• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 06/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Phan Thanh Giản – Tiến sĩ khai khoa Nam Bộ

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 14/8/2022
bigger smaller Báo lỗi

MINH BẢO

Kể từ cuối thời nhà Lê Trịnh trở đi sang nhà Nguyễn, nước Việt ta đã không còn sử dụng danh hiệu Tam khôi nữa. Tuy vậy Nho giáo vẫn đóng vai trò độc tôn trong việc điều hành đất nước và trở nên ngày càng quan trọng hơn khi nhà Nguyễn thống nhất quốc gia và sở hữu một lãnh thổ rộng lớn nhất và phức tạp nhất trong suốt mấy nghìn năm lịch sử quân quyền của nước Việt. Sau hơn 200 năm tiếp nhận sự giáo hóa từ các quân chủ người Việt, các vùng đất mới như Nam bộ cũng bắt đầu sản sinh ra những nhân tài cho quốc gia.

Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡; 1796–1867), tự Tĩnh Bá (靖伯), Đạm Như (淡如), hiệu Mai Xuyên (梅川), Lương Khê (梁溪), là quan đại thần nhà Nguyễn trấn thủ ở miền Nam.

Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826). Ông chính là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ.

Phan Thanh Giản – Tiến sĩ khai khoa Nam Bộ
Phan Thanh Giản – Tiến sĩ khai khoa Nam Bộ (Ảnh: Sandy)

Gia đình gốc Hoa, từ nhỏ hiếu thuận ham học

Vị đại nho đầu tiên khai khoa miền Nam, đại thần tam triều Phan Thanh Giản vốn không phải là người gốc Việt. Tổ tiên ông là người Trung Hoa di cư sang nước Việt từ thời Minh, trải nhiều đời mà dần dần thành người bản xứ. 

“Tiên tổ là người ở Trung Quốc, cuối đời Minh, di chuyển sang nước Nam, làm nhà ở tỉnh Bình Định. Đến khi loạn Tây Sơn, thì ông tổ đem cả gia quyến đến nhập tịch ở Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thanh Giản thuở nhỏ có tiếng là văn chương. Năm Minh Mạng thứ 7, Giản đỗ tiến sĩ, là đỗ khởi đầu cho Nam Kỳ. Do Hàn lâm viện biên tu, trải thăng đến Lang trung Bộ Hình. Ra làm tham hiệp Quảng Bình.” (Đại Nam liệt truyện) 

Nhờ gốc gác gia đình gia giáo, thụ hưởng nền giáo dục tốt, Phan Thanh Giản từ nhỏ đã tỏ ra là người con hiếu thuận, ham học và đạo đức. Chuyện hiếu đễ của cụ còn truyền lưu trong dân gian.

“Khi cha qua đời, cụ Phan bưng từng món ăn dâng cúng và đích thân làm cỏ, gánh đất đắp mộ để báo hiếu. Sản nghiệp của cụ không có gì cả. Phu nhân thì đích thân cấy lúa, trồng bông vải. Nhà thờ tổ tiên thì phên tre, cột dựng bằng cây mắm”. (Chuyện xưa tích cũ – nhà văn Sơn Nam)

Ad

Dù gia cảnh không khá giả, cha có lúc bị tù đày hàm oan, cụ vẫn giữ vẹn đạo hiếu và không ngừng khắc khổ học tập.

“Lúc ông được 7 tuổi, mẹ mất sớm, được người cha gởi sang bên ngoại ở làng Phú Ngãi, để ăn học vở lòng với nhà sư Nguyễn Văn Noa, đến năm 1816 Ông theo học trường tỉnh Vĩnh Long. Việc học-hành của ông lại gặp trở ngại, vì cha bị vu cáo nên bị ở tù tại Vĩnh Long. Ông xin ở tù thay cha, nhưng không được chấp thuận. Các quan thuở ấy thấy ông nhỏ tuổi mà là một đứa con hiếu thảo, lại có đức hạnh và thông minh, nên các quan nâng đỡ cùng khuyên ông nên cố gắng học hành để tiến thân”. (Tìm hiểu các Danh nhân – Nguyễn Phú Thứ)

Tam triều nguyên lão, một vị Nho quan mẫu mực

Cụ Phan Thanh Giản là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ, người khai khoa của nền khoa bảng miền Nam trong triều đại cuối cùng của nước Việt ta. 

