Những thực phẩm giúp cơ thể bạn chống đỡ với cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và nhiều khu vực khác trên thế giới. Có hàng trăm loại virus khác nhau có thể gây nên triệu chứng cảm lạnh. Đường lây thông thường là tiếp xúc qua tay giữa người với người hoặc do chạm tay vào các vật dụng có chứa mầm bệnh.
Các loại thuốc kháng sinh thường không có tác dụng với cảm lạnh và không nên sử dụng, trừ khi bác sĩ chẩn đoán bạn bị bội nhiễm. Sử dụng thuốc kháng sinh khi không có nguồn bệnh chỉ đơn giản làm nặng thêm vấn đề kháng thuốc kháng sinh.
Tiếp xúc với virus cảm lạnh không có nghĩa là bị cảm. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động ở mức tốt nhất, cơ thể bạn sẽ có thể chống lại virus mà không bao giờ bị cảm.
Trọng tâm của bài viết này tập trung vào một số loại thực phẩm, thảo mộc và thực phẩm bổ sung có thể đặc biệt hữu ích trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tăng cường chức năng miễn dịch của bạn với thực phẩm giàu vitamin
Một số chuyên gia sức khỏe tin rằng vitamin C là một trong những dưỡng chất bạn cần bất cứ khi nào có bệnh, cảm lạnh hay ung thư. Tuy nhiên, vitamin C được biết đến rộng rãi là từ lợi ích đối với các bệnh truyền nhiễm.
Một ví dụ về khả năng phục hồi của loại vitamin chống oxy hóa này là trường hợp đáng kinh ngạc của Allan Smith, người đã mắc một bệnh cúm lợn nghiêm trọng, và được cứu sống từ bờ vực cái chết bằng cách kết hợp tiêm tĩnh mạch và uống trực tiếp vitamin C.
Vào năm 2013, nghiên cứu được công bố trên Cơ sở dữ liệu Cochrane về tổng quan hệ thống (Cochrane Database of Systematic Reviews) cho thấy việc bổ sung vitamin C thường xuyên có “tác dụng tuy khiêm tốn nhưng đồng nhất trong việc giảm thời gian của các triệu chứng cảm lạnh”.
Đối với các vận động viên sức bền được bổ sung vitamin C thì nguy cơ mắc cảm lạnh cũng giảm đi một nửa.
Thiếu hụt vitamin D làm gia tăng nguy cơ cảm lạnh
Vitamin D là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm. Vitamin D tham gia sản xuất ra từ 200 đến 300 peptides có vai trò tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm.
Vitamin D dưới mức tối ưu sẽ làm giảm đáng kể phản ứng miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Nghiên cứu cho thấy điểm này khá rõ ràng: Mức vitamin D của bạn càng cao thì nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác càng thấp.
Trong một nghiên cứu rộng lớn và quy mô nhất với nhiều đại diện ở các vùng, với khoảng 19,000 người Mỹ tham dự, thì những người có mức vitamin D thấp nhất cho biết họ bị cảm lạnh hoặc các loại cúm khác nhiều hơn đáng kể.
Ít nhất năm nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỉ lệ nghịch giữa nhiễm trùng đường hô hấp và mức vitamin D.
Nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dù là tự nhiên hay nhân tạo thì nên sử dụng bổ sung vitamin D3 ở dạng uống trực tiếp. Nên nhớ thêm rằng bạn cũng cần tăng lượng vitamin K2 khi dùng vitamin D3 liều cao.
Súp gà là phương thuốc hiệu quả trị cảm lạnh
Nước xương hầm hay nước “cốt gà” là một phương thuốc hiệu quả, vì nó dễ tiêu hoá và có chứa nhiều dinh dưỡng quý giá giúp phục hồi niêm mạc ruột của bạn. Loại nước này bao gồm:
- Các khoáng chất dễ hấp thụ, bao gồm magiê, phốt pho, silic, lưu huỳnh và các khoáng chất vi lượng.
- Chondroitin sulfat, glucosamin và các hợp chất khác chiết xuất từ sụn khi đun sôi, giúp giảm đau và viêm khớp.
- Các axit amin như glycine, proline và arginine – tất cả đều có tác dụng chống sưng đau.
Ví dụ, arginine đã được phát hiện là đặc biệt có lợi cho việc điều trị nhiễm trùng huyết (toàn thân). Glycine cũng có tác dụng làm dịu, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Súp gà nấu với nước xương hầm tự làm là phương thuốc tuyệt vời giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi sau khi bị bệnh. Bạn chắc chắn có nghe câu ngạn ngữ cổ rằng súp gà sẽ giúp chữa cảm lạnh, và khoa học cũng chứng minh như thế. Một nghiên cứu được công bố hơn một thập kỷ trước cho thấy rằng súp gà thực sự có dược tính, làm giảm đáng kể nhiễm trùng.
Để chống cảm lạnh, hãy nấu súp nóng và cay với nhiều hạt tiêu. Các loại gia vị sẽ kích hoạt sự giải phóng đột ngột các chất lỏng có nước trong miệng, cổ họng và phổi của bạn, giúp làm loãng chất nhầy đường hô hấp để thải ra ngoài dễ dàng hơn. Hạt tiêu đen cũng chứa một lượng lớn piperine, một hợp chất có đặc tính hạ sốt và giảm đau.
Những loại thực phẩm khác trợ giúp tăng cường chức năng miễn dịch
Duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh quanh năm là giải pháp dài hạn để vượt qua cảm lạnh theo mùa. Quan trọng là nếu bạn cảm thấy mình sắp bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy TRÁNH XA đường, ngũ cốc, chất làm ngọt nhân tạo hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
Đường đặc biệt gây hại cho hệ thống miễn dịch của bạn – hệ thống này cần được tăng cường chứ không phải bị kìm nén, để chống lại bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện. Ngoài những thực phẩm đề cập ở trên thì những thực phẩm khác có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bạn bao gồm:
Thực phẩm lên men giúp “cung cấp” các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn (ví dụ như nấm sữa kefir , kim chi, tương miso, dưa chua và dưa cải bắp).
Dầu dừa có chứa axit lauric mà cơ thể bạn cần có để chuyển đổi thành monolaurin, một chất béo trung tính có khả năng tiêu diệt các virus có vỏ lipid, bao gồm cúm, HIV, herpes và sởi, cũng như vi khuẩn gram âm.
Giấm táo có đặc tính chống vi khuẩn, chống nấm, chống virus và chống viêm (sưng, đau, nhiễm trùng). Nó cũng có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch của bạn thông qua nâng cao độ kiềm trong cơ thể bạn.
Tỏi là một chất kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm mạnh. Tốt nhất là ăn sống và cho tỏi đập nát vào thức ăn ngay trước khi ăn. Một bài viết trước đó trên trang PreventDisease.com hướng dẫn làm món súp tỏi có thể giúp tiêu diệt hầu hết các loại virus và giúp bạn phục hồi nhanh hơn một chút
Các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung tăng cường miễn dịch
Khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, bạn cũng có thể tăng cường chức năng miễn dịch của mình bằng cách dùng thực phẩm bổ sung hoặc chiết xuất. Sau đây là những ví dụ về các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung có ích trong tăng cường miễn dịch:
Kẽm: Nghiên cứu về kẽm đã chỉ ra rằng khi được uống trong vòng một ngày kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên, kẽm có thể làm giảm khoảng 24 giờ thời gian bạn bị cảm lạnh. Kẽm cũng được xác nhận trong việc giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Liều lượng khuyến nghị: lên đến 50 mg/ngày. Kẽm không được khuyến nghị đối với những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như chức năng miễn dịch suy giảm, hen suyễn hoặc bệnh mãn tính.
Curcumin: đó sắc tố tạo nên màu vàng cam của nghệ, được biết đến với đặc tính chống viêm mạnh.
Chiết xuất lá ô liu: Người Ai Cập cổ đại và các nền văn hóa Địa Trung Hải đã sử dụng ô liu cho nhiều mục đích tăng cường sức khỏe và được biết đến rộng rãi như một chất tạo nên hệ thống miễn dịch tự nhiên, không độc hại.
Keo ong (Propolis): Một loại nhựa ong và là một trong những hợp chất kháng khuẩn phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới; Keo ong cũng là giàu axit caffeic và apigenin, hai hợp chất rất quan trọng hỗ trợ phản ứng miễn dịch.
Dầu Oregano: Nồng độ carvacrol (chất kháng khuẩn tích cực nhất trong dầu) càng cao thì hiệu quả càng cao.
Trà: Một loại trà được làm từ sự kết hợp của hoa cơm cháy, cỏ thi, cây xương bồ, cây bồ đề, bạc hà và gừng; uống khi nóng và thường xuyên để chống cảm lạnh hoặc cúm. Nó sẽ khiến bạn đổ mồ hôi, điều này rất hữu ích cho việc diệt virus khỏi cơ thể của bạn.
Oxy già Hydrogen Peroxide – một phương pháp khác để trị hoàn toàn cảm lạnh
Một phương pháp điều trị đơn giản mà bạn có thể thử nhưng lại có hiệu quả đáng ngạc nhiên đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên là nước Oxy già, còn gọi là hydrogen peroxide.
Nhiều bệnh nhân tại Trung tâm Sức khỏe Tự nhiên (Natural Health Center) của tôi cho biết họ đã hồi phục từ cảm lạnh và cúm trong vòng 12 đến 14 giờ chỉ bằng cách nhỏ vài giọt nước oxy già (H2O2) 3% vào mỗi tai. Một chai hydrogen peroxide với 3% trong dung dịch có sẵn ở bất kỳ cửa hàng thuốc nào với giá từ vài USD trở xuống. Khi dùng bạn sẽ nghe thấy tiếng sủi bọt trong tai, điều này hoàn toàn bình thường và có thể cảm thấy như hơi bị châm chích. Chờ cho đến khi sủi bọt và cảm giác bị châm chích lắng xuống (thường từ 5 đến 10 phút), sau đó thấm tai bằng khăn giấy và lặp lại với tai còn lại.