Những ông nghè triều Lê VIII
Trình Thanh (1411-1463) tên tự là Trực-Khanh, nguyên họ Hoàng, người làng Lương xá, phủ Ứng-thiên, huyện Chương-đức. Ngụ ở xã Trung-thanh oai, huyện Thanh-oai. Mười tuổi đỗ khoa “hoành-từ” năm Thuận thiên thứ tư (1431). Lúc mới được bổ làm Ngự-tiền học-sinh. Năm Thiện-bình giáp dần (1434) thăng Cục-chưởng. Năm Thái-hòa qúi-lợi (1443) làm Chánh-chuởng ở Nội mật-viện, sung Phó-sứ sang Tàu tạ phong. Mùa xuân năm đinh-mão (1447), thăng Hàn-lâm thị-độc, tri điện-tiền học-sinh-cục. Năm Diên ninh kỷ-mão 1459, lại làm Phó-sứ sang cống bên Tàu và dãi tỏ về việc mò hạt châu. Mùa hè năm Quang thuận nhâm-ngọ (1962), làm Môn hạ tỉnh hữu-tư lang-trung, tham-tri hải-tây-đạo quân-dân bạ-tịch. Hồi ấy, nhân có việc biến, ta cầu hiền, Ông dâng sớ bày tỏ bảy điều: một là thuận Âm-dương dĩ triều hòa-khí, nghĩa là vì ông vua như giời đất, làm cho thuận Âm dương, như mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông rét: Ông vua phải làm sao cho trong nước được thịnh vượng); hai là vua phải thân đến nhà sách đề chăm học-hành; ba là lập Thái-tử để cho cõi rễ nước được vững bền; bốn là tiêu-pha tằn-tiện để đủ chi-phí; năm là trọng quán chức để ký thác việc chăn nuôi lũ sinh-linh; sáu là lúc nào cũng phải luyện tập để cho nghiêm việc võ; bảy là đặt những đồn-điền đề cho đầy những kho chứa ở biên-thùy Vua nhận sớ, Trình-Thanh mất về mùa xuân năm quí-mùi (1463), năm ba mươi tuổi. Hiệu là Trúc-Khuê. Tiên-sinh tính thanh liêm thẳng thắn. Trong khoảng hơn ba mươi năm được những kẻ sĩ-phu tôn trọng. Lương Như Học ở Hồng Châu đề bài tán vào bức dị-tượng như sau này; “Lúc trẻ tuổi quen biết vua Thái-tổ (1418-4433) lúc nhớn vua Thánh-tôn (1460 1497) tin dùng, sự thể đầy đủ mà dùng được chu đáo; làm con hiếu, làm bày tôi trung, làm quan bốn triều, một lòng sau trước, thi thư đời ấy đời khác, cháu-chút theo đường khoa-hoạn : thật là một họ to ở Ứng-thiên (ngày xưa Ứng-thiên có bốn huyện: Thanh-oai, Chương-đức, Sơn-minh và Hoài-an). Con là Hoàng-nghĩa Phú đỗ trạng nguyên (tức là đệ nhất giáp tiến-sĩ cập đệ năm Hồng thuận tân mùi (1511), làm quan đến Đô-ngự-sử. Cháu là Hoàng-Song đỗ tiến-sĩ đời Cung-đế năm Thống nguyên bính-tuất (1527) làm quan đến Ngự-sử, Chắt là Hoành-Dụ đỗ Hoàng-giáp (tức là tiến-sĩ xuất thân) khoa nhâm-thìn năm Đại-chính (1532) nhà Mạc, làm quan đến Lại bộ tả-thị-lang. Cháu họ là Khắc Minh đỗ tiến-sĩ năm Hồng-đức thứ mười lăm (1484), làm quan đến Lễ bộ thượng-thư. Quyển Lịch triều hiến chương còn chép tên một người cháu nữa là Tế-Ngọc, đỗ tiến sĩ khoa mậu-tuất năm Đại-chính nhà Mạc, làm quan đến Thừa-chánh sứ; nhưng xem trong sử nhà Mạc không có năm Đại-chính mậu-tuất, chỉ có năm mậu-tý (1528) là năm Minh-đức. Ông Trình-Thanh có làm quyển Trúc-khuê thi-tập, hiện còn một bài về -thể và mười chín bài cạn-thể trong bộ Toàn-việt thị-lục (sách viết của Bác-cổ, số A 1262 quyển 9, tờ 23b-28b).