Xuất sĩ năm 30 tuổi (1826, năm Minh Mạng thứ bảy), ông liên tục cống hiến cho 3 triều đại của nhà Nguyễn từ vua Minh Mạng cho đến Thiệu Trị rồi Tự Đức. Suốt 41 năm trường trải Nam ra Bắc, từ vinh quang cho đến suy vi mất nước, một quá trình vinh nhục nối liền cùng những sự kiện có thể nói là hiếm có trong sử sách. Chính những giai thoại còn truyền lưu đến ngày nay mới có thể bộc lộ rõ nét nhất về phong thái của cụ, một vị quan chính trực điển hình của Nho gia, cao thượng và tận tâm.

Bình dị, không cậy quyền thế, đạo đức thanh cao.

“Năm đó, cụ về chịu tang cha, đi bằng ghe nhỏ như thường dân. Qua sông Ba Lai, viên cai đồn kêu xét gắt gao; đích thân cụ lên trình và năn nỉ. Sau cụ đòi viên cai đồn tới dinh. Anh nọ hoảng sợ, xin cụ tha tội vô lễ hôm trước.

Cụ đáp: “Đó là ngươi làm đúng phận sự. Ta khen ngợi.” Rồi thăng anh nọ lên chức chánh đội, thưởng một trăm quan tiền.” (Chuyện xưa tích cũ – nhà văn Sơn Nam)

Bao dung với dân chúng, lấy thân làm gương

“Sản nghiệp của cụ không có gì cả. Phu nhân thì đích thân cấy lúa, trồng bông vải. Nhà thờ tổ tiên thì phên tre, cột dựng bằng cây mắm.

Ngày nọ cụ đi thăm mộ. Có tên Cang đi phía trước vác cây tre chưa trẩy nhánh. Chừng qua khúc quẹo, ngọn tre quơ đụng nhầm cụ làm trầy da rách áo.

Cụ nói: ‘­Chú kia! Hạ cây tre xuống lập tức. Đưa cây mác cho ta!’

Tên Cang hoảng sợ, e bị trừng phạt nặng nề.

Ad

Dè đâu, cụ cầm mác, trẩy nhánh tre cho sạch rồi nói: ­Như vậy có gọn hơn không? Vác về nhà đi. Từ rày về sau phải có ý tứ, kẻo thiệt hại đến người đi đường”. (Chuyện xưa tích cũ – nhà văn Sơn Nam)

Nam Kỳ thất thủ, nỗi oan hơn trăm năm của bậc đại nho 

Với học vị tiến sĩ khai khoa Nam bộ và đạo đức và tài học của mình, trải qua ba triều đại thờ vua, cụ Phan Thanh Giản có thể phò vua giúp nước làm nên công nghiệp hiển hách, nhưng số phận trêu ngươi đã không cho điều đó thành hiện thực. Cuộc đời ông đã kết thúc trong bi phẫn và bị hàm oan suốt hơn trăm năm sau, cho đến tận ngày nay. 

“Năm thứ 15, tướng Pháp ở Gia Định mang thư đến nghị hòa. Đình thần xin cho sứ đi lại là phải. Thanh Giản cùng Lâm Duy Thiếp xin đi. Vua chuẩn cho hai viên ấy sung làm Chánh, phó sứ toàn quyền đại thần. Vua rót rượu ngự ban cho, và bảo nên biện bác cho khéo. Khi các viên đến Gia Định, tướng Pháp bức bách ta phải nhường giao đất đai ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và phải chịu tiền bồi là 4,000,000 đồng. Việc đến tai vua, xuống dụ khiển trách nghiêm nghị, đổi làm lĩnh Tổng đốc Vĩnh Long, cùng tướng Pháp bàn làm, để chuộc tội. Sau vì thương thuyết không công trạng, bị cách chức, lưu.

