Lý Bạch, tên tự là Thái Bạch 太 白 hiệu là Thanh Liên cư sĩ 青 蓮 居 士, một thi sĩ nổi tiếng đời Đường. 

Sinh ở làng Thanh Liên đất Thục (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tàu), Lý, anh hoa, lỗi lạc, tỏ ra là một thiện tài. Hồi lên năm tuổi, Lý đã đọc Lục giáp; mười tuổi đã xem Bách gia (coi bức thư của Lý đưa cho An châu Bùi Trưởng Sử). 

Thủa trẻ, Lý thích tung hoành, tra kiếm hiệp, chính tay Lý đã đâm chém đến mấy người ! Cái tính thích thảng, ngang tàng, khinh tiền tài, trong bố thí, không chăm lo sinh nhai của Lý đã liệt Lý vào hàng hiệp khách ở đời Chiến quốc xưa. Lớn lên, Lý cất gót lãng du, in dấu chân miền Thương Ngô và Minh Hải. Sau, chịu ảnh hưởng của Đạo Gia, Lý đồi bắn tấm tính, nảy cái tư tưởng vượt hẳn ra ngoài trần tục, thờ chủ nghĩa phóng nhậm, cười cợt với tự nhiên.

Đã yêu vẻ đẹp trong sạch và huyền diệu của bóng trăng. Lý lại thích kiếm thú say sưa trong be lọ để được đi về cõi mộng, hưởng cái thanh cao, cái hồn phiên mà Lý cho rằng không thể tìm thấy ở trong cuộc đời thực tế.

Thấy văn thơ Lý, Hạ Tri Chương phải thán phục là một vị chích tiên. Cái duyên tri ngộ giữa Hạ và Lý ấy đã nâng Lý từ chân thi sĩ lên ghế Hàn lâm dưới triều Đường Huyền Tông (713 – 755)

Như ngông cuồng, như điện dại, Lý nhiều lần có nói chạm đến vua Đường, nhưng nhà vua cũng chỉ mỉm cười và bỏ qua, khi nghe biết những lời “phạm thượng » ấy.

Sau, vì làm mạc khách cho  Vĩnh Vương Lân 永 王 璘 , Lý bị khép vào tội phản nghịch, phải đày ra xử Gia Lang (nay ở cõi tây Qúy Châu). Rồi có ân xá, Lý lại được về.

Theo ông Abel Bonnard, một nhà văn Pháp, đã nói trong một quyển sách ông viết sau khi du lịch Trung Hoa khoảng năm 1921, thì Lý, một hôm, nhân có việc vua đòi về kinh, đi thuyền trên sông, đang ngà ngà say, bỗng đưa tay xuống nước chực bắt lấy bóng trăng mông lung lóng lạnh rất đẹp. Chẳng dè ngã nhào, nhà thi hào họ Lý đã vội gieo mình xuống cung thủy tinh để tìm cái chết khác thường: tao nhã trong sạch 

Thơ Lý đầy giọng kỳ diệu, cao siêu, thanh nhã, phiêu dật, không phụ cái tiếng “chích tiên”,

Cũng như Đỗ Phủ (sau sẽ có bài nói đến Đỗ Phủ) Lý Bạch được kể là một thi-tông.

Dưới đây, chúng tôi xin giới| thiệu với các bạn bài “ Oán tình ” ( 怨 情),  của Lý viết theo thể thơ “ Ngũ ngôn tuyệt cú ” 五 言 絕 句:

美人捲珠簾,

Mỹ nhân quyển châu liêm,

深坐顰蛾眉。

Thâm toạ tần (1) nga mi ! (2).

但見淚痕濕,

 Đãn kiến lệ ngấn thấp,

不知心恨誰。

Bất tri (3) tâm hận thuỳ.

Chú  giải 

(1) Tần là cái nhăn mặt hoặc nhíu mày. Có mấy thành ngữ như nhất tần, nhất tiếu, 一 顰 一 笑 ,  (một nét nhăn, một nụ cười) và hiệu tần 效 顰 (bắt chước dáng nhắn).

Nhân tiện, xin nói thêm về  “hiệu tần” Hai chữ này xuất xứ sách Trang Tử 莊 子. Trong ấy có chép: “ Tây Tử (một gái đẹp) đau bụng, nhăn nhỏ. Một người xấu xí trong làng của nàng thấy thể, cho là đẹp, về cũng ôm bụng mà bắt chước cái nhăn của Tây Tử ”. Sau dùng rộng ra, chỉ bóng về hạng người học đòi không nên thân !

(2) Nga My, nghĩa đen là nét mày như con ngài (nếu đã như con ngài thì không biết đẹp cái nỗi gì ?), dùng ra nghĩa bóng chỉ chung về mỹ nhân.

(3) Bất tri khác với vô tri 無 知. Hai chữ sau nghĩa là “không có tri giác ”. Hai chữ trước nghĩa là “ chẳng biết, chẳng hay ”. Trong thiên “ Vi chính ” sách Luận ngữ có câu răng: “ … 知 之, 為 知 之; 不 知 , 為 不 知: 是 知 也”. “Tri chi, vi tri chi; bất tri, vi bất tri: thị tri dã,” Nghĩa là: Biết, thì bảo là biết; không biết thì bảo là không biết: thể là biết đấy.

Dịch ra thơ ta 

(Tự do không cần niệm luật) 

Người đẹp cuốn rèm châu, 

Lặng ngồi, nhăn mày ngài ! 

Chỉ thấy lệ hoen ướt,

 Nào hay lòng giận ai…

HOA BẰNG

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn