• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 11/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Nỗi lòng Tố Như dưới triều Gia Long

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 28/5/2021
bigger smaller Báo lỗi

So sánh hai áng văn chương ra đời dưới triều ấy ! Kiều và Hoa-tiên

Bất tri tam bách dư niên hậu, 

Thiên hạ thùy nhân khấp Tố-Như ? 

(Ba trăm năm nữa làm sao biết 

Thiên hạ ai người khóc Tố-Như !)

Tác-giả Truyện Kiều, Tố-Như tiên sanh, có một nỗi lòng khôn tả !.. . Sách Chánh biên liệt truyện có đoạn chép đại khái rằng: Khi Tố Như tiên sanh bệnh nặng, tiên sanh không chịu uống thuốc. Lúc sắp lâm chung, tiên sanh bảo người nhà giở tay cho mình coi ra sao. Khi biết tứ chi lạnh cả rồi, tiên sanh nghẹn ngào hắt ra một tiếng cộc lốc: Thôi được ! Nói xong thì tắt thở; không có một lời trối trăng ! . 

Nhưng người đời sau có kẻ bảo rằng Tổ Như tiên sanh lúc lâm chung có thốt ra lại câu:

Bất tri tam bách dư niên hậu 

Thiên hạ thùy nhân khấp Tố-Như ? (1) 

Ad

Xét về hai câu ấy, Phan văn-Hùm viết:

“Nguyên Truyện Kiều thuật rằng Thúy Kiều về … Năm Gia-Tịnh, triều Minh. Triều Minh vốn ở vào khoảng 1368-1644, mà năm Gia tịnh, thì chính là năm 1522. 

Còn Nguyễn Du người nhắc lại đời Thúy Kiều, thì mất ngày mùng mười, tháng tám, năm Canh-thìn, tức là 16 Septembre 1820 trong lịch Tây.

Tính ra, từ năm Gia-tịnh triều Minh (1512), đến năm Canh-thìn (1820) thì sẽ sít số 300 năm.

Vậy đến ngày chết, Nguyễn-Du vẫn mang canh-cánh bên lòng truyện Thúy Kiều mà nhớ rằng, mình khéo dư nước mắt khóc người ở 300 năm trước mình, rồi nhân đó mà liên tưởng nghĩ đến sau mình 300 năm không biết có ai giùm khóc mình như mình đã khóc Thúy Kiều chăng (2)”.

“ … Đến ngày chết, Nguyên-Du vẫn mang canh cánh bên lòng truyện Thúy Kiều” !

“Thúy-Kiều khóc Đạm-Tiên, Tố-Như tử làm truyện Thúy-Kiều. Việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời này thường người đời xưa, hai chữ tài-tình thật là một cái thông lụy của bọn tài-tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vạy. (3) (Thúy-Kiều chi khấp Đạm-Tiên, Tố-Như tử chi truyện Thúy Kiều, tích tuy thù, phi tấm tắc nhứt. Hậu chỉ liên kim nhân do kim nhân chi liên cố nhân ‘tài tình’ nhi tư thành phổ thiên hạ cổ kim tài tử chỉ thông lụy dã) (4).”

Do theo lời Mộng-Liên-Đường chủ-nhân, nỗi lòng nàng Kiều, tức là nỗi lòng Tà-Như. Nỗi lòng nàng Kiều, như thế nào, tất ai cũng biết ! Vì Truyện Kiều hiện là một áng văn-chương rất phổ thông. Vậy còn nỗi lòng Tố-Như ra làm sao, để có thể bảo dị-đồng với nỗi lòng nàng Kiều ?

Giải phẫu nỗi lòng Tố-Như, tức là nghiên cứu về hoàn cảnh của Tố-Như tiên-sanh, trong đó Truyện Kiều được cấu-tạo nên. Vì “… các điểm cột yếu trong một đời danh đại sĩ, thi gia, là điều này: thấu triệt, khái quát và phân tách tất cả con người vào lúc mà, bởi một sự giúp sức chậm chạp hay dễ dã đôi chút, thiên tài ông ta, học vấn ông ta và các trường hợp đồng hiệp lại cách nào để ông ta có thể đẻ ra được tác phẩm đầu tiên” (5).

Tác-giả Truyện Kiều húy là Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên người làng Tiên-điền, huyện Nghi-xuân, tỉnh Hà-tĩnh.Tiên-sanh là con thứ bảy và là con bà trắc-thất của Xuân quận Công Nguyễn-Nghiễm, sanh vào năm Ất dậu (1765) thời Lê mạt. Bác và anh đều đậu tiến sĩ, làm quan hiển hách. Xem gia thế nhà tiên sanh, tất biết cái hoàn cảnh gia đình giáo dục, nó đào tạo nên thiên tài tiên sanh, tốt đẹp là dường nào…

Tố Như tiên sanh như thi hào Tagore thuở nhỏ học với anh em chú bác nhiều hơn học với thầy. Năm 19 tuổi, tiên sanh đã đỗ tam trường, tức là đậu tú tài. Thiệt là

Nền phú quí, bực tài danh, 

Ad

Văn chương nết đất, thông minh tính trời. 

Phong tư tài mạo tót vời, 

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Năm đinh vị (187), vua Quang Trung nhà Tây Sơn đuối Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, đóng đô ở Phú xuân, gọi đất Thăng long cố đỏ của Hoàng triều là Bắc thành trấn. Sĩ phu cựu thần nhà để lấy đó làm một điều đau lòng: có kẻ bỏ đi; có người tuẫn tiết; có nhóm hàng khởi nghĩa binh chống chỏi. Năm ấy Tố Như tiên sinh mới 23 tuổi, cũng lấy tư cách con nhà thế gia lênh tộc dự vào đảng cần vương. Nhưng khí thế Tây-sơn mạnh lắm. Vua Chiêu-Thống vẫn im hơi bặt tiếng bên Tàu. Tố-Như tiên sanh liệu khó bề mưu việc khôi phục đặng, bèn lui về quê, tự hiệu là Lạp-Phu, lấy sự săn bắn ngâm thơ uống rượu làm cớ tiêu sầu. Tiên-sanh thường ngâm: 

Ad

“Tri giao quái ngã sầu đa mộng! 

Thiên hạ hà nhân bất mộng trung ?” 

(Bạn lạ sao ta nhiều mộng-ảo! 

Người đời ai kẻ chẳng mơ-mộng ?)

Trong lúc điều pha, gia vong, làm người dật sĩ, Tố Như tiên sanh: 

“Đa nguyền hai chữ đồng tâm 

Trăm năm thề chẳng ân cầm thuyền ai.” 

Nhưng năm nhâm-tuất (1802), vua Gia-Long thống-nhứt giang sơn, muốn thâu phục nhân tâm Bắc-hà, xuống chỉ lục dụng các cựu thần nhà Lê; Tố-Như tiên sanh có tên trong số người được vời ra làm quan. Hai ba lần từ chối không được, tiên-sanh đành Phải: 

“Bỏ thân về với triều đình. 

Hàng thần lơ láo, phận mình là đâu”

Thời bấy giờ có hai câu thơ truyền-khẩu châm biếm bọn đi thần nhà Lê ra đầu Gia-Long rất là cay đắng:  

“Nhất đội Di, Tề hạ Thú-dương 

Tự ngôn vi khổ bất kham thường ! 

Rau vi trong núi đắng ngòm, 

Bon Di, tề giả đói mòm bò ra”! (6)

Tổ-Như tiên-sanh ra làm quan, có phải vì sợ đói, sợ rau vi trong túi đắng đâu. Nhưng người đời có biết cho nỗi lòng tiên-sanh đâu. Đó là khổ tâm nhứt đời tiên-sanh. Tiên sanh thuật: 

“Đã không biết sống làm vui, 

Tấm thân nào biết thiệt-thòi là thương!”

Vua Gia-Long là đấng chí-tôn rất độ lượng: khi ra Thăng-long, ngài có câu: 

“Tro Lê lạnh lẽo đã lâu,

Đành bên Tây tặc biệt hầu để ai” 

Ngài càng rõ nỗi lòng Tố-Như tiên-sanh, ngài càng quý mến tiên sanh, Trên bước hoạn đồ, ngài cất tiên-sanh lên luôn. Năm Gia-Long nguyên niên 1802 Tố-Như tiên-sanh mới tri huyện Phù-dực nay thuộc tỉnh Thái-bình; trong ít lâu, được bổ tri phủ Thường-tín. Nhưng tiên sanh cáo bịnh từ quan, bởi nghĩ: 

“Áo xiêm buộc trói lấy nhau, 

Vào luồn, ra cúi công hầu mà chi ?” 