Năm thứ 16, được triệu về, sung làm Chánh sứ đi Tây. Vua hỏi Giản về việc 3 tỉnh, quả là cân nhắc nhẹ nặng mà làm, hay là có ý riêng gì? Giản thưa rằng: Thần xem kỹ thời thế, không thể không được. Thần nay phụng mệnh đi sứ, thành sự hay không thành, là ở hai nước ấy. Thần chỉ biết hết tâm lực thôi.” (Đại Nam liệt truyện)

Ad

Khi cụ Phan bị triều đình Huế xử án tử, tước bỏ chức vị và đục tên trong bia tiến sĩ, không ai lên tiếng cho cụ, duy có đại thần Phạm Phú Thứ, vị khâm sai phó sứ đã cùng với cụ Phan trong hành trình vạn dặm sang Pháp trong vô vọng để đàm phán với Pháp đòi lại lãnh thổ đã mất, ông đã viết bài điếu văn nói về công nghiệp của người đồng liêu đáng kính của mình.

Xin phép trích một số đoạn trong bài điếu văn dưới đây để quý độc giả thưởng lãm và hiểu thêm về nỗi oan của cụ Phan:

“Thuyền của chúng quay lại xông vào Bến Nghé

Đồn lớn [của ta] trước sau được ba năm

Hòa thì không xong mà đánh thì không giữ nổi

Vì thế nên Gia [Định] cùng Biên [Hoà], [Định] Tường

Đều bị quân hung dữ tham lam kia lấy mất

Bấm ngón tay việc dùng binh đã kéo dài năm mùa

Chết nhiều người mà kho đụn của quốc gia trống rỗng

Nhà vua thì lo lắng, khó nhọc còn tướng lãnh bầy tôi thì hổ thẹn

Trong khi đang có chuyện lo thì trong nước lại có loạn

Giặc ở phía bắc nhân kẽ hở mà nổi lên

Các xứ Hải [Dương], [Quảng] Yên, [Sơn] Tây, Bắc [Ninh] đều ùn ùn như bầy ong

Khi đó thì có sao chổi lại thêm hạn hán lũ lụt

Từ năm [Mậu] Ngọ (1858) đến năm [Nhâm] Tuất (1862) không năm nào là không có

Giặc bể thì lại ầm ầm”

Tiếng là khâm sai toàn quyền lo đàm phán, nhưng kết quả là phụ thuộc vào sức mạnh của súng đạn, thứ mà nhà Nguyễn sao có thể so với cường quốc phương Tây như Pháp. Bản thân của tướng lĩnh Pháp lúc đó đã mưu tính đánh chiếm toàn miền Nam, hòa đàm chỉ là hư chiêu của họ mà thôi. Trong tình trạng đó làm sao trách cụ Phan đã không làm tốt chức trách của mình? Dù biết bản thân già lão và sức có hạn, mặc cho người đời khen chê, cụ vẫn thực hiện bổn phận của mình.

“Gần đây đã mất đi ba tỉnh

Cùng với bốn trăm vạn đồng tiền

Lang sói không thể ghét mà cũng không thể thân cận được

Biển nhỏ phía nam không thể không ở tiếp giáp với chúng

Ba tỉnh Vĩnh Long, [An] Giang, Hà [Tiên] thật chênh vênh

Trách nhiệm lấy lại đất này giao cho ai được bây giờ

Trước đây đi sứ bên tây chí khí đã vững mạnh

Giao cho toàn quyền bây giờ chính là về tay ông

Khi từ biệt dặn dò rằng không được uốn gối (quỳ lạy theo lễ nước ta)

Để lấy lại được đất đai thì phải đền cho họ nhiều tiền

Việc này đã để lại cái hận nghìn năm

…

Tiến thoái cùng đường, ông thật chẳng biết phải làm sao

Cái thói của kẻ mọi rợ nói thì mềm mà tay thì cứng”

Và cuối cùng khi đã thất bại hoàn toàn trong hòa ước và phải kêu gọi quân sĩ đầu hàng để tránh đổ máu thêm, cụ Phan chỉ còn biết lấy sinh mệnh mình ra mà đền nợ nước, giữ vẹn khí tiết nhà Nho.

