Những ông nghè triều Lê (số 4)
Tiếp theo của số 3
1 – Nguyễn Trực (1417-1473)
Tên tự là Công-Đĩnh, người ở xã Bối-khê (Thanh-oai). Cha là Thời-Trung, giỏi về phong-thủy (địa lý), thấy ở Nghĩa bang (Yên-sơn) có đất hay, hỏi con gái họ Đỗ ở làng ấy, làm nhà ở đấy, rồi sinh được ông ở am núi Phật-tích. Ông có khiếu thông minh, bé mà chăm-chỉ: mười hai tuổi đã biết làm văn, mười tám tuổi lĩnh hương tiến thứ nhì ở Sơn- tây. Hai mươi sáu tuổi (1442) đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ, trước là khai-quốc trạng-nguyên (1). Năm Nhân-Tôn Thái-hòa (1443-1454) làm Hàn-lâm-học-sĩ, Võ kỵ-úy, rồi được phong làm An-phu-sứ ở Nam-sách, thăng Hàn-lâm-viện thị-giảng kiêm Ngự-tiền học-sinh, hai cục thị cận và thị-ngự-tiền, làm Trung thư thị-lang, vâng mệnh đi sứ Tàu (2); gặp kỳ thi, ông là bồi thần, xin ứng-cử, lại đỗ tiến-sĩ cập-đệ, cho nên đời bấy giờ gọi là “ lưỡng quốc trạng nguyên”. Năm Diên-ninh thứ hai (1455), nhà có tang, ông về quê, học-trò bốn phương theo đến học kể hàng nghìn. Hết trở, có sứ nhà Minh sáng, vua Nhân-Tôn (1442-1459) sai ông làm những văn-thư đi lại và làm biểu mừng vua Tàu lên ngôi. Vua sai thợ vẽ vẽ tượng ông để bên tả bên hữu. Ông thường đi sứ Tàu có họa 50 bài thơ tiễn biệt với sứ nhà Minh. Vua Nhân-Tôn gặp biến, ông làm văn tế, nhời rất thương sót, Vua Thánh-Tôn lên ngôi (1460), càng trọng ông về từ-chương. Năm Quang-thuận thứ hai (1461) cho ông làm Tuyên-phụng đại-phu Trung-thư lệnh, tri Tam-quan-sự, đại-liêu ban. Quyển Lịch-triều hiến-chương có sao một bài thơ của ông, dưới bàn rằng: “Xem như thế, có thể tưởng-tượng được cái phong-độ khí-khái của ông”. Năm Hồng-đức thứ tư (1473), thăng Gia-hạnh đại-phu, Hàn-lâm-viện thừa-chỉ, kiêm quốc-tử giám tế-tửu. Năm ấy mất, thọ năm mươi bảy tuổi. Bình-sinh có làm quyển Vân-liêu tập (Đăng-khoa lục chép là Bối-khê thi-tập). Học trò thường gọi là “Vân-liêu tiên-sinh”. Ông là người đỗ cao, được trọng-dụng, mà công-danh coi hờ-hững, thường có ý “cấp-lưu dũng-thoái”, Thật là người cao-thượng (theo Lịch-triều hiến-chương và Đại Nam nhất thống chí).
2 – Nguyễn Như Đổ (1424-1526)
Tên tự là Mạnh-an, người ở châu (hay xã) Đại-lan (Thanh-trì; Đăng khoa học và Lê-triều lịch-khoa Tiến-sĩ viết là Thanh-đàm; bia Văn-miêu khắc là Thanh-trì). Ngụ ở Tử-dương (Thượng-phúc) mười chín tuổi đỗ hội-nguyên khoa Nhâm-tuất (1442), điện-thi đỗ thứ hai đệ nhất giáp tiến sĩ, tức là khai quốc bảng-nhỡn. Mùa đông năm Thái-Hòa Quí-hợi (1443) làm Hàn-lâm tri-chế-cáo, vâng mệnh làm phó sứ sang nhà Minh để tạ ơn việc sứ Tàu sang tế vua Thái-Tôn Văn hoàng (1433-1442). Lúc về, thiên làm An phủ ở lộ Qui hóa. Năm kỷ tỵ (1449) thăng Trực họa sĩ. Mùa đông năm canh ngọ (1450) lại sung làm cống bộ phó sứ. Năm Diên ninh kỷ mão (1459) là lần thứ ba sang cống nhà Minh và dãi tỏ về việc mò hạt châu. Thánh Tôn lên ngôi (1460) yêu mến đạo nho, ông được trọng dụng cử làm thượng thư bộ lại: lúc bấy giờ mới 37 tuổi. Sau làm môn hạ tả tư, tả giám nghị đại phu, trì Bắc-đạo quân dân hạ tịch, kiêm hàn-lâm-viện thừa chỉ học-sĩ, tiến kiêm Lễ-bộ thượng-thư, Cẩn-đức điện đại học-sĩ, Thái-tử tân-khách. Ông làm đề-điệu hai khoá điện-thi, là khoa bính-tuất (1466) và khoa kỷ-sửu (1469), và giữ Thuyên-Lào. Mùa đông năm Hồng-đức canh-dần (1470), hộ giá đi đánh Chiêm-thành, không được bao lâu bị tội, rồi lại được vời ra làm ở bộ Lại, vua gia cho làm Thiếu-bảo, kiêm quốc-tử-giám tế-tửu. Được hơn mười năm về trí-sĩ. Mất khoảng năm Thống-nguyên (1526), thọ một trăm hai tuổi. Khoảng năm Thái-hòa (1443-1454) phụng sắc soạn bài văn bia hoàng-thân Võ-mục-công ở miếu Nam-giới; Ông có làm một tập thơ,không rõ có còn hay không (theo Lịch-triều hiến-chương, quyển 7).
3 – Lương Như Hộc
Người ở xã Hồng Lục huyện trường Tân (Gia Lộc). Đỗ thám hoa năm Đại Bảo nhâm Tuất (1442), làm quan đến Đô ngự sử. Hai lần vâng bệnh đi sứ. Lúc về dạy dân hai xã Hồng Lạc và Liễu chàng học nghề chạm khắc gỗ ván in: đến nay dân hai xã ấy vẫn thờ làm tiên sư. Ông có biên chép bộ Cổ kim chế từ tập. Thọ tám mươi hai tuổi (theo Đăng Khoa lục quyển 1 tờ 4a và Đại Nam nhất thống chí (Tự Đức), Hải Dương tỉnh, sách viết của Bác cổ số A69 tờ 64a).
Ứng hòe NGUYỄN VĂN TỐ
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Đăng khóa lục (quyền 1, tờ 3b) và Lê-triều lịch-khoa tiến-sĩ đề danh bi ký (sách viết của Bác-cổ, sổ A109, tờ 5b) viết nhầm là hai mươi tuổi