Vua Gia-Long vẫn mến người tài danh, năm Bính-dần 1806 triệu tiên-sanh vào Kinh lãnh chức Đông-các học-sĩ. Năm kỷ-tỵ 1809, tiên sanh được bồ làm Cai-hạ tức Bố-chánh Quảng-bình, năm quý-dậu 1813, tiên-sanh thắng lớn Cân-chánh điện học sĩ, sung chức chính-sứ sang Tàu tiền cống.

Lần đi sứ này, Tố-Như tiên-sanh rất bằng lòng. Các danh lam thắng tích đất Tàu, tiên-sanh du lãm qua, nó gợi cho tiền-sanh bao thi tình, thi tứ !… Cuộc hào du ấy chẳng những mở rộng trí thức, lịch duyệt cho tiên-sanh, còn mang đến cho tiên-sanh một tác phẩm: Kim Vân Kiều tân truyện của Thanh-Tâm tài-nhân. Do đó tiên-sanh ngụ ý vi nên Truyện Kiều.

Mượn cốt truyện của Thanh Tâm tài-nhân viết nên 3200 câu lục bát trong Truyện Kiều, Tố Như  tiên sanh không phải vì cái tâm sự của nhân vật chính của Thanh Tâm tài nhân, mà chính vì mình vì nỗi lòng của mình.

Thảo nào đề tựa Đoạn trường tân thanh nguyên danh truyện Kiều, Phạm Qúy-Thích chẳng có hai câu: 

“Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy, 

Tân thanh đáo để vị thùy thương?”

(Tài tình là lụy muôn đời, 

Khúc Tân thanh ấy vì ai đau lòng ? (7) ) 

Rõ-ràng Phạm Qúy-Thích muốn nói Tố-Như không phải vì nàng Kiều của Thanh-Tâm tài-nhân mà đau lòng viết nên Truyện Kiều, Cái nguyên-động-lực xui Tố-Như viết Truyện Kiều chính là nỗi lòng Tố-Như!

Truyện Kiều, phản ánh của nỗi lòng Tố-Như dưới triều Gia-Long, quả là một tác phẩm đáng với nhận xét này của nhà phê-bình nước Pháp Taine:  “Các tác phàm là những phát hiện của cách nghĩ và cảm về một chủng-tộc, vào một hoàn cảnh nào, trong một phong-thổ nào”. Les ouvrages sont des manifestations de la façon de penser et de sentir d’une race, à un certain moment, dans un certain milieu. 

Truyện Kiều là một áng văn-chương không tiền, tuyệt hậu. Nó ra đời dưới triều Gia-Long, đồng-thời với một áng văn chương khác hiện nay cũng còn hữu danh: Hoa-Tiên truyện.

Hoa-Tiên do Nguyễn Huy-Tự đời Hậu Lê phỏng theo một tiểu thuyết Tàu viết ra. Đến đời Gia Long, ông chú của Tố Như tiên sanh là Nguyễn Thiện nhuận sắc lai.

Truyện Kiều về giá trị văn chương án đứt Hoa Tiên, Nhận xét này sẽ được minh chứng bằng những giòng chép trong Truyện Kiều và trọng Hoa-Tiên để đối chiếu nhau dưới đây:

Hoa-tiên Kiều
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê trước đình 

Làm chi đem giống khuynh thành trêu ai ? 

Bụi hồng rứt nẻo đi về chiêm bao. 

Thẩn thờ mây sớm đèn khuya, 

Trà gây giọng khát, hương khuê mùi sầu. 

Cảo Tô tiếng dở, túi đồng để suông. 

Chút chi gắn bó gọi rằng, 

Cho đành mối gió tên trăng sau này. 

Phất phơ tơ liễu buông rèm, 

Quản bao tuyết đợi sương chờ 

Chưa cùng sum hợp nỡ nào chia phôi 

Tương tri có thể mới là tương tri 

Dùng chân gạn một lời này chút rao 

Mỗi sầu đôi đoạn vò tơ. 

Sớm khuya gác gấm buồng thêu, 

Ngọc càng mình phải nâng niu lấy mình. 

Nghiến răng bẻ một chữ đồng vì ai ? 

Ông tơ khéo nhẽ đa đoan 

Trăng thề còn đó chi chi. 

Một hơi giá ngất, hai tay lạnh đồng. 

Xiết bao phận mỏng như tờ 

Nợ bình sinh, nỗi tóc tơ chưa đền. 