“Năm trước hòa ước thành lập

Đành chịu cái tiếng tội nhân để làm dịu tình hình gấp gáp

Đất đai rộng lớn không lo toan nên đã bị tấn công

Trách nhiệm thuộc về ta than thở sao kịp nữa

Phong cương đại thần đành lấy cái chết ở nơi đất mình cai quản

Giữ lấy điều nghĩa để thành người nên phải giữ

Một tờ di biểu tỏ tấm lòng của mình

Lo cho nước trong thâm tâm đáng để lên tiếng khóc

Tiếc thay trong giờ phút bão tố này

Ông đem tấm lòng trung để đương đầu với khó khăn

Việc đất đai rồi sẽ được soi chiếu đến

Người đời vẫn xem như làm hỏng việc nước

Trước nay đức độ của ông trong ngoài triều đình đều nghe biết

Văn chương viết ra đều cổ kính nhã nhặn

Ba đời vua làm quan bốn mươi năm và đã bảy mươi tuổi

Giữ lòng cẩn thận không kể ngày đêm

Huống hồ với kinh nghiệm từng trải qua

Được tin tưởng về đức hạnh đối với cả Di lẫn người Hán

Trên đời này quả là người đọc sách mà lại có nhân phẩm

Gặp việc ắt không làm lỡ việc nước

Hiên ngang trong cõi dù được hay mất

Lũ người thấp kém làm sao nhìn thấu được

Đại thế trong thiên hạ mấy ai biết được

Vốn vì việc quân mà làm tổn thương chí của ông”

(Trích “Bài tưởng niệm cụ Phạm Phú Thứ viếng cụ Phan Thanh Giản – Nguyễn Duy Chính dịch)

Tinh thần Nho học, chính khí phương Nam

Kể từ thời chúa Minh Vương, nhà chúa Nguyễn đã đưa văn hóa trở thành quốc sách trong việc bình định vùng đất mới. Để làm cho người lưu dân khai phá vốn có nguồn gốc đa dạng này có cùng tư tưởng, cùng cách suy nghĩ với triều đình nhà Chúa tận miền Trung, các chúa đã dùng Nho giáo cùng với Phật giáo để giáo huấn trong dân.  Phật giáo đã mau chóng dung hòa với dân bản địa và cả lưu dân; và Nho giáo đã thành công tạo ra một tầng lớp trí thức chủ lưu giữ vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị cho miền Nam, đưa miền đất này thành một nơi phồn thịnh.

Kể từ thời Võ Trường Toản và các bậc danh thần như Gia Định Tam gia, tinh thần Nho học và chính khí miền Nam vẫn luôn cao thượng với niềm trung quân ái quốc vững như bàn thạch. Một mạch cho đến Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ khai khoa đất Nam bộ, dù thất bại tuẫn tiết nhưng cuộc đời và tấm lòng ông vẫn là tấm gương cho người đời kính trọng. Khi Vĩnh Long thất thủ, tinh thần kháng Pháp của người dân nơi này vẫn rất cao suốt mấy chục năm sau dưới thời Pháp thuộc. Chính cụ Phan Thanh Giản khi làm Kinh lược Vĩnh Long, đã cho xây Văn Miếu Vĩnh Long ngay năm 1866, năm Vĩnh Long thất thủ. Thiết nghĩ, đây có lẽ là nguồn cảm hứng đến từ lòng trung quân ái quốc của cụ Phan và tinh thần Nho học, chính khí quân tử của đất này vốn đã được nuôi dưỡng hơn trăm năm qua chăng?

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin