11b).
14. Nguyễn-đình-Liêu, người xã Cối-giang huyện Đông-ngàn, phủ Từ-Sơn (Cối-Giang nay là xã Hội-phụ). Đỗ năm hai mươi mốt tuổi. Lam quan đến thượng thư) Đăng khoa lục, quyển 1, tờ 11b, và Đăng khoa bị khảo quyển Kinh bắc, tờ 26b)
15. Lưu-công-Ngạn, người xã Khúc-lễ, huyện Thuỷ-đường, phủ Kinh-môn (Đăng khoa bị khảo, quyển Hải-dương, tờ 98b, viết là xã Do-lễ)
Ứng-hòe NGUYỄN VĂN-TỐ