Cùng khoa (1431) với ông Trình Thanh, quyển Đăng khoa lục còn chép tên ba ông nghè nữa.
Đặng-huệ-Liên, hiệu là Tăng-khê, (toàn việt thi-lục, q9. tờ 18b, viết là Lỗ-khê), tên tự là Toàn chi, đi sứ Tàu, làm quan đến Chuyển vận phó sứ (xem hai bài thơ của ông là Hoa lư động cố-trạch và Quá cao-hoàng miếu, chép trong Toàn-việt thi-lục, q.9, tờ 18b)
Chu-tam-tỉnh, tên tự là Tỉnh-chi, người huyện Thanh-đam, làm quan đến Hàn-lâm-viện trực-học-sĩ, có bài thơ Đoan-ngọ và Hoa-ngạc-lâu trong Toàn-việt thi-lục (q.9, tờ 13a).
Trần Phong (Toàn-việt thi-lục, q.10, tờ 5a, viết là Trình-Phong), tên tự là Đại-khai, người Tiên-lữ (Khoái châu), làm quan đến thị-giảng. Năm Thái-hòa (1453) làm Nhập-thị kinh diên. Ngai-Dân tiến ngồi (1459-1460) sai sang nhà Minh cầu phong. Lúc về, Thánh-Tôn (1460-1497) đã lên ngôi, cho làm Hình bộ thượng-thư. Cùng với Nguyễn-như-Đổ, Nguyễn cư-Đạo, Nguyễn-đình-Mỹ, làm quan sáu bộ, kiêm Thái-tử tân-khách. Năm Hồng-đức (1470-1497), vua gia cho làm Thái tử thiếu bảo, kiêm Đô ngự-sử, thường bị rèm-pha. Đăng khoa-lục chép là bị phải tội.
Về khoa quí-sửu (1433), năm Thuận-thiên thứ sáu, không rõ danh số những ông nghè trúng tuyển, chỉ thấy chép tên: Ông Chu Xa ở Đăng khoa lục (q.1, tờ 3a) và Toàn-việt thi lục (q9 tờ 19a) Tên tự ông Chu-Xa là Khí-phủ, người huyện Yên-phủ (Yên-phong) làm Chuyển-vận-sứ ở Tây-ấp, sau làm Thi-ngự-sử, phải tội bãi. Có năm bài thơ cận-thể, như bài “ba mươi tết, đi thuyền buổi chiều, Phụng sứ chiêm-thanh, v..v,” trong Toàn-việt thi-lục, q9, tờ 19a.
Nam ất mão là năm Thiện-bình thứ hai (1935), mùa hè, tháng năm, vua Thái Tôn (1433-1442) mở khoa thi tại Vân-tập-đường ở Quốc-tử giám. Trung-tuyển danh số không rõ, duy còn tên ông Nguyễn-nhật Tuyên và ông Nguyễn-trở Tấn Đăng khoa lục (q.1, tờ 3 ) chép Nguyễn-tử-Tấn là người Thanh hoa. Toàn-việt thi-lục q.7, tờ 24a thì chép là người Triều-đông (Thượng phúc), hiệu là chuyết-am, nguyên hộ Lý lánh húy triều nhà Trần đổi là Nguyễn (tị Trần triều húy cải Nguyễn). Lúc mở yết vua Lê Thái Tổ ở cung hành-tại, vua khen là “túc học”, sai giữ việc văn cáo, đi sứ Chiêm-thành, làm quan đến Thông-phụng đại-phu, Hàn-lâm học sĩ, Nhập thị kinh-diên. Phàm chiếu, lệnh, chế, sắc, phù, khoán thời bấy giờ, đều tay ông soạn cả. có làm quyển Chuyết-am văn-tập, hiện còn tám bài thơ cổ thể và sáu mươi nhăm bài thơ cận thể trong bộ Toàn-việt thi-lục của ông Lê-quí Đôn (sách viết của Bác-cổ, số A 1262, quyển 7, tờ 27a-41a).
Ứng hòe – NGUYỄN VĂN TỐ