Nỉ non đêm vắn tình dài 

Tưởng bây giờ là bao giờ 

Song song đôi mặt còn ngờ chiêm bao 

Ái ân thôi đến đêm này là xong 

Vì ai bèo nổi mây chìm bấy lâu 

Cũng liều má phấn cho rồi ngày xanh 

Đỉnh chung hầu dễ ăn ngồi được đâu 

Yêu vì nết, trọng vì người 

Vả vì chút nghĩa cũ càng 

Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng 

Tường đồng bướm lại ong qua mặc lòng 

Ấp cây một mực trần trần 

Tà tà bóng ngả im doành 

Bể sầu càng vợi càng đầy 

Nỗi riêng riêng trạnh đòi nao một mình 

Nào ai ấm lạnh nào ai ngọt bùi 

Hài văn lần bước bước sang 

Mịt mù bãi cát đồi tranh 

Biết thân mình, biết phận mình thế thôi 

Trông vời trời bể mênh mông 

Tiếc thay trong ngọc trắng ngà 

Mặc người tựa cửa hôm mai 

Vỏ câu lỏng khấu, bánh xe êm bồi

v.v…..

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, 

Làm chỉ những thỏi khuynh thành trêu người ? 

Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao. 

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya 

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình. 

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phiếm loan. 

Chắt chi gắn bó một hai, 

Cho đành rồi sẽ liệu bài mốt manh. 

Lơ thơ tơ liễu buông mành , 

Quản bao tháng đợi năm chờ, 

Chưa vui sum họp nỡ sầu chia phôi 

Tương tri dường ấy mới là tương tri 

Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là 

Mối tình đồi đoạn vò tơ 

Gìn vàng giữ ngọc cho hay, 

Cho đành lòng kẻ chân mày cuối trời, 

Nghiến răng bề một chữ đồng làm hai. 

Ông tơ thực nhẽ đa đoan 

Trăng thề còn đó trơ trơ .. 

Một hơi lạnh ngắt, hai tay giá đồng. 

Kiều nhi phận mỏng như tờ 

Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành. 

Nỉ non đêm vắn tình dài 

Tưởng bây giờ là bao giờ 

Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao 

Aí ân ta có ngần này mà thôi. 

Đề con bèo nổi mây chìm vì ai 

Cũng tiền mà phấn cho rồi ngày canh 

Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an 

Thương vì hạnh, trọng vì tài 

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng 

Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng 

Tường đông ong bướm đi về mặc ai 

Trần trần một phân ấp cây đã liều 

Tà tà bóng ngả về tây 

Sầu đong càng khắc càng đầy 

Nỗi riêng riêng chạnh, tấc riêng một mình, 

Biết đâu ấm lạnh, biết đâu ngọt bùi 

Hài bản lần bước dặm xanh 

Mịt mù dặm cả đồi cây 

Biết thân mình biết phận mình thế thôi 

Trồng rời non nước mênh mông 

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà 

Xót người tựa cửa hôm mai 

Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh

v.v…. (8)

KIỀU THANH QUẾ

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

1) Tôi vừa được xem Thanh Niên thi tập của Nguyễn Du thì mới biết rằng hai câu ấy không phải là khẩu chiếm, mà là hai câu trong bài thơ làm sau khi đọc chuyện “Tiểu Thanh là một người con gái cũng ở đời Minh như Thúy Kiều, giỏi thi từ, rành âm luật, nhưng phải lấy lẽ, vì vợ cả quá ghen mà phải ở riêng. người ta xui đi lấy chồng khác không chịu, buồn rầu sinh hận sinh bệnh mà chết” Đào duy-Anh Tri-Tân số 6, ngày 8.7.41.

Đành rằng hai câu ấy có trong Thanh hiên thi tập. Nhưng biết đâu trước giờ lâm chung, Tổ Như chẳng ngâm lại đề than thở nỗi lòng, K.T.Q. 

2) Dở chồng báo cũ, trang 119-150. (Tân việt: xuất bản)

3) Bản dịch của Trần Trọng-Kim

4) Tự truyện Kiều của Mộng Liên đường chủ nhân.

(5) Sainte Beave : – “… le point essentiel dons nne vie de grand écrivain, de grand poète, est celui si : saisir, embrasser et analyser tout l’homme en moment nu, par 10 concours nins ou moint lent on facile, son génie, son éducation et Jes circonstances se sont accordés de telle sorte qu’il ait enfanté son premier chef-d’ouvre (Portrais littéraires I. Pierre Corneille). 

6) Bản dịch của Đồ Nam tử Nguyễn Trọng Thuật. 

7) Bản dịch của Phó bảng Nguyễn Can-Mộng  

8) Theo văn học tạp chí.

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin